Dầu parafin là gì? Tính chất và ứng dụng của dầu parafin

08:33 | 28/10/2023

Dầu parafin là gì? Đây là một nguyên liệu không thể thiếu giúp chăm sóc làn da, ngoài ra còn được sử dụng để sản xuất dầu gió và chế phẩm dược. Vậy dầu parafin có những đặc điểm, tính chất gì mà có nhiều ứng dụng như thế? Bài viết dưới đây, Đông Á sẽ tổng hợp những thông tin và giải đáp chi tiết những thắc mắc này.

Ứng dụng quan trọng của dầu parafin

Ứng dụng quan trọng của dầu parafin

1. Dầu parafin là gì?

Dầu parafin còn được biết đến là dầu trắng. Đây là loại dầu được sản xuất từ dầu gốc thô tinh khiết, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1828. Dầu parafin tồn tại dưới dạng chất rắn hoặc chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và trong suốt. 

Loại dầu này có thể hòa tan trong xăng, chloroform,  este và benzen nhưng lại không tan trong ethanol và nước.Ngoài ra, với độ tinh khiết cao, parafin lỏng còn có khả năng chống oxy hóa và ổn định hóa học.

Đồng thời, loại dầu này còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đèn cầy, nến, dầu thắp sáng, y tế, thực phẩm, mỹ phẩm, cao su và một số ngành nghề khác.

2. Tính chất nổi bật của dầu parafin

Do trong quá trình tinh luyện, người ta đã loại bỏ được hoàn toàn các chất thơm,hợp chất nitơ và lượng lưu huỳnh. Chính vì vậy, dầu parafin thường có những đặc trưng sau: 

  • Dầu parafin là chất lỏng dạng dầu, trong suốt, không màu, không mùi, không vị và có tính ổn định cao theo thời gian.

  • Loại dầu này có thể hòa tan được trong ete, benzen và một số este. Tuy nhiên, không thể hòa tan trong etanol và nước.

  • Ngoài ra, dựa vào độ tinh khiết cao, dầu trắng có khả năng chống oxy hóa tốt và ổn định hóa học. Tính trơ của dầu parafin cũng đem lại một số tính chất như chống ẩm tốt, bôi trơn.

  • Do đạt tiêu chuẩn FDA, dầu parafin được sử dụng trong các ứng dụng trực tiếp với thực phẩm và ngăn chặn bụi bẩn,.. Bên cạnh đó, loại dầu này còn có thể dùng để bôi trơn các thiết bị xử lý thực phẩm, ngâm tẩm bao bì thực phẩm, giấy bao gói.

3. Ứng dụng của dầu parafin

Với những đặc tính nổi bật, dầu parafin được ứng dụng trong đa dạng các ngành khác nhau. Từ ngành công nghiệp, ngành thực phẩm, y tế đến mỹ phẩm.

3.1. Công nghiệp

  • Do có khả năng giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc, làm tăng hiệu suất, cũng như tuổi thọ của các bộ phận máy móc. Nên dầu parafin có ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp với chức năng là một chất bôi trơn.

  • Trong dầu parafin có tính chống thấm, thường thích hợp với các ứng dụng yêu cầu chống thấm. Chẳng hạn như, trong ngành xây dựng, loại dầu này được sử dụng với mục đích ngăn chặn sự thẩm thấu của nước hoặc các chất lỏng khác vào câu trúc.

  • Bởi khả năng truyền nhiệt tốt và ổn định ở nhiệt độ cao nên loại dầu trắng này được dùng như một chất truyền nhiệt trong hệ thống làm lạnh của tủ đông hoặc các thiết bị điện tử khác. 

  • Dầu parafin được ứng dụng để bảo vệ các bề mặt kim loại khỏi sự hủy hoại của các tác nhân từ bên ngoài môi trường như ẩm ướt và oxi. Do chúng có khả năng chống oxi hóa và ăn mòn.

  • Ngoài ra, dầu parafin lỏng thường được sử dụng làm dầu đốt cho đèn cầy.

  • Đây là một trong những thành phần quan trọng trong sản xuất nến, nến thơm, sáp nến.

Dầu trắng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nến thơm

Dầu trắng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nến thơm

  • Ngoài ra, dầu parafin lỏng còn được thêm vào trong quá trình sản xuất cao su, sản xuất nhựa.

  • Parafin lỏng được ứng dụng trong sản xuất giấy.

  • Dầu parafin còn được dùng trong sản xuất hóa chất nông nghiệp.

  • Trong ngành sản xuất sơn, người ta dùng dầu parafin để cải thiện độ bóng, độ bền và độ ẩm của các sản phẩm.

