Danh sách một số loại hóa chất xử lý nước thải đô thị và công nghiệp

03:11 | 19/06/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Cùng với sự gia tăng dân số và sự tập trung của dân cư vào các khu đô thị như hiện nay, mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị đang trở nên trầm trọng hơn. Vậy nước thải đô thị là gì và cách xử lý nước thải đô thị ra sao, các bạn hãy cùng Đông Á đi tìm câu trả lời nhé.

Nước thải đô thị là gì?

Nước thải đô thị là gì

Nước thải đô thị là loại nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cư dân trong các khu đô thị. Loại nước thải này bao gồm các chất thải từ nhà bếp (dầu mỡ, chất thải từ thực phẩm), từ nhà vệ sinh (nước tiểu và nước rửa), cũng như từ các hoạt động công nghiệp nhỏ trong khu vực đô thị. 

Nước thải đô thị có thể chứa nhiều hợp chất hóa học và chất ô nhiễm từ các nguồn khác nhau. Nếu không xử lý nước lý nước thải đô thị mà xả thẳng vào môi trường tự nhiên như sông, hồ, biển, môi trường sẽ bị ô nhiễm

Các loại nước thải đô thị

Nước thải đô thị được chia ra thành 4 thành phần chính, đó là nước thải sinh hoạt, nước thải tự nhiên, nước thải sản xuất và nước thải thấm qua.

  • Nước thải sinh hoạt (khoảng 50 – 60%)

Đây là loại nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, trường học, khu thương mại,… Cụ thể là từ hoạt động tắm rửa, ăn uống, vệ sinh, … Nguồn nước này thường chứa rất nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 52% là các chất hữu cơ, còn 48% là các chất vô cơ cùng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

  • Nước thải sản xuất (chiếm 30 - 36%)

Nước thải sản xuất (nước thải công nghiệp) là loại nước thải này phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Nó có thành phần chính là các chất hữu cơ, vô cơ, dầu mỡ, kim loại năng và hợp chất lơ lửng,…

  • Nước thải thấm qua (chiếm 10 - 14%)

Đây là loại nước thải có nguồn gốc từ nước mưa thấm vào trong hệ thống cống rãnh dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như thông qua các khớp nối hoặc các ống, thành của hố gas,….

  • Nước thải tự nhiên (chiếm <10%)

Là nguồn nước thải từ các ao hồ, kênh rạch, sông suối trong đô thị bị ô nhiễm dưới tác động của con người và các hoạt động xả thải không đúng quy định. 

Đặc trưng tính chất của nước thải đô thị

Đặc trưng của nước thải đô thị

Đặc trưng của nước thải đô thị

Nước thải đô thị có những đặc điểm chính sau đây:

  • Hàm lượng chất hữu cơ cao: Nước thải đô thị thường chứa nhiều chất hữu cơ như rác hữu cơ, thức ăn thừa, các chất hữu cơ phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.

  • Nồng độ các chất dinh dưỡng cao: Bao gồm các hợp chất như nitrat, phosphat có thể làm tăng lượng chất dinh dưỡng trong môi trường nước, dẫn đến hiện tượng nước giàu dinh dưỡng trong các hồ, ao, sông, suối.

  • Các chất hóa học và chất ô nhiễm khác: Nước thải đô thị còn chứa rất nhiều chất độc hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh cùng các hợp chất hóa học khác đến từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

  • Sự thay đổi về nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải đô thị có thể có nhiệt độ cao hơn so với nước thường, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong môi trường nước.

  • Chứa các chất rắn: Có chứa các hạt rắn như bùn, cặn của quá trình xử lý nước thải.

  • Mùi hôi: Nếu không được xử lý đúng cách, loại nước thải này thường có mùi hôi khó chịu do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước.

Danh sách một số loại hóa chất xử lý nước thải đô thị và công nghiệp thường được sử dụng

Các hóa chất được sử dụng để xử lý nước thải hiện nay bao gồm một loạt các chất phục vụ cho quá trình xử lý và làm sạch nước thải. Dưới đây là một số hóa chất được sử dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải: 

1. Hoá chất PAC 

Hóa chất PAC

Hóa chất PAC

So với phèn nhôm thì PAC là hóa chất có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ không tan và có tan cùng một số kim loại nặng tốt hơn. Trong xử lý nước thải, PAC giúp loại bỏ các tạp chất lơ lửng gây ra độ đục của nước làm trong nước. Tùy thuộc vào hàm lượng chất cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải mà liều lượng hóa chất sẽ có khác nhau, khoảng 15 – 30g cho 1m3 nước thải.

