Công thức làm nước rửa chén đơn giản, hiệu quả, an toàn

06:10 | 31/10/2023

Hiện nay, công thức làm nước rửa chén đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi nước rửa chén được coi là “trợ thủ đắc lực” của mọi gia đình, giúp xóa sạch mọi vết bẩn, kể cả dầu mỡ. Bài viết dưới đây, Đông Á sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan đến thành phần và công thức nước rửa bát siêu tiện ích.

Mách bạn những công thức làm nước rửa chén siêu tiện ích

Mách bạn những công thức làm nước rửa chén siêu tiện ích

1. Những thông tin cơ bản của nước rửa bát mà bạn cần biết

Trước khi bật mí những công thức làm nước rửa bát, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nước rửa chén và tác dụng của chúng đối với đời sống con người nhé.

1.1. Nước rửa chén là gì?

Nước rửa chén là sản phẩm không thể thiếu thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp loại bỏ những vết bẩn, dầu mỡ và vi khuẩn trên bát đũa. Đây là một loại chất lỏng hoặc dung dịch, được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn cho người dùng. 

Trên thị trường hiện nay, nước rửa bát được chia ra làm hai dòng sản phẩm chính là nước rửa bát sinh học và nước rửa bát hóa học. 

  • Nước rửa chén sinh học: 

Đối với nước rửa chén sinh học, thành phần chủ yếu có nguồn gốc từ tự nhiên. Chẳng hạn như: chanh, sả, bưởi, cam,... Chính vì vậy, khi sử dụng rất an toàn cho sức khỏe, không gây hại cho da tay và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

  • Nước rửa chén hóa học:

Thông thường, nước rửa chén hóa học sẽ có thành phần chủ yếu gồm các hóa chất có tính kiềm cực mạnh như Na2SO3, Na3SO4, NaOH,... kết hợp với các chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp. Do vậy, những thành phần này khi sử dụng sẽ rất độc hại, làm da tay bong tróc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

Đặc biệt là khi bạn rửa bát đĩa nhưng lượng nước rửa chén vẫn chưa sạch, bám trên bề mặt các vật dụng về lâu dài sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.

1.2. Tác dụng của nước rửa chén

Tuy nhiên, ngoài công dụng dùng để rửa chén, nước rửa bát còn mang lại nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn như:

  • Làm sạch sàn nhà tắm và nhà bếp: Hòa 2 thìa nước rửa bát cùng nước lau sản, khi lau xong, sản nhà sẽ sạch bong sáng bóng.

  • Xử lý vết bẩn dầu mỡ dính trên quần áo: Nhỏ một vài giọt nước rửa chén lên vết dầu mỡ dính trên quần áo, sau đó dùng bàn chải chà nhẹ. Sau đó, đem đi giặt lại với nước ấm là có thể giải quyết vết bẩn.

  • Diệt cỏ dại

  • Thông tắc bồn cầu

  • Diệt kiến, gián, ruồi giấm

  • Diệt bọ: Trộn 1 vài giọt nước rửa chén và bình xịt, phun lên chỗ bọ chét sống. Sau khoảng 10-15 phút, bọ sẽ bị diệt hết.

2. Những công thức làm nước rửa bát sinh học

Dưới đây, Đông Á sẽ chia sẻ những công thức làm nước rửa bát sinh học có nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ tìm kiếm với thành phẩm lành tính và đặc biệt an toàn.

2.1. Nước rửa chén với nguyên liệu từ chanh tươi, muối và giấm

Sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu muối ăn, chanh và giấm sẽ là một trong những công thức làm nước rửa chén hiệu quả. Bởi, chanh tươi có chứa axit, khi kết hợp với giấm sẽ có khả năng loại bỏ các vết bẩn một cách nhanh chóng và đặc biệt an toàn. Ngoài ra, muối ăn còn có thể tiệt trùng, sự kết hợp này tạo ra sản phẩm hoàn hảo dành cho mọi nhà.

Nước rửa chén được làm từ chanh tươi, muối và giấm

Nước rửa chén được làm từ chanh tươi, muối và giấm

Nguyên liệu:

Chanh tươi: Khoảng 6 quả

Giấm gạo: Khoảng 100ml

Nước lọc: Khoảng 500ml

Muối tinh: 1 chén

Dụng cụ: Thớt, dao, máy xay sinh tố, chảo…

Quy trình:

Bước 1: Sau khi rửa sạch chanh, để ráo nước. Thái chanh thành từng múi nhỏ và bỏ hạt.

