4 Cách xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả theo đúng quy trình

08:09 | 04/09/2023

Tác giả:

Cách xử lý nước ao nuôi tôm chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi, để chúng phát triển khỏe mạnh và phòng chống các loại bệnh. Tuy nhiên, nếu khách hàng không chú ý và xử lý không đúng cách có thể mang tới một số phản ứng trái ngược. Dưới đây Đông Á sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin cụ thể về cách xử lý nước trong ao nuôi tôm hiệu quả, nhanh chóng. 

1. Hậu quả khi xử lý nước ao nuôi tôm sai kỹ thuật

 Hậu quả khi xử lý nước ao nuôi tôm sai kỹ thuật

Hậu quả khi xử lý nước ao nuôi tôm sai kỹ thuật

Việc xử lý nước trong các ao nuôi tôm sau mỗi vụ mùa được nhiều người nuôi thực hiện nhưng lại sử dụng phương pháp tạm bợ, không đạt chuẩn. Nhiều người chỉ lọc lấy nước thải bằng màng lọc thô để ngăn chặn tạp chất và cấp nước trực tiếp vào khu nuôi. Tuy nhiên phương pháp này lại được đánh giá không cao khi còn tồn tại một số nguy cơ tiềm ẩn như để lại mầm bệnh cho tôm, cá nếu không có nguồn nước chất lượng. 

Bên cạnh đó, nếu xử lý nước không tốt có thể để lại những mầm bệnh còn sót lại ở vụ nuôi trước, nếu chúng phát triển và xâm nhập lên tôm sẽ gây bệnh trên diện rộng. Hơn nữa, việc xử lý không đúng kỹ thuật và quy trình còn tạo ra môi trường sống không tích hợp, khiến tôm chậm phát triển và dễ mắc bệnh hơn. 

Người nuôi không chỉ cần đầu tư hệ thống xử lý nước tốt mà còn phải đảm bảo được quy trình vận hành nhưng không gây ô nhiễm nguồn nước khác. Tôm khi nuôi trong nguồn nước đạt chuẩn phát triển nhanh chóng ở giai đoạn đầu, giảm chi phí cho thức ăn nên tăng lợi nhuận cho người nuôi hơn. 

2. 4 phương pháp xử lý nước ao nuôi tôm phổ biến nhất

Hiện nay có khá nhiều cách xử lý nước ao nuôi thủy hải sản hiệu quả, nhanh chóng. Dưới đây là những phương pháp mà Đông Á tổng hợp được, khách hàng có thể tham khảo để lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu

Xử lý nước ao bằng phương pháp vật lý - cơ học nhanh chóng

Xử lý nước ao bằng phương pháp vật lý - cơ học nhanh chóng

Xử lý nước ao bằng phương pháp vật lý - cơ học nhanh chóng

Đối với phương pháp cơ học, khi sử dụng sẽ giúp loại bỏ các tạp chất không hòa tan như chất hữu cơ hay vô cơ có trong nước thải. Bạn chỉ cần sử dụng các vật chắn để loại bỏ tất cả các chất thải còn sót lại bên trong ao nuôi tôm. Quá trình này cho phép mọi người lọc và lắng tự động, được ứng dụng chủ yếu vào giai đoạn đầu của xử lý nước thải. 

  • Lớp vật chất chắn: Là bước đầu thực hiện trong xử lý nước cơ học để loại bỏ cặn hữu cơ thô, chất rắn hay các cặn lơ lửng và giữ lại ở đây. 

  • Hệ thống lắng: Quy trình này có tác dụng tách những vật chất lôi lơ lửng còn lại trong ao nuôi. Nguyên tắc hoạt động chính dựa trên tác động tự nhiên của trọng lực lên các hạt và có khả năng loại bỏ từ 90 - 99% chất bẩn lơ lửng bên trong nước thải. 

  • Hệ thống lọc: Những chất lơ lửng sót lại sau khi lắng được loại bỏ thêm một lần nữa ở bước này. Đồng thời, vật chất hữu cơ nhỏ đang phân hủy cũng được xử lý sạch sẽ, trả lại nguồn nước sạch. 

Phương pháp xử lý hóa lý 

Phương pháp xử lý hóa lý 

Phương pháp xử lý hóa lý 

Đây là một phương pháp sử dụng những chất xúc tác phản ứng với chất bẩn có bên trong nước thải khiến cặn bẩn kết tủa, lắng đọng hoặc hòa tan thành chất không gây hại. Nó hoạt động dựa trên cơ chế kết tủa và lắng đọng từng loại chất thải qua quá trình hấp thụ, keo tụ và tác lý, trao đổi ion, bay hơi hoặc cô đặc để loại bỏ các chất hữu cơ, vô cơ. Sau đó, chất  cặn đã kết tủa hoàn toàn mới được máy bơm đưa ra bên ngoài để bắt đầu một vụ mùa mới. 

Cách xử lý nước nuôi tôm hiệu quả theo phương pháp hóa học 

Cách này sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để xử lý nước nuôi tôm vào môi trường nước thải. Những chất hóa học tham gia vào tất cả quá trình oxy hóa, trung hòa chất ô nhiễm hay đôi khi làm tác nhân xúc tác, đẩy nhanh cơ chế phân hủy. 

