1. Tình trạng xử lý nước ao nuôi cá ngày nay như thế nào?
Tình trạng xử lý nước ao nuôi cá ngày nay như thế nào?
Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm mà người dân nuôi cá ở các vùng đồng bằng thường sử dụng nhất là dùng hóa chất Clo. Tuy nhiên, một số loại hóa chất độc hại lại có khả năng tác dụng với chất thải trong môi trường ao hồ tạo ra hợp chất khác có nguy cơ gây bệnh cao. Nguyên tố này còn có khả năng ăn mòn cao, dễ gây hỏng hóc nên dù cách thực hiện dễ dàng nhưng nguy cơ mang lại rất lớn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng.
Theo các thống kê, ngành xuất khẩu cá tra ở nước ta bình quân mang về hơn 2 tỷ USD doanh thu, giải quyết vấn đề việc làm cho khoảng 100 nghìn người lao động. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải ao nuôi cá lại tồn tại khá nhiều vấn đề, là thử thách cần giải quyết của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, lượng cá chết do nước không đảm bảo chiếm tới 70%, đồng thời là do đáy ao bị ô nhiễm vì chất thải không được rút bỏ hoàn toàn. Khi gặp phải vấn đề này, người dân thường muốn giải quyết nhanh chóng bằng cách sử dụng hóa chất nên môi trường càng có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Nông dân phải dọn dẹp đáy ao định kỳ, xả hết lớp bùn đọng và thu gom tàn dư thức ăn thừa.
2. Cách xử lý nước ao nuôi cá bị ô nhiễm đúng, chuẩn kỹ thuật
Ngày nay có khá nhiều cách giúp xử lý tốt nước ao nuôi cá đang bị ô nhiễm một cách hiệu quả, nhanh chóng. Cụ thể:
Cách xử lý nước ao nuôi cá bị ô nhiễm đúng, chuẩn kỹ thuật
Sử dụng chế phẩm sinh học
Cách xử lý nước ao cá bị đen bằng các chế phẩm sinh học là phương pháp tối ưu nhất hiện nay mà nhiều trang trang trên cả nước đang áp dụng. Việc xử lý nước kết hợp chế phẩm sinh học giúp loại bỏ tốt vi khuẩn, hạn chế mầm bệnh và duy trì độ pH ở mức ổn định, làm sạch nước, giảm khí độc, tăng oxy hòa tan,.... từ đó gia tăng năng suất, chất lượng cũng như sự phát triển của cá.
Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp ủ thức ăn sẽ giúp cá sinh trưởng nhanh chóng, rút ngắn thời gian nuôi hơn. Nên dù có giá thành hơi cao, các loại chế phẩm sinh học vẫn được áp dụng nhiều hơn vì sự tiện lợi và công dụng tốt hơn nhiều lần so với những cách khác.
Dùng cây làm sạch nước
Bà con có thể sử dụng các loại cây trồng sở hữu công dụng lọc, làm sạch nước như rễ bèo tây, bèo dâu, sen, ngổ nước cho vào ao nuôi. Những nguyên liệu này vừa thân thiện với thiên nhiên, vừa dễ kiếm và còn có tác dụng làm sạch nước đáng kể, giúp cá phát triển lành mạnh hơn. Tuy nhiên, muốn tối ưu khả năng xử lý nước, người dân phải thường xuyên vớt và thay đổi bèo trong ao nuôi.
Thay nước, lọc nước thải
Trường hợp có sông hồ gần nhà, người dân cần tiến hành lọc nước qua lưới để loại bỏ tất cả tạp chất, vi sinh vật có hại. Biện pháp này khá tiết kiệm chi phí cho người nuôi cá, khi thay nước cũng có thể bỏ thêm vôi vào để nước lọc sạch hơn.
3. Hướng dẫn chi tiết cách bước xử lý nước ao nuôi cá
Cách xử lý nước ao cá bị đục, bị ô nhiễm thực hiện khá đơn giản, mọi người chỉ cần thực hiện theo 3 bước hướng dẫn cơ bản sau đây:
Hướng dẫn chi tiết cách bước xử lý nước ao nuôi cá
Bước 1: Làm sạch đáy ao
Thông thường, ngay sau mỗi vụ mùa kéo dài từ 10 - 12 tháng, lượng bùn bẩn hay thức ăn dư thừa tồn tại ở đáy ao rất nhiều và còn ẩn chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn nguy hiểm. Do đó, trong quy trình xử lý nước ao hồ nuôi cá cần quan tâm tới việc làm sạch đáy ao thông qua những phương pháp đã nhắc đến trước đó.
