Top 7 giải pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi hiệu quả

10:38 | 18/05/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Việt Nam là đất nước với 70% số dân sinh sống tại các vùng nông thôn. Các hoạt động chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên các hoạt động chăn nuôi là nguồn cơn gây ra ô nhiễm môi trường. Trong bài viết này, Đông Á xin chia sẻ top 7 giải pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi hiệu quả. 

1.Thực trạng vấn đề vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Một kết quả kiểm tra độ nhiễm khuẩn trong chuồng chăn nuôi cho thấy vi khuẩn trong không khí tại chuồng cao hơn gấp 30 - 40 lần so với không khí bên ngoài. Chất thải rắn các vật nuôi thải ra mỗi ngày (kg/con/ngày) là: Trâu 15kg, bò 10kg, lợn 2kg, gia cầm 0,2kg. Hàng năm tại Việt Nam có hơn 73 triệu chất thải rắn (thức ăn thừa và phân khô) và 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng trại, phân lỏng) do ngành chăn nuôi tạo ra. Trong đó khoảng 80% chất thải lỏng và 50% chất thải rắn xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. 

Khoảng 80% chất thải lỏng và 50% chất thải rắn xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng

Khoảng 80% chất thải lỏng và 50% chất thải rắn xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng

 

2. Tại sao cần giữ vệ sinh môi trường sống của vật nuôi

Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi là hoạt động cần thiết. Nó không chỉ liên quan đến lợi ích môi trường sống của vật nuôi mà còn là tiền đề phát triển ngành chăn nuôi chuyên nghiệp, bền vững. Đây là một số lý do cụ thể vì sao cần vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

  • Đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và con người: Các nguồn tài nguyên như nước, đất được sử dụng quá mức trong chăn nuôi sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường, mất cân bằng tài nguyên. Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm chứa nhiều sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người, vật nuôi.

  • Kiểm soát ô nhiễm trong môi trường: Hoạt động chăn nuôi tạo ra nhiều loại chất thải gây hại. Việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên và có kế hoạch giúp kiểm soát và quản lý tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Chăn nuôi trong môi trường đảm bảo vệ sinh giúp các sản phẩm thực phẩm từ gia súc đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không chứa các chất độc hại trong thịt. 

  • Chuyên nghiệp hóa các hoạt động chăn nuôi. Các quy định và chuẩn mực về vệ sinh môi trường sống vật nuôi được áp dụng đúng sẽ giúp ngành chăn nuôi Việt Nam được chuyên nghiệp hóa, duy trình hình ảnh tích cực về ngành trong lâu dài.

Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi là hoạt động cần thiết

Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi là hoạt động cần thiết

3. Top 7 giải pháp vệ sinh môi trường trong chăn nuôi hiệu quả

Tùy vào loại vật nuôi mà có những giải pháp bảo vệ môi trường riêng. Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh môi trường trong chăn nuôi phổ biến và hiệu quả:

3.1 Quy hoạch khi xây dựng chuồng, vệ sinh định kỳ.

Chuồng trại vật nuôi cần vệ sinh định kỳ. Điều này giúp giảm bớt tác động xấu do vi khuẩn trong chất thải tới sức khỏe vật nuôi và môi trường. Khi xây dựng chuồng cần xem xét vị trí và diện tích, mật độ các khu nuôi. Các dãy chuồng cần có công trình xử lý chất thải hợp lý. 

Xung quanh khu vực chuồng trồng cây xanh như: keo dậu, vải, muồng, nhãn,... để tạo bóng mát, tránh gió, hút khí CO2 do chuồng gây ra. 

3.2 Giữ vệ sinh môi trường chuồng trại bằng các biện pháp sinh học.

Xử lý ô nhiễm môi trường sống của vật nuôi bằng giải pháp sinh học là xu hướng chăn nuôi xanh hiện nay, mang lại hiệu quả lớn. Hai giải pháp có nhiều ưu điểm là sử dụng chế phẩm sinh học EM và công nghệ khí sinh học (biogas). Các hầm biogas được xây dựng để xử lý chất thải mang lại rất nhiều lợi ích.

Các hầm biogas được xây dựng để xử lý chất thải mang lại rất nhiều lợi ích.

Các hầm biogas được xây dựng để xử lý chất thải mang lại rất nhiều lợi ích. 

Phân thải vật nuôi khi đưa vào bể chứa phân hủy hết, giảm thiểu mùi hôi, ký sinh trùng và ruồi nhặng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Hầm biogas còn có thể tái tạo nguồn năng lượng sạch từ khí thải chăn nuôi, tạo khí CH4 phục vụ thắp sáng, đun nấu. Chất thải sau cùng từ các chế phẩm sinh học EM có thể dùng ủ thành phân bón hữu cơ dùng trong trồng trọt. 

