Độ rượu là gì? Đặc điểm, tính chất và công thức tính độ rượu

02:54 | 29/10/2023

Tác giả: Phan Tử Châu

Về bản chất rượu chỉ là một loại chất lỏng có chứa cồn, nhưng chúng cũng có các nồng độ cồn khác nhau. Nếu bạn chú ý khi mua hoặc lúc dùng, trên mỗi chai rượu sẽ có ghi con số độ cồn là 30%, 40% hoặc một con số khác. Vậy khái niệm chính xác của độ rượu là gì? Và những dụng cụ đo độ rượu phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm trên qua bài viết dưới đây.

Độ rượu là gì?

Khái niệm về độ rượu là gì?

Khái niệm về độ rượu là gì?

Trước khi hiểu được về độ rượu và các thuật ngữ liên quan thì chúng ta cần hiểu được rượu là gì? Rượu có tên gọi hoá học là rượu Etylic hay được gọi với những tên khác nhau: Etanol, ancol etylic, rượu gạo, cồn. Đây là một chất lỏng, không màu, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay. Công thức hoá học của rượu Etylic là C2H6O hoặc C2H5OH. 

Khối lượng riêng của dung dịch là 0,7936 g/ml tại 15 độ C, khối lượng riêng nhẹ hơn nước. Dung dịch này tan vô hạn trong nước, hoà tan trong ete và clorofom. Etylic không dễ cháy, khi đốt không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. 

Etanol là thành phần chủ yếu để sản xuất rượu, bia và những thức uống có ga. Đây là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no có trong dãy đẳng của CH3OH. Vì rượu nguyên chất có nồng độ khá cao, chính vì thế trước khi dùng người ta sẽ pha loãng. 

Hoặc chế thêm rượu theo các tỷ lệ khác nhau phù hợp với độ ngon và khẩu vị của người uống. Và để tính được việc có bao nhiêu phần trăm rượu Etylic trong một hỗn hợp dung dịch chứa rượu. Người ta tìm đến công thức đo độ rượu, vậy độ rượu là gì?

Độ rượu có thể hiểu một cách nôm na là đơn vị dùng đo lường nồng độ của rượu. Đơn vị đo có thể là số lượng ml rượu có trong 100 ml dung dịch. Và độ rượu sẽ tỷ lệ thuận với lượng cồn có trong dung dịch. Nói một cách dễ hiểu thì nếu độ rượu càng cao, nghĩa là trong dung dịch rượu có càng nhiều chất cồn.

Đặc điểm, tính chất của rượu etanol

Rượu Etanol về cơ bản cũng là một hợp chất hóa học. Vậy nên dung dịch này sẽ có được cho mình các tính chất điển hình và đặc trưng riêng. Cụ thể như:

Đặc điểm, tính chất của rượu etanol

Đặc điểm, tính chất của rượu etanol

Tính chất vật lý của etanol

Rượu etanol là một chất lỏng không màu, trong suốt, có hương thơm, vị cay, nhẹ hơn nước, tan trong nước vô hạn và dễ bay hơi. Khối lượng riêng của dung dịch etanol là 0,789 g/cm3, Nhiệt độ sôi ở 78,39 độ C, và nóng chảy ở nhiệt độ 114,15 độ C.

Dung dịch etanol có chứa các liên kết hidro nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn các dẫn xuất của hidrocacbon có trọng lượng phân tử tương tự như nhau:Axit> ancol> amin> este> xeton> anđehit> dẫn xuất halogen> ete> hidrocacbon.

Tính chất hoá học của etanol

Để xét về tính chất hóa học của dung dịch etanol, phải kể đến các phản ứng điển hình như: phản ứng với oxi, phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng este hoá với axit axetic, .... Phương trình phản ứng hóa học diễn ra cụ thể như sau:

  • Rượu có phản ứng với oxi: Rượu etylic dễ cháy, khi đốt không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, sinh ra nhiều nhiệt lượng. 

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

  • Tác dụng Na, Na NH3: Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2 theo phản ứng như sau:

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

C2H5OH + NaNH2 → C2H5 -ONa + NH3

  • Phản ứng với axit axetic: Tổng quát phản ứng este hoá như sau:

ROH + R ’ COOH ↔ R ’ COOR + H2O

  • Phản ứng được tiến hành trong hỗn hợp axit đã đun sôi. Phản ứng có tính chất thuận nghịch cần chú ý sự dịch chuyển cân bằng như sau:

C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O

Ý nghĩa thực tế của độ rượu là gì?

Ý nghĩa thực tế của độ rượu là gì?

Ý nghĩa thực tế của độ rượu là gì?

