Nuôi thuỷ sản nước ngọt và các loại giống thuỷ sản phổ biến hiện nay

08:10 | 14/05/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Nuôi thuỷ sản nước ngọt là ngành nghề phổ biến tại Việt Nam, đem đến nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Để vụ nuôi thành công, bà con cần nắm vững được các loại thuỷ sản nước ngọt cũng như quy trình nuôi đúng kỹ thuật. Tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nuôi thuỷ sản nước ngọt là gì?

Nuôi thuỷ sản là phương thức nuôi trồng các loại sinh vật sống dưới môi trường nước như tôm, cá, ốc, ngao hay các loài giáp xác khác. Quá trình nuôi bao gồm việc cải tạo và xây dựng môi trường sống đến việc cung cấp thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và quản lý chất lượng nước…

Mục tiêu chính của ngành nuôi trồng thuỷ sản là cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn và đủ chất dinh dưỡng đồng thời bảo vệ tài nguyên sinh vật tự nhiên bởi áp lực khai thác quá mức. Người nuôi cần phải am hiểu rõ về đặc điểm sinh học, quá trình phát triển và dinh dưỡng của từng loại sinh vật thì mới áp dụng và quy trình nuôi một cách hiệu quả. Đặc biệt cần quan tâm đến các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH hay chất lượng nước.

Nuôi thuỷ sản nước ngọt là gì?

Nuôi thuỷ sản nước ngọt là gì?

Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phổ biến nhất hiện nay

Nuôi thuỷ sản nước ngọt có nhiều hình thức khác nhau, tùy vào điều kiện tự nhiên, địa lý cũng như nhu cầu thị trường của từng vùng miền. Dưới đây là các cách nuôi thuỷ sản nước ngọt phổ biến tại Việt Nam.

1. Nuôi thuỷ sản nước ngọt quy mô nhỏ

Đây là kỹ thuật khá phổ biến được các hộ gia đình, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng địa phương ứng dụng. Phương pháp này được thực hiện quy mô nhỏ trong bể nuôi, thường thấy ở các khu vực nông thôn hoặc những khu vực ven sông. Người dân sẽ nuôi một số lượng ít tôm, cá, cua, hay các loại thuỷ sản khác trong bể vuông hoặc trong lưới ở ngoài ao, sông hồ. 

2. Nuôi thuỷ sản nước ngọt quy mô lớn

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, người dân sẽ nuôi thuỷ sản số lượng lớn trong các ao hồ, sản phẩm sau khi được thu hoạch sẽ được phân phối ra thị trường. Các loại cá được nuôi thương mại có thể kể đến như: Cá trắm, cá rô phi, tôm, cua, ếch, cá chép, cá trôi, cá diêu hồng…

3. Nuôi thuỷ sản nước ngọt cao sản

Đây là mô hình nuôi tôm cá thâm canh, dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Con giống sẽ được chọn lọc từ trại giống và người nuôi có thể nuôi trong lồng hoặc các bể nuôi nhân tạo có màng lớn. 

4. Nuôi thuỷ sản nước ngọt tích hợp

Tích hợp là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, mô hình này nuôi kết hợp giữa các đối tượng nuôi trồng khác nhau, các đối tượng sẽ có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Ví dụ như nuôi trồng tích hợp: Nuôi tôm kết hợp với nuôi cá; Nuôi cá kết hợp với rong biển; Nuôi cá trong ao lúa.

Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phổ biến nhất hiện nay

Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phổ biến nhất hiện nay

Các loại thủy sản nước ngọt phổ biến nhất hiện nay

Thuỷ sản nước ngọt bao gồm những sinh vật sống trong môi trường nước không có muối hoặc hàm lượng muối thấp như nước sông, ao, hồ, đầm… Nó bao gồm các loại sau đây:

1. Các loại cá nước ngọt

Cá chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loài thuỷ sản nước ngọt, nó đa dạng về chủng loại và mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, để có thể nuôi trồng các loại cá nước ngọt hiệu quả và bền vững cần phải có các biện pháp bảo vệ nguồn nước, áp dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến giúp phòng bệnh và đem đến năng suất cao cho vụ nuôi. Một số loài cá được nuôi phổ biến tại Việt Nam.

  • Cá trắm cỏ: Bao gồm cá bông, cá trắm đen, cá trắm vàng với những thớ thịt ngon, trắng, đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Loại cá này nuôi trong 1 năm sẽ đạt từ 0,7 - 1,5kg, 2 năm sẽ đạt từ 2 - 3kg một con. Thức ăn chính là cỏ, lá rau, bèo, cám… chúng có thể chịu được nhiệt độ thấp nhưng dễ bị bệnh đốm đỏ.

  • Cá rô phi: Loại cá này được xếp vào nhóm thuỷ sản nước ngọt bán chạy nhất tại Việt Nam. Nó có nhiều biến thể như cá rô đồng, cá rô xanh, cá rô phi… sinh sống ở tầng giữa và tầng đáy của ao nuôi. Thức ăn chính của cá là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu phân bò, phân lợn hay các loại thức ăn tổng hợp và tinh bột. Cá nuôi sau 1 năm đạt trên 1kg/ con.

