Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để cha mẹ cùng trẻ tham gia các hoạt động bơi lội. Tuy nhiên nhiều người có thể gặp phải tình trạng dị ứng nước hồ bơi. Vậy nguyên nhân bị dị ứng nước ở hồ bơi do đâu, dấu hiệu nhận biết như thế nào và đâu là cách điều trị hiệu quả? Hãy cùng Đông Á đi tìm đáp án cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dị ứng nước hồ bơi
Nguyên nhân gây dị ứng nước bể bơi
Da bị dị ứng nước hồ bơi là tình trạng phổ biến mà những người thích bơi hội hoàn toàn có thể gặp phải. Nguyên nhân dị ứng chủ yếu là do những người có làn da nhạy cảm, mỏng yếu khi gặp phải tác nhân xấu từ vi khuẩn, vi sinh vật hay các thành phần hóa học có trong nước hồ bơi. Cụ thể:
1. Vi khuẩn, vi sinh vật gây hại
Nước hồ bơi là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn hay vi sinh vật phát triển nhất là hồ bơi ít che chắn, xây dựng ngoài trời hay ít thay nước, vệ sinh. Các loại vi khuẩn, vi sinh vật phát triển từ lượng dầu thừa và tế bào chết trên cơ thể những người bơi lội trong hồ.
2. Hàm lượng chất tẩy rửa cao trong nước hồ bơi
Các hồ bơi kinh doanh hay hồ bơi ngoài trời thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây đục nước, nên cần xử lý thường xuyên bằng hóa chất. Một số hồ bơi sử dụng chất tẩy rửa và clo có hàm lượng cao vượt ngưỡng cho phép để tẩy rửa, làm sạch. Từ đó dẫn đến tình trạng chất hóa học tác động lên da gây mẩn đỏ, dị ứng khó chịu.
Nồng độ clo tiêu chuẩn dư trong nước là 0,3 - 0,5mg/lít, nếu cao hơn ngưỡng này có thể gây ra dị ứng với người bơi lội. Lúc này cần có giải pháp hữu hiệu để làm giảm lượng hóa chất trong hồ bơi.
3. Dị ứng nước hồ bơi do da nhạy cảm
Đa số những trường hợp bị dị ứng nước hồ bơi là do làn da nhạy cảm. Do da mỏng yếu, nên các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập gây tổn thương tạo nên phản ứng dị ứng.
4. Bể bơi ô nhiễm
Bể bơi nếu không được xử lý nước, vệ sinh bể thường xuyên dễ gặp phải tình trạng ô nhiễm, nước đổi màu, nước có mùi hôi tanh khó chịu. Mặt khác, các bể bơi ngoài trời, hay bể chứa các chất thải như rác bẩn, mồ hôi, lá cây… chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại sẽ phát triển thành các mầm bệnh nguy hiểm.
Khi bơi tại các bể bơi bị ô nhiễm sẽ làm viêm da, mẩn ngứa, mụn nhọt… Chính vì vậy chúng ta nên chọn bơi tại các bể trang bị đầy đủ thiết bị vệ sinh để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ.
>>> Tham khảo: Giải đáp nước hồ bơi có làm đen da không? Cách bảo vệ da hiệu quả khi bơi?
Dấu hiệu dị ứng nước hồ bơi
Dị ứng nước trong hồ bơi thực chất là tình trạng kích ứng trên da do cơ thể quá mẫn cảm với các thành phần trong nước. Về cơ bản tình trạng này không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra bất tiện và khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu dị ứng nước hồ bơi
Biểu hiện dị ứng nước hồ bơi có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Việc tìm hiểu các dấu hiệu này sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện tình trạng dị ứng và kịp thời có các biện pháp xử lý phù hợp.
Khi bị dị ứng trong hồ bơi sẽ dễ dàng nhận thấy biểu hiện một số tình trạng sau:
-
Da bị ngứa khó chịu, nổi mẩn đỏ, các vết mề đay xuất hiện nhanh chóng và lan rộng trên cơ thể
-
Cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn
-
Ăn không ngon, khó nuốt
-
Khó thở, thở gấp kèm theo khò khè, kích ứng đường hô hấp
-
Da khô và đỏ da
Khi gặp phải các biểu hiện dị ứng, chúng ta cần theo dõi kiểm tra những ảnh hưởng khác đến cơ thể. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu dị ứng nước hồ bơi không thể hiện qua da mà ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận nội tạng trong cơ thể rất nguy hiểm.
