1. Top 10 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất
Bệnh tôm thẻ chân trắng thường do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây ra. Dưới đây là 10 bệnh thường gặp nhất ở tôm thẻ.
1.1. Bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh gan tụy hay còn được biết đến là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/ AHPND). Đây là loại bệnh phổ biến thường thấy ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây chết hàng loạt chỉ sau vài ngày bị nhiễm bệnh. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng thông qua môi trường nước.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tôm thẻ chân trắng do vibrio bao gồm: Giải phẫu thấy khối gan tụy teo, màu sắc nhợt nhạt, ruột tôm bị rỗng hoặc đứt đoạn. Quan sát dưới ao thấy tôm bơi lờ đờ, kém linh hoạt, có dấu hiệu đâm đầu vào bờ.
Cách phòng bệnh: Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và vi khuẩn Vibrio trong nước và đất vuông tôm. Mỗi hộ dân hãy nuôi thêm cá rô phi và các loại cá khác trong ao để tạo quần thể vi sinh lành mạnh. Xử lý nước cấp ao tôm bằng chlorine theo đúng quy trình.
Bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng
1.2. Bệnh đốm trắng trên tôm
Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ gây chết tương đối cao. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do virus White Spot Syndrome Virus (WSSV) hoặc cũng có thể do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome (BWSS) gây ra. Nhiều trường hợp nồng độ Canxi và Magie trong nước cao cũng khiến tôm bị bệnh đốm trắng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh khá đơn giản, khi tôm bị bệnh sẽ xuất hiện các đốm trắng trên vỏ với kích thước từ 0,5 - 2.0 mm. Tôm có tình trạng kém ăn, bơi chậm, hoạt động kém linh hoạt. Khi nhiễm bệnh nặng tôm chết rải rác hàng loạt, các đốm trắng hình tròn nhỏ, mờ đục nhìn thấy trên vỏ.
Cách phòng bệnh: Lựa chọn tôm bố mẹ chất lượng, thả tôm vào mùa hè và đảm bảo nguồn nước ao phải được xử lý chlorine trước khi cấp vào ao tôm.
Bệnh đốm trắng trên tôm
1.3. Bệnh đen mang ở tôm thẻ
Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng thường gặp ở những ao tôm có quá nhiều thức ăn dư thừa, xác tảo chết và chất hữu cơ tích tụ lâu ngày dưới đáy ao. Đặc biệt là những vuông tôm có hàm lượng khí độc Nh3, NO2 và H2S cao. Ngoài ra, tôm bị nhiễm vi khuẩn VIbrio và nhiễm nấm, ký sinh trùng cũng có thể gây đen mang.
Bệnh tôm thẻ chân trắng sẽ có các biểu hiện như bơi lờ đờ, tấp bờ, bơi trên mắt nước, mang tôm chuyển từ màu đỏ sang màu nâu sáng và cuối cùng là màu đen. Khi bị bệnh tôm sẽ giảm ăn, chậm lớn và còi cọc. Bệnh còn xuất hiện ở những ao nuôi với mật độ cao.
Cách phòng bệnh đen mang ở tôm thẻ: Thay nước hoặc xi phong đáy ao định kỳ. Đảm bảo nước cấp vào ao đã được xử lý bằng chlorine. Bổ sung vitamin C vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng đề kháng.
Xem thêm >>>
Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng đúng kỹ thuật
Tổng hợp các loại tôm biển, tôm nước ngọt, tôm nước lợ
Bệnh đen mang
1.4. Bệnh cong thân trên tôm
Cong thân là một trong những bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp. Nó không lây lan như bệnh đốm trắng nhưng có thể gây chết hàng loạt trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của bà con. Nguyên nhân do vi bào tử trùng EHP hoặc virus IMNV gây ra. Bệnh thường gặp những ap có độ mặn cao.
Khi mắc bệnh tôm thường bị cong thân dần hoại tử và chết đến 60% tổng số trong ao tôm. Hiện nay vẫn có có cách điều trị bệnh này, bà con chỉ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh là chủ yếu.
Phương pháp phòng bệnh: Lựa chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Loại bỏ những con tôm bệnh ra khỏi vuông tôm, xử lý nước ao triệt để bằng chlorine.
