TOP 4 axit yếu nhất thế giới bạn nên biết

09:02 | 30/03/2024

Tác giả:

Axit yếu là gì là băn khoăn của nhiều học sinh, sẽ được Đông Á giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Các thông tin chi tiết về tính chất, top các axit yếu nhất thế giới và những ứng dụng của chúng sẽ giúp chúng ra giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung kiến thức này. 

Giải đáp axit yếu là gì?

Giải đáp axit yếu là gì?

Giải đáp axit yếu là gì?

Axit yếu là hợp chất khóa học có tính axit nhưng chỉ phản ứng 1 phần với nước và tồn tại ở dạng cân bằng với các ion phân tử và ion hydro (H+). Các axit yếu có tính chất yếu hơn so với axit mạnh (axit phản ứng hoàn toàn với nước, tồn tại ở dạng ion hoàn toàn). 

Ví dụ: Một số loại axit yếu như axit cacbonic H2CO3, axit hyaluronic C14H22NO11, axit axetic CH3COOH, axit photphoric H3PO4, axit nitrous HNO2

Phân loại

Các axit yếu được phân loại theo các tiêu chí khác nhau, việc phân loại các chất axit có tính chất yêu giúp chúng ta hiểu rõ về tính chất và ứng dụng của chúng trên thực tế. Dưới đây là 3 cách phân loại thông dụng nhất hiện nay: 

Phân loại theo nồng độ

  • Axit loãng: là axit trong dung dịch có nồng độ thấp, ví dụ CH3COOH 5%

  • Axit đậm đặc: là axit trong dung dịch có nồng độ cao, ví dụ HCOOH 90%

Theo cấu trúc hóa học

  • Axit cacboxylic: là axit chứa nhóm cacboxyl, ví dụ CH3COOH, HCOOH

  • Axit hydroxyl: là axit có chứa nhóm hydroxyl, ví dụ C5H4N4O3

Theo tính chất hóa học

  • Axit yếu oxy hóa: là axit có khả năng oxi hóa các chất khác, ví dụ HNO3

  • Axit yếu khử: là axit có khả năng khử các chất khác, ví dụ H2SO3

Gốc axit yếu

Khác với axit mạnh, các gốc của axit yếu không tan hoàn toàn thành ion trong dung dịch nước. Thay vào đó chúng chỉ phân giải 1 phần và duy trì sự cân bằng giữa dàng không phân li và phân li trong dung dịch. 

Mỗi gốc axit có 1 hằng số phân li ion cho biết mức độ phân ly của nó trong dung dịch. Kí hiệu hằng số phân li là Ka, hằng số quyết định độ yếu hay mạnh của gốc axit. Sự phân ly của các gốc axit này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, nhiệt độ, độ pH, sự tác động của các ion khác trong dung dịch.

Ví dụ: gốc ClO- của các axit hypochloxyt có hằng số Ka < 1, gốc axit NO-2 của các axit nitrit có hằng số Ka < 1

Hướng dẫn cách xác định axit yếu

Để xác định những axit yếu, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như sau: 

  • Căn cứ vào độ điện li của axit: Độ điện li của 1 chất phụ thuộc vào khả năng phân ly trong dung dịch thành ion, độ điện li của axit càng yếu thì càng yếu

  • Độ ion hóa của axit: Độ ion hóa là tỷ lệ phần trăm của số phân tử axit phân li trong dung dịch thành ion, độ ion hóa của axit càng yếu thì càng yếu

  • Độ pH của dung dịch axit: Độ pH được sử dụng để đánh giá độ axit của dung dịch, pH càng cao thì nồng độ ion hydronium càng thấp, do đó nếu axit có độ pH thấp hơn thì càng mạnh

  • Độ tan trong nước của axit: Độ tan của axit phụ thuộc vào cấu trúc hóa học, nếu axit tan trong nước tốt hơn thì mạnh hơn.

  • Tính ổn định của muối axit: Tính ổn định của muối axit phụ thuộc vào khả năng tạo liên kết ion giữa các ion âm và ion âm của muối. Axit càng yếu thì muối của axit có tính ổn định cao hơn.

  • So sánh định tính: 

Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại

Axit có oxy của cùng 1 nguyên tố: Axit càng nhiều oxy thì tính axit càng mạnh. Ví dụ: HClO4 > HClO3 > HClO

Axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ thì nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì axit có tính axit càng mạnh. Ví dụ: HClO4 > H2SO4 > H3PO4

Axit của các nguyên tố cùng nhóm A thì tính axit tăng dần từ trên xuống dưới với nhóm axit không có O, tính axit giảm dần từ trên xuống dưới nếu axit có O. Ví dụ: HBr > HCl > HF, HlO4 < HBrO4 < HClO4

Trong phản ứng axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trừ 1 số trường hợp đặc biệt

Trong cặp axit/ bazơ thì bazơ liên hợp của axit càng yếu thì tính axit càng mạnh và ngược lại

  • So sánh định lượng tính axit của các axit

Axit HX trong nước có cân bằng HX ↔ H+ + X

Hằng số phân li axit là KA, giá trị hằng số phân ly càng nhỏ tính axit của axit càng yếu

Tính chất của axit yếu

Axit yếu có các tính chất như sau: 

  • Tính chất về pH: pH < 7

  • Tính chất khử: Các axit yếu có khả năng khử các chất khác trong môi trường của chúng, tính chất khử phụ thuộc vào độ bền của liên kết hidro, độ âm điện của nguyên tử hydro trong phân tử axit và được xác định bằng cách đo độ khử và có nhiều ứng dụng trong sản xuất và công nghiệp.