Bạn có thể thực hiện bằng những cách thủ công như nạo vét bùn hay rút cạn nước đều được. Bên cạnh đó cũng có thể tận dụng sự giúp đỡ từ những loại máy móc hút bụi bẩn để đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Bón vôi khử trùng hoặc sử dụng hóa chất khử trùng
Bón vôi khử trùng ao nuôi được đánh giá là cách rẻ tiền nhưng mang đến hiệu quả tốt nhất mà người nông dân có thể thực hiện. Đồng thời vôi cũng tạo điều kiện điều chỉnh lại độ pH ổn định cho các chất hữu cơ có thêm môi trường phân hủy tốt hơn.
Bên cạnh đó, những vi sinh vật có lợi cũng phát triển nhanh, dễ dàng sống trong môi trường đó hơn. Hai loại vôi phổ biến mọi người có thể sử dụng hiện nay là vôi sống CaO hoặc đá vôi CaCO3. Tuy nhiên, vôi sống vẫn là lựa chọn tối ưu, có độ ổn định cao nhất trong việc xử lý nước ao nuôi cá.
Muốn thực hiện, đầu tiên phải rải đều vôi sống khắp ao nuôi cũng như trên bờ, đặc biệt là ở các vị trí thường cho cá ăn cần bón nhiều hơn. Lượng vôi cần sử dụng tùy thuộc vào độ pH đo được trong ao nuôi, nếu pH ≥ 6,5 cần bón với tỷ lệ 5-7kg/ 100 m2. Nếu ao bị ô nhiễm, bị chua thì lượng vôi phải sử dụng cần tăng lên ở mức 10-15kg/ 100m2 và phải phơi ao từ 3 - 5 ngày trước khi cấp lại nước.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại hóa chất xử lý nước nếu nguồn nước nuôi cá ô nhiễm nặng. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Bước 3: Cấp lại nước cho ao
Sau khi thực hiện xong những bước kể trên, bạn có thể tiến hành cấp lại nước cho ao nuôi cá như bình thường. Nước trước khi bơm vào ao phải được lọc kỹ càng, loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn, ấu trùng gây hại.
Tiếp theo, tiến hành các thao tác gây màu nước cho ao nuôi, giúp đảm bảo môi trường phát triển ổn định, tạo điều kiện phát triển vi sinh vật có lợi và mang đến nguồn thức ăn tự nhiên bổ dưỡng cho cá. Để thực hiện gây màu nước, bạn có thể dùng phân hữu cơ hay vô cơ, sau khoảng 2 - 3 ngày mới tiến hành thả cá vào ao nuôi.
4. Tầm quan trọng của việc xử lý nước ao cá bạn nên biết
Tầm quan trọng của việc xử lý nước ao cá bạn nên biết
Việc xử lý nước ao hồ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Bởi nếu không đáp ứng đúng quy trình xử lý tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Bao gồm:
-
Vì nhu cầu xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế nên người dân nuôi trồng hiện nay thường chạy theo số lượng khiến mật độ cá dày đặc. Điều này gây ô nhiễm môi trường nước do lượng thức ăn tồn đọng, chất thải cá cũng bị đọng lại trong nước và ở dưới nền đáy.
-
Tác động phân hủy các vi sinh vật là nguyên nhân chính tạo nên những loại khí độc như N2S, CO2, NH3,... Chất khí này tồn tại trong môi trường nước, gây độc hại và khiến cá bị căng thẳng, suy giảm sức đề kháng, dễ phát sinh dịch bệnh.
-
Những khí độc sinh ra trong suốt quá trình phân hủy khiến cho lượng tảo trong ao nuôi bị tăng đột biến, nhất là những loại tảo có hại. Sụp tảo gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cá và cũng là nguyên nhân chính khiến cá chết hàng loạt.
-
Môi trường sống bẩn tạo điều kiện cho những ký sinh trùng ký sinh trên cá, khiến chúng chậm phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và làm tăng chi phí chữa trị.
5. Đông Á- Cung cấp hóa chất, thuốc xử lý nước ao nuôi cá số lượng lớn
Việc xử lý nước ao nuôi cá không chỉ giúp tạo môi trường sống chất lượng, phát triển nhanh và khỏe mạnh mà còn mang đến năng suất cao cho người dân. Đồng thời giảm thiểu các chi phí chữa bệnh, giúp người dân bớt đi gánh nặng về dịch bệnh làm giảm doanh thu hồ nuôi.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước thải ao nuôi chính hãng với số lượng lớn trên thị trường. Đông Á là sự lựa chọn hàng đầu bởi đây là đơn vị chuyên sản xuất, phân phối hóa chất uy tín nhất Việt Nam hiện nay. Sản phẩm công ty cung cấp có sự đảm bảo về chất lượng, giá thành cạnh tranh và còn có nhiều ưu đãi lớn dành cho khách mua hàng với số lượng lớn.
Thông tin liên hệ:
-
Hotline: 0912 536446 - 0914 219646
-
Email: kinhdoanh@dongachem.vn
-
Zalo: 0210 652 3333
-
Website: dongachem.vn
-
Địa chỉ: Khu 9, TT. Phong Châu, H. Phù Ninh, T. Phú Thọ.