Kali xyanua là gì? Những cần biết về chất độc Kali xyanua KCN

02:44 | 29/10/2023

Tác giả: Phan Tử Châu

Khi nói về Xyanua, người ta nghĩ ngay về tác động xấu của nó: chất giết người. Tuy nhiên, hợp chất hoá học này cũng có những ứng dụng nhất định đối với đời sống. Vậy thì Kali xyanua là gì? Biểu hiện khi bị ngộ độc Kali xyanua thế nào? Cách xử trí khi bị nhiễm độc Kali xyanua ra làm sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm lời đáp thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Kali xyanua là gì?

Khái niệm về kali xyanua là gì?

Khái niệm về kali xyanua là gì?

Kali xyanua có công thức KCN – đây là chất cực độc trong các hoá chất trên trái đất. Kali xyanua hay thường được gọi là xyanua kali hoặc potassium cyanide. Hợp chất này được cấu tạo từ 3 nguyên tố là kali, cacbon, nitơ. Kali Xyanua có hương thơm giống quả anh đào và bề ngoài lẫn màu sắc của chất rất giống mật ong. 

Một đặc điểm khác của hợp chất Kali Xyanua đó là hoà tan khá tốt trong nước. Kali Xyanua là một chất có khả năng tạo ra những phức chất của vàng (Au) tan tốt trong nước. Vì thế nó được dùng trong ngành kim hoàn nhằm mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hoá học. Nó cũng được dùng trong việc khai quật những mỏ vàng nhằm loại bỏ vàng ra khỏi quặng vàng.

Những tính chất cơ bản của hợp chất Kali xyanua là gì?

Mỗi hợp chất hóa học đều có những tính chất vật lý, hóa học riêng để ứng dụng vào phòng thí nghiệm hoặc đời sống. Kali Xyanua cũng vậy, hợp chất này cũng có cho mình những tính chất thú vị.

Những tính chất cơ bản của hợp chất Kali xyanua là gì?

Những tính chất cơ bản của hợp chất Kali xyanua là gì?

Tính chất vật lý

Xét về tính chất vật lý, Kali Xyanua là mạng tinh thể màu trắng, hay ở dạng bột. Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất là ở 634 °C. Khối lượng riêng: 1,52 g/cm3, độ tan trong không khí dưới 25 °C là 71,6 g/100 g. Phân tử khối là 65,12 đơn vị cacbon (đvC). Đặc biệt hợp chất không tan khi nhiệt độ môi trường dưới 0°C.

Tính chất hoá học

Người ta đánh giá hợp chất Kali Xyanua có khả năng hoạt động hóa học cao. Điển hình là hợp chất này phản ứng mạnh với các axit khác tạo nên axit xyanic là chất dễ cháy. Bên cạnh đó hợp chất cũng được dùng nhiều trong ngành tinh luyện vàng. Thông qua phương trình phản ứng: 2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2 K [Cu (CN) 2]

Kali xyanua - Chất độc chết người

Kali xyanua - Chất độc chết người

Kali xyanua - Chất độc chết người

Kali Xyanua là một trong các loại kịch độc nhất trên trái đất, có thể gây chết người với liều thấp. Vì là chất không màu và có hương thơm tương tự hạnh nhân cho nên rất khó để nhìn ra sự khác biệt. Dẫn tới việc chỉ cần nạp phải khoảng 200 đến 250 mg chất này sẽ vô cùng nguy hiểm. 

Một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây hoặc 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê và có thể chết sau khoảng 3 giờ nếu không có các phương pháp chữa trị kịp thời. 

Theo quy định trong hướng dẫn của liên minh châu Âu thì Kali Xyanua là chất cực độc (T+). 5 mg/m3 là giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA. 2.500 người sẽ bị tiêu diệt chỉ với 500 gram chất độc khủng khiếp này trong một thời gian cực ngắn. 

Cơ chế phát tác độc của Kali xyanua là gì?

Con người sẽ bị ngộ độc kali xyanua thông qua 3 đường: đường tiêu hoá (qua thức ăn, đồ uống), đường hô hấp (vì dễ bay hơi) và cuối cùng đó là qua da với khả năng thẩm thấu tốt. Đây là một trong những đặc điểm vô cùng nguy hiểm đối với con người. Giống như các chất xyanua thông thường, Kali xyanua gây hại bằng cách ngăn cản quá trình trao đổi oxy của hồng cầu.