3.2. Ngành thực phẩm

Đối với ngành thực phẩm, dầu parafin lỏng được sử dụng để sản xuất giấy, vải sáp,ván trượt, gắn xi chai lọ hay màng bọc thực phẩm,.. Ngoài ra, loại dầu này còn dùng để điều chế các chất phụ gia tạo bóng cho gạo.

Ứng dụng để điều chế các chất phụ gia tạo bóng cho gạo

Ứng dụng để điều chế các chất phụ gia tạo bóng cho gạo

3.3. Y tế

Dầu parafin có tác dụng làm mềm da và bảo vệ da khỏi khô, nứt nẻ và kích ứng. Chính vì vậy, chúng được sản xuất để chăm sóc da như dầu mát-xa, kem dưỡng da hoặc dầu baby.

3.4. Mỹ phẩm

Với các loại protein và vitamin có trong dầu parafin sẽ có tác dụng cung cấp độ ẩm giúp làn da trở nên săn chắc, trắng sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, chúng còn có công dụng trở thành tá dược sản xuất ra các loại thuốc mỡ để chuyên điều trị tình trạng da khô, tăng sừng hóa trên da hoặc bệnh vảy cá.

Chính vì vậy, dầu trắng được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm và ngành công nghiệp làm đẹp.

Ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm và ngành công nghiệp làm đẹp

Ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm và ngành công nghiệp làm đẹp

Không chỉ vậy với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, các sản phẩm như kem chống nắng, kem dưỡng da, son môi, mỹ phẩm,... đều có chứa thành phần parafin được khách hàng ưa chuộng. Bởi những tính năng và công dụng mà chúng mang lại cho là da.

4. Dầu parafin có độc không?

Dầu parafin được sử dụng rộng rãi trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng liều lượng, nếu dùng liều lượng quá mức có thể gây ra những tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng.

Sử dụng đúng liều lượng để mang lại sự an toàn cho sức khỏe

Sử dụng đúng liều lượng để mang lại sự an toàn cho sức khỏe

Với những triệu chứng như mẩn đỏ, nổi ban, ngứa, viêm da, gây chán ăn, giảm sự hấp thụ một số vitamin hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác.

Chính vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và điều tiết quá trình sử dụng parafin một cách hợp lý. Theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

5. Hướng dẫn bảo quản, sử dụng và cách xử lý dầu parafin sau sử dụng

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, cũng như của những người xung quanh. Đồng thời, tránh những sự cố không may có thể xảy ra. Bạn hãy nắm vững những kiến thức về dầu parafin, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và bảo quản. Đồng thời, phải có những biện pháp xử lý dầu thừa sau khi sử dụng. 

  • Tuân thủ các biện pháp an toàn

  • Đảm bảo sử dụng đồ bảo hộ khi sử dụng như: khẩu trang, kính mắt, gang tay.

  • Tránh phun trực tiếp vào mắt hoặc hít phải.

  • Đặt xa tầm tay của trẻ em và đậy kín các lọ khi không sử dụng đến.

  • Đọc kỹ hướng dẫn về việc sử dụng an toàn dầu parafin, các hướng dẫn này sẽ cung cấp thông tin về tính chất, an toàn của hóa chất này.

  • Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng dầu phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hướng dẫn cách bảo quản:

  • Lưu trữ dầu trong các bình chứa kín, không mắc nhiệt, không thoáng khí để ngăn chặn sự bay hơi và tiếp xúc với không khí..

  • Lựa chọn khu vực lưu trữ phải khô ráo, thoáng mát, không gần lửa và nguồn nhiệt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Tránh cho hóa chất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Đảm bảo được đặt trong bao bì kín và có nhãn đúng để tránh nhầm lẫn và tiếp xúc không cần thiết.

Hướng dẫn xử lý sau sử dụng:

  • Sau khi sử dụng, cần vệ sinh kỹ càng các bề mặt, công cụ và thiết bị tiếp xúc với hóa chất để tránh sự ô nhiễm hoặc gây nguy hiểm.

  • Không nên đổ hóa chất vào nơi xử lý chất thải không phù hợp hoặc cống thoát.

  • Tuân thủ các quy định và quy trình liên quan đến việc xử lý và vận chuyển chất thải hóa chất. 

Mặc dù, hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dầu parafin. Tuy nhiên, đơn vị uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng luôn là một câu hỏi lớn được đặt ra. Để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, cũng như mang lại hiệu quả cao, bạn cần tham khảo và xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn được đơn vị uy tín. 

Tóm lại, qua bài viết này, Hóa chất Đông Á đã giải đáp những thắc mắc về những kiến thức của dầu parafin. Như dầu parafin là gì? Có tính chất và ứng dụng nổi bật nào? Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại dầu này. Cũng như là cách bảo quản, sử dụng và xử lý loại dầu này để đảm bảo sự an toàn.

 

 

Phan Tử Châu

Bình luận, Hỏi đáp