Bước 2: Cho phần chanh đã thái vào nồi, đổ thêm khoảng 500ml nước. Đun sôi trên lửa lớn. Khi nước đã sôi, hạ lửa nhỏ, khuấy đều rồi đun thêm khoảng 20 phút thì tắt bếp. 

Bước 3: Đổ hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Tiếp theo, đổ ra rây để tách lấy phần nước cốt. 

Bước 4: Sau khi lấy được phần nước cốt, cho vào chảo đun sôi. Sau đó, cho thêm khoảng 100ml giấm gạo, cùng 1 chén muối tinh vào hỗn hợp và khuấy đều. Đun thêm 15 phút cùng với lửa nhỏ rồi tắt bếp. 

Bước 5: Sau khi hỗn hợp trên nguội, đổ vào chai để sử dụng dần. 

Lưu ý: Bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để có thể sử dụng được lâu.

2.2. Nguyên liệu từ Baking soda, chanh, muối và giấm

Sự kết hợp giữa chanh và giấm, muối và baking soda chắc hẳn là một công thức làm nước rửa chén mang lại sự an toàn, lành tính và hiệu quả. Một công thức đơn giản nhưng tạo ra một thành phẩm tuyệt vời được nhiều người yêu thích và áp dụng.

Nguyên liệu:

  • Baking soda: 2 chén

  • Muối tinh: Nửa chén

  • Giấm: Nửa chén

  •  Tinh dầu chanh: Khoảng 20 giọt

  • Dụng cụ: Thớt, dao, tô, muỗng,...

Quy trình:

Bước 1:Trước tiên, cho baking soda và muối vào tô, rồi trộn đều. Sau đó, đổ thêm giấm và tinh dầu chanh, trộn đều tiếp.

Bước 2: Tiếp tục đổ hỗn hợp trên vào khay đá hoặc dụng cụ để tạo hình. Ngoài ra, bạn có thể dùng lực để nén thật chặt, tạo thành bánh xà phòng cứng và chắc hơn. 

Bước 3: Phơi xà phòng trực tiếp dưới nắng mặt trời, sau khoảng 1 ngày, khi xà phòng khô hẳn, bạn lấy ra bỏ vào bịch nilon hoặc để trong hũ bảo quản để sử dụng dần.  

2.3. Nguyên liệu từ sả, vỏ bưởi và bồ kết

Một công thức làm nước rửa chén sinh học nữa không thể bỏ qua, đó là sự kết hợp giữa các nguyên liệu bồ kết, vỏ bưởi, sả. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên saponin. Đây là một hợp chất có đặc tính tẩy rửa tốt và đặc biệt an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, nước rửa chén còn mang lại mùi thơm của sả và vỏ bưởi. 

Nước rửa chén với nguyên liệu từ sả, vỏ bưởi và bồ kết

Nước rửa chén với nguyên liệu từ sả, vỏ bưởi và bồ kết

Nguyên liệu:

  • Bồ kết: 200gr

  • Sả: 6 cây

  • Vỏ bưởi: 500gr

  • Dụng cụ: Dao, thớt, bếp gas, nổi,...

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Sau khi rửa sạch bồ kết và ráo nước. Đem nướng bồ kết trên than hồng hoặc bếp gas, cho đến khu bồ ết dậy mùi thơm. Tiếp theo, đem bồ kết đã nướng đập dập và bỏ vào nồi nước đun sôi. 

Bước 2: Thái nhỏ vỏ bưởi và sả sau khi để ráo. 

Bước 3: Sau đó, cho vỏ bưởi và sả vào nồi nước bồ kết, đun với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp chuyển dạng sệt và có màu đen đậm là thành công. 

Bước 4: Khi hỗn hợp đã nguội, bạn rây để lấy phần nước cốt. Để bảo quản thành phẩm, bạn nên để trong lọ thủy tinh hoặc chai nhựa để sử dụng lâu dài. 

2.4. Nguyên liệu từ bột mì, cà phê và giấm

Ngoài ra, bạn có thể thử làm nước rửa chén với các nguyên liệu giấm, bột mì và cà phê. Với khả năng loại bỏ dầu mỡ hiệu quả, làm mềm da tay, khử mùi hôi của thịt bám trên bát đĩa hay mùi tanh của hải sản. Bởi hỗn hợp này có chứa hàm lượng carbohydrate cao.

