Tiềm năng phát triển của công nghiệp hóa chất Việt Nam

03:02 | 22/07/2024

Tác giả: Vũ Ngọc Phan

Ngành công nghiệp hóa chất được dự báo phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cùng Đông Á tìm hiểu xem những tiềm năng nào giúp ngành công nghiệp hóa chất tự tin phát triển.

Công nghiệp hóa chất là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, làm tiền đề hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 

Theo các tài liệu thống kê, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10%.

Tính đến năm 2020, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước. Với 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%); 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%); 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)…

Những tiềm năng phát triển của công nghiệp hóa chất Việt Nam

Ngành công nghiệp hóa chất được dự báo phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cùng Đông Á tìm hiểu xem những tiềm năng nào giúp ngành công nghiệp hóa chất tự tin phát triển.

  • Nhu cầu thị trường trong nước có xu hướng tăng: Những ngành công nghiệp lớn sử dụng nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp làm nguyên phụ liệu đầu vào như điện tử, thép, dệt may, da giày, ô tô…đang có mức tăng trưởng tốt, thuộc nhóm cácngành được ưu tiên hoặc mũi nhọn để phát triển. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Nhu cầu thị trường trong nước tăng

Nhu cầu thị trường trong nước tăng

  • Ngành công nghiệp hóa chất được Đảng và Nhà nước xác định là ngành công nghiệp nền tảng nên đặc biệt ưu tiên phát triển. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển.

  • Điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hóa chất. Hầu hết các dự án trong giai đoạn gần đây sử dụng công nghệ tiên tiến, tiệm cận với trình độ khu vực và thế giới, các yếu tố an toàn, môi trường, hiệu quả được nâng cao. 

  • Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn để thu hút các dự án sản xuất hóa chất: Tổ hợp công nghiệp hóa dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung; một số khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp hóa chất như: Đình Vũ, Phú Mỹ - Cái Mép, khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai…

  • Nguồn lực về lao động tương đối dồi dào, lao động kỹ thuật được đào tạo bài bản. - Năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao.

Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản

Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản

  • Bước đầu hình thành ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực sản xuất chủ yếu như phân bón, hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, hóa chất tiêu dùng…

  • Xu thế phát triển ngành công nghiệp hóa chất thế giới hiện nay là dịch chuyển dần các nhà máy sản xuất hóa chất đến các nước đang phát triển, Việt Nam có được nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư.

  • Hội nhập kinh tế tạo cơ hội cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực.

  • Vị trí địa kinh tế - chính trị thuận lợi, bờ biển dài và các cảng nước sâu là điều kiện cần thiết để phát triển các trung tâm, tổ hợp công nghiệp hoá chất và logistic.

  • Ngành công nghiệp hóa chất sở hữu tài nguyên, nguyên liệu có trữ lượng khoáng sản phong phú như đá vôi, apatit, quặng đồng,... là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hóa chất. Việt Nam còn có nguồn nguyên liệu sinh học dồi dào như mía, sắn, cao su,... có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm hóa chất sinh học.

Công ty CP Đông Á - Hóa chất Đông Á

Công ty CP Đông Á - Hóa chất Đông Á

Các ngành hóa chất tiềm năng

Tổng thể ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam được chia thành 10 phân ngành chính, bao gồm: hóa dầu; hóa chất cơ bản (bao gồm cả hoá chất tiêu dùng hóa chất  tinh khiết…); phân bón; hóa dầu; sản phẩm cao su, sơn - mực in, khí công nghiệp; nguồn điện hóa học (pin, ắc quy); hóa chất bảo vệ thực  vật; sản phẩm chất tẩy rửa và một số hóa chất khác. 

Ngành hóa chất cơ bản Xút - clo

​​​​​​​Ngành hóa chất cơ bản Xút - clo

Dự báo trong những năm tới các ngành hóa chất tiềm năng sẽ bao gồm:

  • Hóa chất cơ bản: Nhu cầu về các sản phẩm hóa chất cơ bản như amoniac, axit, xút , clo, soda ash,... ngày càng tăng để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

  • Hóa chất nông nghiệp: Nhu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,... ngày càng cao do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

  • Hóa chất dệt may: Nhu cầu về hóa chất nhuộm, hóa chất xử lý dệt may,... ngày càng tăng do ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu mạnh.

  • Hóa chất cao su: Nhu cầu về hóa chất cao su tổng hợp, hóa chất cao su tự nhiên,... ngày càng cao do ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển mạnh.

Bằng cách nắm bắt cơ hội, phát huy tiềm năng, vượt qua các thách thức thị trường hóa chất Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước đi phát triển, trở thành ngành công nghiệp đóng góp GDP lớn cho Việt Nam

Bạn nhận định thế nào về những tiềm năng này của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Hãy chia sẻ bên dưới cùng Đông Á nhé.

Tham khảo: Cuchoachat.gov.vn ; bocongthuong

Theo dõi Đông Á để cập nhật nhiều thông tin ngành hóa chất

Bình luận, Hỏi đáp