Bệnh cong thân
1.5. Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng
Tôm bị hồng thân thường do virus WSSV và vi khuẩn vibrio gây ra. Chúng tấn công vào mô tế bào và gây chết tôm ngay từ giai đoạn ấu trùng cho đến khi trưởng thành. Nếu không kiểm soát bệnh kịp thời có thể mất trắng sau vài ngày nhiễm bệnh.
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh thường có dấu hiệu rõ ràng như ăn yếu, bơi tấp mé bờ, cơ thể chuyển màu hồng hoặc đỏ bầm. Thân tôm xuất hiện các đốm trắng nhỏ và gan tụy màu trắng xám. Sau 5 - 7 ngày bị nhiễm bệnh tôm chết hàng loạt và làm ô nhiễm ao nuôi.
Cách phòng bệnh hồng thân: Xử lý và cải tạo đáy ao bằng hóa chất để diệt xác động vật và các vi khuẩn có hại. Xử lý nước bằng chlorine trước khi cấp vào ao tôm. Bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất cần thiết cho tôm tăng sức đề kháng.
Bệnh hồng thân
1.6. Bệnh đục cơ ở tôm thẻ
Bệnh đục cơ thường đi kèm với trắng đuôi, nguyên nhân do vi bào tử trùng hoặc virus, IMNV hay vi khuẩn Vibrio gây ra. Bệnh có tỷ lệ chết khá cao và chỉ có biện pháp phòng ngừa và hạn chế chứ chưa có thuốc điều trị triệt để. Bệnh tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu dễ nhận biết như sau: Phần cơ ở đốt và đuôi hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục. Kèm theo đó là hiện tượng hoại tử.
Cách phòng bệnh đục cơ: Kiểm soát tốt lượng thức ăn trong ao nuôi, khử trùng dụng cụ, giày dép trong vuông tôm theo đúng quy định. Xử lý nước bằng chlorine trước khi cấp vào vuông tôm.
Bệnh đục cơ
1.7. Bệnh taur ở tôm thẻ chân trắng
Nguyên nhân gây bệnh Taur trên tôm là do virus TSV gây ra. Khi bị bệnh tôm có màu đỏ nhợt nhạt, vỏ mềm, ruột rộng, với tỷ lệ chết cao 100% tốc độ lây lan nhanh chóng. Virus có thể xâm nhập từ ao này qua ao khác nên bà con cần phải chủ động phòng ngừa để tránh thiệt hại về kinh tế.
Cách phòng bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, lựa chọn con giống không mầm bệnh và xét nghiệm PCR trước khi thả nuôi.
Bệnh taur
1.8. Bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ là do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra. Đôi khi có thể do trùng hai tế bào hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform. Khi bị bệnh phân tôm có sợi màu ngả trắng, gan tụy teo mềm nhũn, vỏ mềm, tôm yếu dần sau đó bơi lờ đờ và chết hàng loạt.
Cách phòng bệnh: Kiểm soát tốt chất lượng nước, phòng ngừa Vibrio trong ao tôm.
Bệnh phân trắng
1.9. Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Đốm đen là một trong những bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp, nguyên nhân do vi khuẩn NHPB gây ra. Khi bị bệnh, tôm thẻ chân trắng sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ hoặc mảng lớn, đuôi mỏng, thậm chí gây tổn thương đuổi, vảy râu…
Bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để, thay vào đó là các phương pháp phòng ngừa hiệu quả từ môi trường cho đến con giống.
Bệnh đốm đen
1.10. Bệnh đầu vàng ở tôm thẻ
Bệnh đầu vàng do virus YHV và GAV gây ra, bệnh cũng ít gặp nhưng cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự sống còn của ao tôm. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là đầu vàng, tuyến tiêu hóa sưng lên. Bệnh cũng có thể gây chết nhưng không cao bằng các bệnh trên.
Bệnh đầu vàng
2. Hướng dẫn cách phòng bệnh tôm thẻ chân trắng
Những bệnh tôm thẻ chân trắng chưa có thuốc điều trị triệt để, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi để phòng dịch bệnh đồng thời tăng năng suất vụ nuôi một cách hiệu quả nhất. Tham khảo ngay cách phòng ngừa sau đây.