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng: 200gr

  • Giấm: 160ml

  • Tinh chất cà phê đậm đặc: 30ml

  • Dung dịch men vi sinh: 160gr

  • Dụng cụ: Ly, muỗng, chai thủy tinh/ nhựa,...

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Nguyên liệu chia thành 2 phần bằng nhau. 

Bước 2: Đổ men vi sinh, giấm và tinh chất cà phê vào chung một chiếc tô lớn rồi khuấy đều. Tiếp theo, bỏ bột mì vào hỗn hợp trên và trộn đều. 

Bước 3: Sau đó, chiết hỗn hợp vào chai nhựa hoặc bình thủy tinh, đặt ở khu vực thoáng mát để dùng dần. 

2.5. Công thức làm nước rửa chén từ vỏ cam đơn giản

Một nguyên liệu mà bạn có thể tìm được ở bất cứ đâu, đó là vỏ cam. Ngoài công dụng tẩy rửa tốt, nước rửa chén làm từ vỏ cam còn có mùi thơm và lành tính, không gây hại cho da tay. Nếu bạn đang tìm kiếm công thức nước rửa chén đơn giản và tiện ích thì đây chắc hẳn là lựa chọn phù hợp với bạn. 

Nước rửa chén làm từ vỏ cam đơn giản

Nước rửa chén làm từ vỏ cam đơn giản

Nguyên liệu:

  • Vỏ cam: 20gr

  • Nước lọc: 0.5 lít

  • Rượu cồn: 15ml

  • Dụng cụ: Dao, thớt, máy xay sinh tố, chai nhựa hoặc thủy tinh,...

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Sau khi phơi khô vỏ cam, bạn hãy cắt thành các lát có độ dày vừa phải.

Bước 2: Bỏ vỏ cam cùng 0.5 lít nước vào máy xay rồi xay nhuyễn. 

Bước 3: Tiếp theo, đổ thêm 15ml rượu cồn vào hỗn hợp này rồi trộn đều, từ đó bạn có thành phẩm nước rửa chén từ vỏ cam, an toàn cho mọi người trong gia đình. Mặc dù, so với nước rửa chén hóa học thì nước rửa chén làm từ những nguyên liệu từ thiên nhiên không có nhiều bọt bằng. Nhưng mang lại những công dụng hiệu quả và không hại da tay. 

Lưu ý: Để bảo quản được lâu hơn, bạn nên bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh. 

2.6. Công thức làm nước rửa chén từ quả khế an toàn

Và một công thức làm nước rửa chén từ thiên nhiên khá dễ làm nữa, đó là nguyên liệu từ quả khế. Loại nước rửa chén này sẽ sở những ưu điểm như tình tẩy rửa cao, thân thiện với môi trường và an toàn cho da khi sử dụng.

Nguyên liệu:

  • Khế: 1kg

  • Nước lọc: 300ml

  • Dụng cụ: Dao, thớt, thìa, chai lọ,...

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Ngâm khế sau khi đã rửa với nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước lạnh rồi cắt khế theo từng múi hoặc từng miếng dọc theo chiều dài.

Bước 2: Tiếp đó, đun sôi 300ml nước, cho phần khế đã cắt vào. Đun tiếp tầm 30 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp. 

Bước 3: Dùng thìa dằm nát khế, rồi dùng rây để lọc lấy phần nước cốt. Đổ hợp chất này vào chai hoặc lọ đã chuẩn bị. Mặc dù công thành phẩm của công thức này không có hoặc ít bọt, không thơm như các sản phẩm bên trên. Nhưng chúng lại sở hữu tính tẩy rửa rất tốt, giúp bát đĩa sạch bóng và an toàn. 

3. Quy trình và công thức làm nước rửa chén hóa học

Trên thị trường hiện nay có bày bán rất nhiều nước rửa bát hóa học với tính tẩy rửa cao, diệt sạch vi khuẩn, vi trùng và nhiều công dụng khác. Những nước rửa bát đó thường bao gồm những nguyên liệu sau:

  • Hóa chất LAS: 240 gram

  • Xút vảy NaOH 99%: 36 gram

  • Hoạt động bề mặt SLES: 300 gram

  • Hóa chất CAPB: 36 gram

  • Muối MgSO4: 45 gram

  • Acid, kiềm: chỉnh PH khoảng 6 – 6.5 gram

  • Hương chanh: 2 giọt

  • HCHO 40%: 3 gram

  • Nước: Phụ thuộc vào lượng nước rửa chén mà bạn muốn làm. 