  • Cá chép: Cá chép là loại cá bổ dưỡng được sử dụng nấu cháo tẩm bổ cho bà bầu, những người ốm dậy. Thức ăn chính của nó chủ yếu là giun, ốc, côn trùng, ấu trùng hoặc các loại thức ăn khác như thóc, đậu, ngô. Cá chép dù sống trong môi trường khắc nghiệt nhưng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Sau 1 năm cá đạt từ 0,3 - 0,5kg/ con.

  • Cá basa (cá tra): Đây là loại cá nước ngọt đem đến giá trị kinh tế lớn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nó thường được nuôi trong ao lớn, cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng lớn cho thị trường.

  • Cá cảnh: Ngoài những loại cá mang giá trị thương mại thì các loại cá cảnh cũng được ưa chuộng tại Việt Nam. Ví dụ như cá vàng, cá koi, cá betta cũng rất được ưa chuộng hiện nay.

Các loại cá nước ngọt

Các loại cá nước ngọt

2. Các loại tôm nước ngọt

Tôm là loại thuỷ sản nước ngọt đem đến giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Nó được nuôi trồng ở cùng vùng ven biển hoặc các khu vực miền tây sông nước. Dù là loại thuỷ sản có chu kỳ nuôi ngắn hạn nhưng lại đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Nhiều gia đình thu về hàng tỷ đồng sau 3 tháng nuôi tôm, tuy nhiên cũng có gia đình mất trắng do dịch bệnh. 

Để nuôi được tôm nước ngọt bà con cần phải xử lý nước kỹ trước khi nuôi tôm, kiểm soát dịch bệnh và cho ăn với liều lượng vừa đủ. Một số loài tôm được nuôi phổ biến như  tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, tôm đồng… Đây là một trong những loại thuỷ sản nước ngọt được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Tôm nước ngọt

Tôm nước ngọt

3. Động vật thân mềm

Trong các loài thuỷ sản nước ngọt sẽ bao gồm nhóm động vật thân mềm như trai, ốc, hến… cũng được nuôi và chăm sóc sau đó bán ra thị trường. Đặc biệt hiện nay người dân nuôi trai để lấy ngọc, đem đến giá trị kinh tế bền vững cho toàn hộ nuôi. Giá đầu vào thấp nhưng lại được bán ra thị trường với giá cao từ 200 - 400 triệu đồng tuỳ vào loại ngọc. 

Ngoài ra, ốc cũng là một loài thuỷ sản có nhiều giá trị dinh dưỡng, chế biến thành nhiều món ngon, được nuôi trồng ở các vùng đầm ven biển hoặc các ao hồ trong nội địa. Ốc có nhiều loại khác nhau như ốc len, ốc bươu vàng, ốc hương….

4. Động vật lưỡng tính

Lươn là động vật sinh sống trong môi trường nước ngọt, nó thường được nuôi trồng ở các khu vực đất thấp và đồng bằng. Vào mùa hè lươn lớn nhanh nhưng lại chậm sinh trưởng vào mùa đông. Lươn là sống ở môi trường sạch sẽ với độ pH từ 6,2 - 6,5 và không thể sống ở những nguồn nước nhiễm bẩn. Thông thường, lươn được nuôi chung với cá rô phi, ếch, baba… đây cũng là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Nơi thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều sông, suối ao hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tại các khu vực phía Bắc, địa hình tự nhiên đa dạng, có thể phát triển các loại hình nuôi lồng bè trong hồ chứa, sông suối hoặc nuôi kết hợp với ruộng lúa. Các loại thuỷ sản được lựa chọn bao gồm cá trôi, cá chép, cá trắm, rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá lăng… đem đến hiệu quả kinh tế cao. 

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các nước lạnh được ưa chuộng tại các khu vực Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc lắc, Bình Định. Tại vùng Đồng Bằng SCL phát triển các mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp. Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, và họ nuôi cá nước ngọt và tôm nước lợ cho năng suất cực kỳ cao.

Nơi thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Nơi thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản

Xử lý nước là khâu quan trọng khi nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay bà con sử dụng hóa chất chlorine, xút NaOH kết hợp với một số hoá chất khác để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Việc này giúp loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh giúp các sinh vật phát triển tốt nhất.

Hoá chất Đông Á

Hoá chất Đông Á

Hóa Chất Đông Á là đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất và phân phối các loại chất xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên toàn quốc. Sản phẩm của chúng tôi được người dân tin tưởng lựa chọn không chỉ ở chất lượng mà còn là sự uy tín và giá thành hợp lý.

Nếu quý bà con đang có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước thuỷ sản hãy liên hệ ngay cho Đông Á theo số HOTLINE 0822 525 525 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Càng mua số lượng lớn càng rẻ, luôn sẵn các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng lớn.

Bình luận, Hỏi đáp