Cách chữa dị ứng nước hồ bơi
Cách xử lý dị ứng nước bể bơi
Da bị dị ứng nước hồ bơi có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, khi người bệnh gãi sẽ làm hình thành sẹo. Nếu để lâu những vết sẹo này sẽ trở thành sẹo vĩnh viễn làm mất thẩm mỹ và làm bệnh nhân mất tự tin. Ngoài ra nếu dị ứng ảnh hưởng đến đường hô hấp kéo dài trở thành biến chứng nặng như hen suyễn, khó thở, ho…
Mặc dù dị ứng nước trong hồ bơi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được xử lý sớm khi cơ thể bắt đầu xuất hiện biểu hiện bệnh. Dưới đây là cách chữa dị ứng nước hồ bơi hiệu quả ngay khi phát hiện triệu chứng:
-
Loại bỏ ngay các chất dính trên da gây dị ứng bằng cách tắm nước sạch và sử dụng xà phòng có tính dịu nhẹ không làm kích ứng da
-
Tránh tiếp xúc với nguồn nước chứa chất tẩy rửa, clo, vi khuẩn hay vi sinh vật gây dị ứng
-
Tuyệt đối không gãi mạnh vùng da bị dị ứng để tránh làm trầy xước
-
Trong thời gian điều trị không nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa những chất dễ gây dị ứng như tôm, thịt bò, cua, cá, ghẹ… khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng
-
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, thịt, đậu…
-
Sử dụng một số loại kem bôi ngoài da, thuốc uống điều trị dị ứng phù hợp thông qua sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, không dùng thuốc nếu chưa rõ tình trạng hiện tại
-
Áp dụng biện pháp tiêm thuốc kháng Histamin vào cơ thể người bệnh để cải thiện nhanh tình trạng dị ứng theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý
-
Sử dụng thuốc đúng liệu lượng, không nên lạm dụng thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ ngư ngộ độc, gây độc cho gan, thận…
-
Nếu tình trạng dị ứng trở nặng, sau 3 ngày không thuyên giảm, gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và áp dụng cách chữa trị dị ứng nước hồ bơi phù hợp.
-
Khi điều trị bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để hạn chế các bệnh nguy hiểm như viêm hô hấp, ung thư da…
Phòng ngừa dị ứng nước hồ bơi
Cách phòng ngừa da bị dị ứng nước hồ bơi
Để phòng ngừa dị ứng nước hồ bơi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tắm trước và sau khi bơi: Tắm sạch trước khi bơi giúp loại bỏ dầu và bụi bẩn trên da, giảm lượng chất gây ô nhiễm vào hồ bơi. Tắm sau khi bơi giúp rửa sạch clo và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da.
- Sử dụng kính bơi và mũ bơi: Kính bơi bảo vệ mắt khỏi nước hồ bơi, ngăn ngừa kích ứng. Mũ bơi giúp bảo vệ tóc và da đầu khỏi tác động của hóa chất trong nước.
- Dùng kem dưỡng ẩm trước khi bơi: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm không chứa dầu (oil-free) trước khi bơi có thể tạo một lớp bảo vệ trên da, giúp hạn chế tác động của clo và các chất hóa học khác.
- Chọn thời điểm bơi hợp lý: Tránh bơi vào lúc hồ bơi đông đúc hoặc ngay sau khi hồ bơi được xử lý hóa chất, vì lúc này nồng độ clo và hóa chất có thể cao hơn.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da sau bơi: Sau khi bơi, sử dụng sữa tắm nhẹ nhàng và kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi độ ẩm và làm dịu da.
- Bảo vệ hệ hô hấp: Nếu bạn dễ bị dị ứng với hóa chất trong nước hồ bơi, hãy cân nhắc đeo khẩu trang chống bụi khi không ở dưới nước hoặc chọn những hồ bơi ngoài trời để tránh hít phải khí clo.
- Kiểm tra chất lượng nước hồ bơi: Nếu có thể, hãy chọn hồ bơi có chất lượng nước tốt, được kiểm tra và bảo trì thường xuyên, vì điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng.
Trên đây Đông Á đã giới thiệu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cách chữa trị và cách phòng trừ dị ứng nước hồ bơi. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp các bạn xử lý tốt tình trạng dị ứng nếu gặp phải khi bơi lội. Đừng quên theo dõi Đông Á để liên tục cập nhật thông tin mới nhất về hóa chất nhé.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn xử lý tảo hồ bơi an toàn, hiệu quả nhanh
Hóa chất PAC xử lý nước hồ bơi - Ưu điểm và quy trình xử lý