Ưu điểm của việc dùng PAC là không độc, ít làm giảm độ pH của nước. Vậy nên nó rất thích hợp cho xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

2. Chlorine

Dùng chlorine là một trong những phương pháp phổ biến để tiệt trùng và xử lý nước thải. Chlorine có khả năng oxy hóa và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải, giúp làm giảm mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước trước khi xả thải. Cụ thể thì tác dụng của Chlorine sẽ như sau:

  • Tiệt trùng, khử trùng: Chlorine được sử dụng để tiệt trùng và khử trùng nước thải, giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác có trong nước thải.

  • Oxy hóa các chất hữu cơ: Chlorine có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải, giúp làm sạch và giảm nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ.

Ưu điểm của việc sử dụng Chlorine là:

  • Khi Chlorine xử lý nước thải xong, lượng dư đó có thể được dùng để kéo dài quá trình khử trùng nước, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn quay trở lại.

  • Oxy hóa một số hợp chất vô cơ và hữu cơ.

  • Có thể kiểm soát liều lượng khi sử dụng Chlorine.

  • Giúp loại bỏ các mùi độc hại có trong quá trình xử lý nước thải.

3. Xút NaOH

NaOH giúp nâng độ pH của nước và hỗ trợ các quá trình keo tụ tạo bông, nuôi cấy vi sinh trong bể UASB hoặc Aerotank, từ đó điều chỉnh pH nước đầu ra. Ngoài tác dụng này thì xút còn được dùng để trung hòa và khử cặn trong các đường ống dẫn. 

Xút lỏng NaOH

Xút lỏng NaOH

Xử lý nước thải bằng xút lỏng chính là là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay. Dùng xút lỏng để xử lý nước sẽ đem lại các lợi ích như sau: 

  • Điều chỉnh pH: Xút lỏng được sử dụng để tăng độ pH của nước thải. Nước thải thường có độ pH thấp do nồng độ axit hữu cơ cao. Vì vậy xút lỏng được thêm vào để làm tăng độ pH lên mức phù hợp cho các quá trình xử lý tiếp theo.

  • Hấp phụ các chất hữu cơ: Xút lỏng có thể hấp phụ và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, từ đó làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường.

  • Khử trùng: Xút lỏng cũng có khả năng loại bỏ các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước khi xả ra môi trường.

4. Nước Javen

Nước Javen là một dung dịch chứa natri hypochlorite, một chất có khả năng oxy hóa mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Trong xử lý nước thải, nước Javen có nồng độ 30% là loại được sử dụng.

Nước Javen có thể được sử dụng dưới dạng dung dịch đã pha sẵn hoặc được tạo ra từ việc pha loãng natri hypochlorit trong nước. Việc pha loãng này phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo nồng độ và hiệu quả phù hợp cho quá trình xử lý. 

Một số ưu điểm của Javen trong xử lý nước thải phải kể đến như:

  • Tồn tại ở dạng lỏng nên rất thuận tiện cho việc bảo quản đóng chai, lưu trữ và vận chuyển.

  • Phù hợp với lĩnh vực khử trùng, diệt khuẩn và xử lý nước thải công nghiệp, đô thị.

  • Giá thành rất rẻ.

  • Thích hợp để khử trùng cho các trạm cấp nước với quy mô lớn.

Trên đây là những thông tin về nước thải đô thị là gì và danh sách một số loại hóa chất xử lý nước thải đô thị được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng những hóa chất này, hãy liên hệ ngay với Đông Á để nhận được nhưng tư vấn tốt nhất đến từ các chuyên viên của chúng tôi.

>>> Xem thêm:

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn

Quy trình xử lý nước thải khách sạn đạt chuẩn, ít chi phí

Các phương pháp xử lý nước thải giặt tẩy phổ biến hiện nay

Bình luận, Hỏi đáp