  • Tính oxi hóa: Khi oxi hóa axit chuyển thành dạng muối và khí. Tính oxi hóa được ứng dụng trong sản xuất và công nghiệp như làm thuốc nhuộm, chất bảo quản thực phẩm, sản xuất pin điện…

  • Tác dụng với kim loại: Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí hidro. Ứng dụng của tính chất tác dụng axit với kim loại trong sản xuất và công nghiệp như tẩy rửa và làm sạch kim loại, xử lý nước, sản xuất thuốc nhuộm…

  • Tác dụng với đồng vị của axit yếu: Tính chất tác dụng với đồng vị của axit là khả năng tác dụng của axit với các nguyên tử đồng vị khác nhau của các nguyên tố. Tính chất này được ứng dụng trong y học để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý về thận, tiêu hóa, ứng dụng trong công nghiệp để xác định nồng độ các nguyên tố trong các mẫu thử, thực phẩm.

TOP 4 axit yếu nhất thường gặp hiện nay

Top 4 axit yếu thường gặp hiện nay là axit fomic HCOOH, axit axetic CH3COOH, axit benzoic C6H5COOH và axit flohydric HF. Thông tin chi tiết các axit này như sau: 

Axit fomic HCOOH

Axit fomic HCOOH

Axit fomic HCOOH

Axit fomic HCOOH có dạng lỏng không màu, không mùi được sử dụng nhiều trên thực tế. Axit fomic ứng dụng trong ngành nhuộm, làm chất khử trùng và diệt khuẩn, là chất trung gian để làm dung môi, giúp điều chỉnh giá trị pH, chất điều vị thực phẩm… Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần tránh tiếp xúc trực tiếp lên da quá lâu, tránh hít phat liều lượng nhiều, với nồng độ cao axit này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nên đặt axit tại nơi thoáng mát, khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt. 

Axit axetic CH3COOH

Axit axetic CH3COOH

Axit axetic CH3COOH

Axit axetic CH3COOH là axit đã được sản xuất từ lâu đời, ở dạng chất lỏng không màu, tan hoàn toàn trong nước và có vị chua. Đây là hóa chất được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, trong y học hay sản xuất thực phẩm như làm thuốc nhuộm vải, công nghiệp sơn, làm dung môi, gốm sứ, công nghiệp nước hoa… Axit axetic nếu hít hay nuốt phải lượng lớn có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tiếp xúc qua da có thể gây kích ứng hoặc nặng hơn là gây bỏng. Nên bảo quản axit trong kho có mái che, thông thoáng và có nhiệt độ thích hợp. 

Axit yếu benzoic C6H5COOH

Axit yếu benzoic C6H5COOH

Axit yếu benzoic C6H5COOH

Axit benzoic C6H5COOH là hợp chất quan trọng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, y tế, hóa học, dệt may… Hợp chất hóa học này được sử dụng như một chất chống khuẩn và tổng hợp thành nhiều hợp chất hữu cơ khác. Đây là axit yếu không tan hoàn toàn trong nước, có khả năng tan trong nước nóng, tan vô hạn trong este, tồn tại dưới dạng tinh thể rắn màu trắng. 

Axit flohydric HF

Axit flohydric HF

Axit flohydric HF

Axit flohydric HF là axit yếu gồm dung dịch của hydrogen florua trong nước có khả năng hòa tan nhiều kim loại và oxit của các ánh kim. HF có tính chất phản ứng mạnh với kinh nên thường được lưu chứa trong các bình teflon hoặc nhựa polyethylene. Chúng có khả năng hòa tan oxit của các ánh kim và nhiều kim loại. Axit flohydric ứng dụng trong công nghiệp dầu khí, là chất chống ăn mòn và làm sạch. ứng dụng trong tách và phá đá, trong ngành thủy tinh và kính…

Ứng dụng của axit yếu trong cuộc sống

Đến đây chúng ta đã trả lời được câu hỏi axit yếu là những axit nào. Vậy tính ứng dụng của các axit yếu thường gặp là gì? Sau đây là ứng dụng của loại axit này trong cuộc sống:

  • Sản xuất phân bón: Trong sản xuất phân bón, các axit yếu được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giảm pH cho đất. Nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, các axit này có thể giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

  • Chế biến thực phẩm: Axit yếu gồm những chất có pH từ 1 - 6 và không hoàn toàn phân li được sử dụng trong chế biến thực phẩm để tạo ra các sản phẩm có hương vị và độ pH đặc trưng. Một trong những ứng dụng chủ yếu là để ủ rau củ quả tạo thành vị chua đặc trưng, tốt cho sức khỏe. 

  • Sản xuất dược phẩm: Đây là loại axit có độ ion hóa thấp nên có khả năng tương tác với chất khác một cách nhẹ nhàng ít làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chúng. Do đó trong sản xuất dược phẩm, axit loại này được sử dụng để làm thuốc từ chống đông máu đến kháng sinh. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây hại bảo quản thuốc. 

  • Làm sạch, tẩy rửa đồ gia dụng: Loại axit này có thể sử dụng để làm sạch những vết bẩn cứng đầu trên các đồ gia dụng như lò nướng, chảo, xoong nồi, bếp ga, vòi hoa sen, bồn rửa mặt … như vết gỉ sắt, ố vàng. Tuy nhiên khi thực hiện việc làm sạch chúng ta cần phải cẩn thận để tránh gây tác hại cho sức khỏe và hư hỏng bề mặt đồ gia dụng. 

Trên đây là chi tiết Top 4 axit yếu nhất thế giới mà bạn cần biết. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ với Đông Á để nhận giải đáp nhanh chóng, đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các thông tin về hóa chất nhé. 


 

Bình luận, Hỏi đáp