2.1. Chọn con giống tốt
Mầm bệnh sinh sôi nảy nở ngay từ cơ thể của tôm giống và bùng phát sau khi được thả nuôi. Chính vì thế bà con cần chọn giống khỏe mạnh ở những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc, có các chứng chỉ sạch với mềm bệnh đốm trắng, đầu vàng, gan tụy…
Nhiều bà con nuôi tôm đã lựa chọn các cơ sở cung cấp giống tôm thẻ chân trắng uy tín có thương hiệu, được phép kiểm tra bệnh bằng công nghệ PCR hiện đại nhất hiện nay. Đây cũng là tiền để giúp giảm thiểu và phòng bệnh tôm thẻ chân trắng hiệu quả.
2.2. Cải tạo ao trước và sau mỗi vụ nuôi
Đối với ao bạt, bà con nên vệ sinh và rửa sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn Clo hoặc chlorine hay thuốc tím để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, virus và mầm bệnh có từ vụ trước.
Đối với ao đất, bà con nên xử lý nền đáy sau mỗi vụ nuôi bằng cách rải vôi 5 - 7 ngày rồi mới cấp nước vào vuông tôm. Như vậy sẽ loại bỏ được bùn đất chứa vi khuẩn và khí độc.
2.3. Quản lý mật độ nuôi
Mật độ thả nuôi thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt, lượng thức ăn vừa đủ và chất thải nuôi tôm được giảm thiểu. Việc này cũng hạn chế và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng một cách hiệu quả.
2.4. Quản lý thức ăn ao tôm
Điều chỉnh và cân đối lượng thức ăn cho ao tôm một cách vừa phải,tránh dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao tôm. Bên cạnh đó hãy bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu giúp tôm tăng sức đề kháng và cứng vỏ.
2.5. Xử lý nước nuôi tôm
Để phòng bệnh tôm thẻ chân trắng thì quá trình xử lý nước cần thực hiện nghiêm ngặt bằng hóa chất Chlorine. Do đó, bà con nên chuẩn bị một hệ thống ao lắng để xử lý nước sau đó cấp vào ao tôm và gây màu bằng cách ủ men vi sinh.
Chlorine nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, ưu tiên hàng Việt Nam vì chất lượng cao mà giá thành lại rẻ và có ít lẫn tạp chất. Hiện nay chlorine 70% (Calcium Hypochlorite) được Hóa Chất Đông Á tự sản xuất và cung cấp cho bà con nuôi tôm trên toàn quốc. Sản phẩm được 100% vuông tôm sử dụng và được đánh giá cao về chất lượng với mức giá cực kỳ hợp lý.
Xử lý nước nuôi tôm bằng chlorine Đông Á
3. Hỗ trợ tư vấn trực tiếp xử lý nước nuôi tôm bằng chlorine
Thông thường, chlorine được pha với nước theo tỷ lệ 5 - 6 g/li sau đó được sử dụng với liều tham khảo sau:
-
Khử trùng bể chứa, máy móc, dụng cụ: 100 - 200 ppm
-
Xử lý bệnh tôm thẻ chân trắng do ký sinh trùng: 0,1 - 0,2 ppm
-
Xử lý bệnh tôm do vi khuẩn gây ra: 1 - 3 ppm
-
Khử trùng đáy ao tôm: 50 - 100 ppm
-
Khử trùng nước ao hồ: 20 - 30 ppm
Đây chỉ là liều sử dụng tham khảo, tùy vào tình trạng bệnh lý, độ pH, nhiệt độ mà liều lượng sử dụng chlorine là khác nhau. Nếu quý bà con cần tư vấn chi tiết về cách xử lý nước nuôi tôm bằng chlorine hãy liên hệ tổng đài 0822 525 525, Hóa Chất Đông Á sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết miễn phí cho bà con.
Hy vọng bài viết đã cung cấp toàn bộ các thông tin về bệnh tôm thẻ chân trắng cũng như cách phòng ngừa giúp bà con có mùa vụ bội thu. Hãy để lại comment nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc cần tư vấn.