3.3 Ủ phân bằng phương pháp sinh học kết hợp che kín

Khi phân chuồng được lấy khỏi chuồng nuôi cần gom thành các đống. Trong lúc đánh đống, mỗi lớp phân 20cm bà con rải thêm một lớp tro bếp hoặc vôi bột. Cuối cùng dùng bùn ao trát lên bề mặt phân hoặc dùng nilon, bạt,... để phủ kín. Việc này giúp quá trình ủ giảm thiểu các khí thải như NH3, CO2, CH4,... thoát ra môi trường. Ủ phân cũng sinh nhiệt khiến các mầm bệnh như nấm, vi khuẩn, ấu trùng, trứng,... bị tiêu diệt bớt và hạn chế lây lan, phát tán. 

3.4 Xử lý nước thải chuồng nuôi bằng cây thủy sinh

Nước thải động vật trong các chuồng nuôi chứa nhiều phosphorus, nitrogen và các hợp chất vô cơ có thể hòa tan được. Vì thế rất khó tách chúng khỏi nước bằng cách lọc thông thường hoặc quét rửa. Bà con có thể dùng các cây thủy sinh như cỏ muỗi nước và bèo lục bình để xử lý.

Bèo lục bình

Bèo lục bình

Trồng cỏ muỗi nước và cỏ lục bình vào bể chứa mở, nước sâu khoảng 30cm. Nước thải để chảy vào bể lắng, đợi khi chất thải rắn lắng xuống đáy thì cho nước thải vào bể chứa mở. Nước có thể chứa trong bể lắng khoảng 30 ngày, giảm lượng photpho trong nước giảm xuống khoảng 58%. Nước thải có thể để trong bể xử lý 10 ngày, giảm 80-90% vật chất hữu cơ trong nước. Nước xử lý theo cách này có thể thải ra hồ, sông an toàn, không cần xử lý thêm. 

Lưu ý kích cỡ của bể phụ thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ cần xử lý chất thải của 10 con gia súc tương đương 456 lít thì cần bể dài cạnh 6m, sâu 0.5cm. Diện tích bề mặt 36m2 và tổng khối lượng 18m3. Cây thủy sinh sau khi lọc nước thải có thể thu hoạch dùng làm phân hữu cơ, phân trộn hoặc phân xanh. 

3.5 Chăn nuôi gia súc trên nền đệm lót sinh thái

Đây là phương pháp chăn nuôi mới được áp dụng tại Việt Nam. Người nuôi chăn nuôi gia súc trên nền chuồng đệm lót có các vi sinh vật có ích thay gạch cứng hay nền xi măng. Nền chuồng là đất nện sâu hơn mặt đất, trải một lớp đệm lót dày khoảng 60cm, trên đệm phun dung dịch men gồm hỗn hợp vi sinh vật có ích.

Chăn nuôi gia súc trên nền đệm lót sinh thái

Chăn nuôi gia súc trên nền đệm lót sinh thái

Nguyên liệu cho đệm lót thường là thực vật như trấu, mùn cưa, thân cây ngô, lõi bắp,... Lớp đệm có hạn sử dụng khoảng 4 năm. Vật nuôi trong quá trình phát triển có thể ăn men vi sinh vật có trong đệm lót, chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ axit amin cho vật nuôi. Bằng cách này người nuôi tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực và 10% chi phí cho các loại thức ăn, thuốc thú ý trừ dịch. Các vi sinh vật có trong men đã giúp phòng chống một phần các loại dịch bệnh ở vật nuôi. 

3.6 Điều chỉnh khẩu phần ăn cho vật nuôi

Khẩu phần ăn sẽ góp phần điều chỉnh các chất độc có trong chất thải vật nuôi. Điều chỉnh khẩu phần ăn và chọn nguồn thức ăn phù hợp sẽ giúp giảm lượng chất thải, giảm chất độc hại. Vật nuôi cũng cần tiêm phòng vaccine, uống thuốc định kỳ để đảm bảo sức khỏe. 

3.7 Sử dụng hóa chất Chlorine khử trùng chuồng trại

Chlorine là một hợp chất oxy hóa mạnh, có thể tác động trực tiếp lên màng tế bào, thẩm thấu vào sâu bên trong từ đó thay đổi cấu trúc phân tử của các loại vi khuẩn, từ đó khiến chúng không thể hoạt động và chết đi. 

Chlorine được ứng dụng để khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi trong chăn nuôi gia súc. Chúng giúp diệt các loại khuẩn sinh mủ, khuẩn E.coli, liên cầu khuẩn, tụ huyết trùng, trực khuẩn đóng dấu lợn, phó thương hàn,... Người nuôi có thể pha chất này với nước theo tỷ lệ nhất định và phun lên nơi có chất thải hoặc chuồng bệnh. 

Đông Á là đơn vị uy tín cung cấp hóa chất Chlorine phục vụ vệ sinh môi trường chuồng trại. Sản phẩm của chúng tôi có giá thành phù hợp, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với công suất sản xuất lên tới 10.000 tấn/năm, có thể tăng theo cấp số nhân trong tương lại, Đông Á  có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng Chlorine trong cả nước. 

Các giải pháp trên nếu được thực hiện đều đặn và đúng cách chắc chắn mang lại hiệu quả trong quá trình giữ vệ sinh môi trường chuồng trại. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua hóa chất Chlorine phục vụ công tác khử trùng chuồng trại, hãy truy cập website Đông Á để được tư vấn chi tiết nhé. 

Bình luận, Hỏi đáp