Việc đo độ rượu nhằm giúp nhà sản xuất có được quyết định việc tăng hay là giảm nồng độ cồn một cách hợp lý nhất. Nhằm tạo ra bộ rượu thành phẩm đạt chuẩn đúng với quy định mỗi lô rượu thành phẩm đều sẽ có cùng một nồng độ. Ngoài ra độ rượu cũng có một vài ý nghĩa vô cùng đặc biệt như:

  • Độ rượu là cơ sở chính xác nhất để người ta phân chia từng loại rượu sao cho phù hợp. Với các loại rượu có độ rượu > 50 °, thì thời điểm này người ta sẽ chôn chai rượu dưới đất. Sau đó để như thế khoảng 6 tháng đến 1 năm giúp rượu bớt nồng, êm hơn và mùi vị khi thưởng thức cũng sẽ đậm đà hơn. 

Ngoài ra, có cách nữa cũng giúp rút ngắn thời gian ngâm rượu và nhanh chóng thu hồi vốn. Đó chính là sử dụng thiết bị để lão hoá rượu, thì thời gian ngâm sẽ còn khoảng 45 phút.

  • Độ rượu còn là cơ sở để quy định về khoản thuế mà người kinh doanh sẽ phải đóng đối với nhà nước. Nồng độ cồn có trong rượu càng thấp thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ càng thấp. 

Điều này giúp tăng doanh thu cho nhà sản xuất. Độ rượu thấp cũng giúp các sản phẩm rượu dễ tiếp cận khách hàng và thị trường tiêu dùng hơn. Bởi nó dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của đông đảo khách hàng hơn.

  • Và cuối cùng, độ rượu cũng là cơ sở để có thể phân biệt giữa những loại rượu khác nhau. Nhờ vào đó, người sử dụng sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin của sản phẩm mình đang sử dụng. 

Để có sự chọn lựa thích hợp nhất với nhu cầu và khả năng sử dụng. Hạn chế tối đa tình trạng mua phải sản phẩm không đúng với nhu cầu, mục đích sử dụng của mình.

Một số dụng cụ đo chính xác nhất độ rượu là gì?

Có khá nhiều cách để xác định độ rượu khác nhau: bằng kinh nghiệm truyền thống hoặc sử dụng thiết bị. Để đo được độ rượu một cách chuẩn xác và hiệu quả, người ta sẽ sử dụng đến những dụng cụ đo lường như sau:

Cồn kế

Cồn kế

Cồn kế

Cồn kế thường được gọi là rượu kế, tửu kế - đây là dụng cụ đo độ rượu đã có từ rất lâu.

  • Nguyên lý làm việc: Tỷ trọng của dung dịch càng cao thì độ cồn trong dung dịch càng thấp. Độ bão hoà của cồn kế ở trong dung dịch sẽ cho người tiêu dùng thấy rằng nồng độ cồn của dung dịch kia là bao nhiêu.

  • Cấu tạo của cồn kế:

    • Phần bầu chân không: Giữ phần cồn kế nổi trong nước.

    • Vạch phân chia độ: Giúp nhận biết một cách đúng mực độ cồn của dung dịch.

    • Các hạt thuỷ ngân (Phía dưới đáy của bầu): Giữ cho bầu có độ lơ lửng trong dung dịch.

  • Cách sử dụng cồn kế trong đo lường độ rượu: Cho cồn kế vào trong rượu và dựa theo độ hoà tan của cồn kế trong rượu mà đọc chỉ số trên vạch chia. 

  • Lưu ý: Khi ở nhiệt độ 18 - 20 độ C sẽ cho ra chỉ số nồng độ rượu với kết quả chuẩn xác nhất. Khi nằm ngoài phạm vi đo, độ rượu không đảm bảo tính chuẩn xác tuyệt đối.

Máy đo độ rượu

Máy đo độ rượu hay thường được gọi là khúc xạ kế, đây là một thiết bị điện tử cầm tay. Tuy kích thước máy nhỏ gọn nhưng lại có thể sử dụng để đo chính xác nhất độ rượu có trong chất lỏng. Chúng có tích hợp chức năng thay đổi nhiệt độ dưới tác động của môi trường cho nên kết quả đưa ra luôn đảm bảo chính xác, nhanh chóng.

Nhỏ 1 giọt dung dịch cần đo lên mặt lăng kính, sau đó đóng lăng kính lại để dung dịch thấm đều trên mặt thấu kính. Hướng máy đo về phía ánh sáng sau đó đọc kết quả đo đã ghi trên vạch đo của máy. Khi đo xong dùng khăn ẩm lau khô máy và cất đi, lưu ý không ngâm thẳng máy vào nước. 

Để chỉnh máy sau một thời gian sử dụng, bạn chỉ cần nhỏ 1 giọt nước cất vào lăng kính, sau đó sử dụng tô vít vặn núm điều chỉnh kết quả về vạch 0. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu dùng trong kiểm tra nồng độ rượu của phương tiện tham gia giao thông hiện nay.

Vậy tóm lại độ rượu là gì? Hy vọng qua bài viết trên của Hóa chất Đông Á đã giúp bạn đọc đã hiểu được chính xác khái niệm này. Bên cạnh đó cũng biết được thêm về hợp chất rượu và cách đo lường độ rượu chính xác nhất. 

Bình luận, Hỏi đáp