Sản xuất Xút - Ngành công nghiệp tiềm năng

11:37 | 24/11/2017

Tác giả:

Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2025 dư báo tăng trưởng 14÷16%/năm, đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp chung bình quân 9÷10%/năm.

 


Tiềm năng tăng trưởng sản xuất Xút - NaOH

Nguồn cung hóa chất cơ bản trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu. Hóa chất cơ bản là một trong 10 nhóm ngành nằm trong quy hoạch phát triển đến năm 2025 của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh kế hoạch đầu tư xây dựng một số mặt hàng hóa chất cơ bản trọng yếu, đặc biệt là việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất Xút – Clo với tổng công suất 900.000 tấn/năm.

Nhu cầu hóa chất tại Việt Nam tương đối lớn do là sản phẩm đầu vào trong các lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất công nghiệp thiết yếu như ngành công nghiệp hóa dầu, ngành sản xuất nhựa PVC, ngành hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp dệt nhuộm…Khi sản xuất Xút từ muối, lượng khí Clo và khí Hydro sẽ được chiết xuất song song cùng với lượng Xút thu được. Trung bình cứ 1,1 tấn Xút được sản xuất thì sẽ sản sinh ra 1 tấn Clo. Lượng Clo dư trong quá trình sản xuất Xút chưa thể cân bằng do ngành công nghiệp hóa dầu còn chưa hấp thụ hết.

Nên các nhà máy sản xuất Xút còn ở mức khiêm tốt. Một số nhà máy sản xuất sử dụng canxi để trung hòa lượng Clo dư, nhằm giải phóng ra Canxi Clorua, vốn là chất thường được dùng trong dung dịch khoan do có thể làm tăng tỷ trọng dung dịch lỏng nước biển, cải thiện tính chất lỏng và điều chỉnh độ thẩm thấu trong bùn. Hiện nay Xút vẫn được bảo hộ công nghiệp với việc đánh thuế nhập khẩu từ 5÷20%.

 

Công nghiệp hóa chất phát triển

Công nghiệp hóa chất 

Nền kinh tế đang trên phát triển kéo theo nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nhựa PVC, ngành công nghiệp dệt nhuộm, ngành sản xuất giấy…. Ngành công nghiệp hóa dầu sẽ được chú trọng và thúc đẩy trong thời gian tới với việc đưa sản xuất vào Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong, Nhà máy lọc dầu Vũng Rô mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo đó các dự án dây chuyền Xút – Clo sẽ được đầu tư song song với việc phát triển các tổ hợp hóa dầu.


Năng lực sản xuất, quy hoạch phát triển sản xuất xút:

Hiện nay có các doanh nghiệp trong ngành sản xuất như sau:

 - Nhà máy hóa chất Đông Á công xuất sản xuất Xút: 15.000 tấn/năm.
 - Nhà máy hóa chất công ty giấy Bãi Bằng công suất sản xuất Xút: 10.000 tấn/năm
 - Nhà máy hóa chất Việt Trì công xuất sản xuất Xút: 40.000 tấn/năm
 - Nhà máy hóa chất Biên Hòa công xuất sản xuất Xút: 40.000 tấn/năm.
 - Nhà máy hóa chất của công ty Vedan công xuất sản xuất Xút: 80.000 tấn/năm

Với nhu cầu thị trường còn rất lớn, đơn cử công ty Samsung khi đưa vào sản xuất tổ hợp sản xuất tại Thái Nguyên và mở rộng nhà máy ở Bắc Ninh cũng tiêu thụ lượng xút 5.000 tấn/năm. Cho nên các đơn vị truyền thống đang đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất trong thời gian tới. Theo quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020 những dự án sau sẽ đi vào sản xuất:

 - Dự án đầu tư công nghệ sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion tại công ty cổ phần Đông Á tại Phú Thọ.

 - Đầu tư dự án sản xuất xút vẩy và sản phẩm gốc Clo công suất 120.000 tấn/năm tại miền Trung đáp ứng cho các dự án hóa dầu tại miền Trung, các dự án khai thác chế biến alumium Tây Nguyên đón đầu nhu cầu sản xuất PVC trong nước.

Cơ cấu chi phí sản xuất Xút

Hiện nay trong sản xuất Xút - Clo công nghệ màng điện phân màng ngăn ion là công nghệ hiện đại nhất. Với công nghệ này có rất nhiều ưu điểm nổi trội so với công nghệ màng ngăn amiăng cũ như: điện năng tiêu tốn giảm 25%, giảm công đoạn dùng hơi để cô đặc vì sau khi điện phân xút đã đạt nồng độ 30- 32%,hiệu suất điện phân đạt 98%, giảm chi phí tổn thất muối trong quá trình sản xuất 5%. Các dự án đầu tư mới và nâng cấp buộc phải áp dụng công nghệ này vào sản xuất vì đến năm 2020 sẽ không còn dùng amiăng vào sản xuất công nghiệp nữa.

Việc áp dụng công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiểu quả kinh doanh cho doanh nghiệp hơn. Cụ thể cơ cấu giá thành sản phẩm xút chi phí điện năng giảm chỉ còn chiếm khoảng 40% sau đó là chi phí nguyên vật liệu (muối công nghiệp) khoảng 30% và còn lại 30% chi phí nhân công và chi phí khác.

Với những tiềm năng phát triển đó hy vọng trong tương lai cá doanh nghiệp trong nước sẽ tăng trưởng để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu xút trong nước với giá xút tốt nhất. Cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định chất lượng cho sản xuất công nghiệp.

Dongachem/2017

Bình luận, Hỏi đáp