Tuy nhiên, chỉ khi bạn sử dụng những cách khác mà không đạt được hiệu quả mới nên sử dụng đến các loại hóa chất. Bởi quá trình này đòi hỏi lượng lớn các hóa chất, khó có thể đưa ra mức định lượng chính xác. Với các chất hóa học tồn dư sau khi xử lý nước còn có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng và sản lượng tôm nuôi. 

Áp dụng phương pháp sinh học 

Có thể nói, đây là phương pháp lợi dụng khả năng sống và hoạt động của những vi sinh vật có trong môi trường để xử lý nước thải ao nuôi tôm. Cách này giúp phân giải chất gây ô nhiễm ở dạng hữu cơ khi vi sinh vật sử dụng hợp chất hữu cơ và các muối khoáng làm thức ăn để sinh ra năng lượng và ngày càng phát triển. 

Biện pháp này là cách tốt nhất để loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan, phân tán nhỏ cho ra sản phẩm cuối cùng là CO2, N, in sunfat,... Tuy nhiên, người dân cần sử dụng thêm máy thổi oxy mới có thể duy trì được môi trường sống tốt nhất cho các vi sinh vật. 

3. Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm đúng kỹ thuật 

Thật ra, quy trình cần thực hiện để xử lý nước ao nuôi đúng kỹ thuật khá đơn giản và không mất nhiều thời gian nếu làm đúng. Cụ thể: 

  • Bước 1: Hãy chuẩn bị một chiếc ao lắng rồi đưa nước vào bằng túi lọc vải dày để loại bỏ các ấu trùng, rác thải và động vật khác như cua, ốc, côn trùng, cá tạp,... để lắng 3 - 7 ngày.

  • Bước 2: Kế tiếp, bà con nông dân phải quạt nước liên tục từ 2 - 3 ngày để kích thích trứng  tôm, ốc, cá tạp hay côn trùng nở ra thành ấu trùng. 

  • Bước 3: Sử dụng hóa chất Chlorine để diệt khuẩn, loại bỏ tạp chất trong nước vào buổi sáng hay buổi chiều dựa theo liều lượng được khuyến cáo từ chuyên gia. Nên nhớ, khi dùng Clorin không được dùng vôi trong khoảng 3 - 5 ngày để không làm giảm khả năng diệt trùng của hóa chất. 

  • Bước 4: Tiếp tục tiến hành quạt nước liên tục trong khoảng 10 ngày sau khi dùng hóa chất Chlorine để chúng phân hủy hoàn toàn. 

  • Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần thực hiện cấp nước vào ao nuôi tôm thông qua túi lọc dày là đã hoàn thành quy trình xử lý nước ao nuôi tôm đúng kỹ thuật. 

4. Chia sẻ cách xử lý nước ao tôm bị đục hiệu quả, nhanh chóng

Chia sẻ cách xử lý nước ao tôm bị đục hiệu quả, nhanh chóng

Chia sẻ cách xử lý nước ao tôm bị đục hiệu quả, nhanh chóng

Nước ao nuôi tôm cá nếu bị đục có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nguồn nước có vấn đề, nước rửa trôi, bụi phóng xạ trong không khí, thức ăn thừa, phân thải vật nuôi hay sự phát triển của tảo. Tình trạng này nếu như cứ tiếp diễn và không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới một số ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình nuôi tôm. 

Khi kiểm tra và thấy độ đục của ao nuôi đang có sự chênh lệch lớn, hãy tiến hành khắc phục bằng các phương pháp dưới đây. 

  • Nếu độ đục trong nước ao, hãy tiến hành thay nước vào thời điểm nước sông đang lớn, tránh lúc điểm lũ về. 

  • Nếu độ đục trong ao nuôi tôm thấp, bạn phải kiểm tra lại độ pH xem có đạt chuẩn hay chưa. Trường hợp độ pH thấp phải bón thêm vôi kết hợp cùng bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước để cung cấp dinh dưỡng, kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục tới mức tiêu chuẩn. 

  • Bên cạnh đó, phải gom tụ chất thải và hạn chế sự khuấy động trong ao, loại bỏ tất cả chất thải ra khỏi khu vực ao nuôi. Song song với đó là tiến hành quản lý tốt lượng thức ăn sử dụng cho tôm mỗi ngày và màu nước trong ao nuôi. 

5. Đơn vị cung cấp hóa chất xử lý nước ao tôm chính hãng, giá tốt

Xử lý nước ao nuôi tôm là điều vô cùng cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hay sản lượng của vụ mùa mới. Việc xử lý này giúp tôm cá trở nên khỏe mạnh và có thể sinh trưởng trong điều kiện tốt hơn trước. Bà con cần sử dụng hóa chất để xử lý nước ao nuôi thủy sản hãy tìm đến Đông Á, đơn vị uy tín và chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0822 525 525

  • Email: kinhdoanh@dongachem.vn

  • Zalo: 0210 652 3333

  • Website: dongachem.vn

  • Địa chỉ: Khu 9, TT. Phong Châu, H. Phù Ninh, T. Phú Thọ. 

 

Bình luận, Hỏi đáp