Quy trình điều chế

Bước 1: Cho LAS vào một cốc có ít nước, sau đó khuấy đều và trung hòa bằng NaOH.

Bước 2: Tiếp theo, cho thêm SLES vào hỗn hợp trên và khuấy đều.  

Bước 3: Sau đó, bỏ thêm CAPB vào hỗn hợp và tiếp tục khuấy cho tan.

Bước 4: Cho hương liệu, phần màu và HCHO vào và khuấy tan.

Bước 5: Tiếp tục điều chỉnh độ pH bằng NaOH và acid citric về acid yếu khoảng 6 – 6.5.

Bước 6: Cuối cùng, cho phần nước còn lại vào hỗn hợp trên và chỉnh độ nhờn bằng MgSO4. Trong khoảng 10-15 phút, khuấy đều tay cho tất cả các thành phần tan ra để tạo ra thành phẩm nước rửa chén hóa học. 

4. Thiết bị sử dụng để sản xuất nước rửa chén công nghiệp

Trong dây chuyền sản xuất nước rửa chén công nghiệp thì không thể thiếu được những trang thiết bị để hỗ trợ con người, hạn chế được các công đoạn, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

4.1. Tank khuấy trộn

Một thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất nước rửa chén đó là tank khuấy trộn. Trên thị trường hiện nay, đa số các loại tank đều được làm bằng những chất liệu có độ bền cao và có kích thước khác nhau. Ở bên trong sẽ thiết kế có nắp đậy gắn với các động cơ điện để hỗ trợ việc trộn và pha chế nước rửa bát nhanh chóng và hiệu quả.

Tank khuấy trộn là thiết bị quan trọng trong sản xuất nước rửa chén công nghiệp

Tank khuấy trộn là thiết bị quan trọng trong sản xuất nước rửa chén công nghiệp

4.2. Máy chiết rót

Sau công đoạn trộn và pha thì bước tiếp theo trong công thức nước rửa chén là chuyển qua hệ thống máy chiết rót. Với mục đích là chiết nước rửa bát vào các chai, lọ theo dung tích phù hợp. Phụ thuộc vào quy mô sản xuất, bạn có thể lựa chọn các máy có số lượng vòi chiết khác nhau là 4-6-8-10-16 đầu chiết.

Máy chiết rót được sử dụng trong các công đoạn sản xuất nước rửa bát

Máy chiết rót được sử dụng trong các công đoạn sản xuất nước rửa bát

Đặc biệt, các động cơ thuộc hệ thống điều khiển của máy chiết rót sẽ hoạt động với độ chính xác cao nhất khi chiết rót nước rửa chén vào chai lọ để hoàn thành sản phẩm. 

5. Nước rửa chén có độc hại hay không?

Hiện nay, có rất nhiều người gặp phải tình trạng da tay bị bong tróc, trong người mệt mỏi, khó chịu sau một khoảng thời gian sử dụng các loại rửa chén giá rẻ. Bởi những loại nước rửa chén này thường có thành phần hóa chất như axit sulfuric, amoni sulfat và formaldehyde vượt quá quy định cho phép, để mang lại lợi nhuận cao.

Nước rửa chén hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nước rửa chén hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Chính vì vậy, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, với các ảnh hưởng xấu như các vấn đề về hô hấp, bệnh suyễn hoặc gây bỏng da, khô da và tổn hại mắt.

Trong trường hợp nuốt phải nước rửa chén, bạn cần:

  • Nhổ ra ngay lập tức và rửa sạch lại bằng nước

  • Đặc biệt, không nên nôn hoặc kích thích nôn sau khi uống nhầm nước rửa chén, do điều này có thể làm cho chất độc chảy xuống hệ tiêu hóa, gây độc cho thực quản và dạ dày.

  • Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, khó thở thì đến ngay bệnh viện gần nhất để xét nghiệm và điều trị.

  • Nếu không quá nghiêm trọng, bạn nên tiếp tục uống nước sạch hoặc sữa để pha loãng chất độc, để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng triệu chứng vẫn tiếp tục, bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế.

Tóm lại, qua bài viết này, Đông Á Chemical đã chia sẻ đến bạn đọc những công thức làm nước rửa chén sinh học và hóa học, mang lại sự tiện ích và an toàn cho người sử dụng. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn, đồng thời giúp bạn có thể tự làm được những chai nước rửa chén lành tính, đảm bảo sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

 

Phan Tử Châu

Bình luận, Hỏi đáp