Kali xyanua có khả năng hình thành liên kết hoá học với những heme trong máu (như hemoglobin). Khiến cho tế bào hồng cầu không có đủ oxy và sẽ bị phá huỷ. Người bị nhiễm độc Kali xyanua sẽ tử vong ngay sau đó nếu nồng độ Kali xyanua trong máu lớn hơn 1 mg/lít.

Những thực phẩm có chứa Kali Xyanua trong tự nhiên

Mặc dù là chất độc nhất trên thế giới, tuy nhiên ở ngoài tự nhiên Kali Xyanua vẫn tồn tại với lượng ít. Chúng có thể xuất hiện ở thực phẩm ở nhiều trạng thái khác nhau.

Độc tố từ mật cá trắm

Độc tố từ mật cá trắm

Độc tố từ mật cá trắm

Dân gian thường truyền tai nhau về việc uống mật cá trắm rất tốt cho sinh lực. Tuy vậy lại không biết rằng trong mật cá trắm có một chất alcol steroid hay 5 a cyprinol. Chất này sau khi vào dạ dày, sẽ bài tiết vào máu rồi tới gan, thận gây bệnh suy gan và suy thận cấp.

Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi uống mật cá là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau dạ dày, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Sau 1 ngày sẽ thấy tiểu giảm từ từ rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da toàn thân. Dần dần thành suy thận, suy gan và sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện hoặc lọc máu. 

Chất độc từ nấm

Chất độc từ nấm

Chất độc từ nấm

Trên thực tế, có khá nhiều loại nấm khác nhau, có loại nấm lành và có loại độc hại. Thông thường nấm độc chỉ có ở rừng nhiệt đới vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. 

Nấm độc được phân thành 2 nhóm: nhóm nấm có dấu hiệu nhiễm độc sớm hơn 6 giờ sau khi ăn. Điển hình là nấm amanita muscaria, anipan therina, nấm đỏ hay nấm mặt trời. Người bị ngộ độc có biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ bắp, chướng bụng, ảo giác. .. nhưng không gây tử vong. 

Nhóm nấm có độc tố cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna, … Người bị nhiễm độc có những dấu hiệu bắt đầu muộn sau khi ăn nấm từ 6 - 24 giờ hoặc 48 giờ. Với những triệu chứng như buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng dưới, tiêu chảy, đái máu, nước tiểu vàng sẫm, vàng da, suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Vì vậy, bạn chỉ nên mua và ăn các loại nấm mà bạn có thể chắc là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để bảo đảm vệ sinh cho mình và gia đình.

Chất độc trong măng

Trong 3 loại măng: măng trắng bào ra từ củ măng, măng ngâm nước nửa ngày, và măng vàng đã được luộc và ngâm nước đều có nồng độ xyanua cao đáng quan ngại. Chất xyanua có chứa trong măng sẽ giảm bớt khi ngâm với nước. 

Tuy nhiên đối với măng tươi qua thời gian ngâm nước, chất xyanua sẽ kết hợp với một vài enzym. Hoặc kết hợp với một số chất trong cơ thể sẽ gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi sơ chế măng, bạn nên thực hiện theo mẹo dân gian là sơ chế sạch. Sau đó, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc sơ 1 - 2 lần trước khi ăn nhằm không gây ngộ độc.

Sắn cũng có chất xyanua

Sắn cũng có chất xyanua

Sắn cũng có chất xyanua

Khi luộc sắn, đặc biệt luộc với lượng nhiều thì chất này sẽ đóng váng trên mặt nước. Người ăn phải chất xyanua với liều lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ bớt chất xyanua trong sắn là lột vỏ. Sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi khi đem đi luộc. Ngoài ra, trong quá trình luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay hết, lượng chất độc sẽ giảm đáng kể.

Khoai tây để lâu ngày có chứa hàm lượng xyanua cao

Khoai tây để lâu ngày, bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khoai tây đã nảy mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh. Tất cả những trường hợp trên thì hàm lượng độc tố solanin trong khoai tăng lên rất cao. Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở. Để phòng tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thực phẩm từ những củ khoai đã nảy mầm. Và cả những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, hoặc củ đã được đào lên quá lâu, …

Bài viết đã tổng hợp những thực phẩm gần gũi với đời sống hàng ngày nhưng lại vô cùng độc hại có thể bạn chưa biết. Hy vọng thông qua bài viết cảu Hóa Chất Đông Á bạn đã biết được Kali Xyanua là gì và những triệu chứng gặp phải khi bị ngộ độc hợp chất này.

Bình luận, Hỏi đáp