Giải pháp thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển

09:48 | 24/05/2024

Tác giả:

Nuôi trồng thủy sản nước lợ đang rất phát triển tại Việt Nam do nước ta có một hệ thống sông ngòi, ao hồ,… rộng lớn. Vậy có các loại thủy sản nước lợ nào và giải pháp để ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển là gì, cùng Đông Á trả lời bạn nhé.

Thủy sản nước lợ là gì?

Nước lợ là vùng nước có độ mặn cao hơn so với nước ngọt và thấp hơn so với nước biển. Tức là ở trong nước lợ, hàm lượng nước biển cao hơn so với phần nước ngọt. Loại nước này có thể được sản sinh ra từ một số hoạt động của con người như xây dựng nhà vẹn biển, nước bị nhiễm chất thải gradient độ mặn hoặc các khu vực ngập lụt,…

Thủy sản nước lợ là loại thủy sản được nuôi hoặc đánh bắt từ các vùng nước lợ như sông, hồ, ao, và kênh mương.

Các loại thủy sản nước lợ

Hình ảnh một số loài cá nước lợ

Hình ảnh một số loài cá nước lợ

Do có độ mặn cao nên việc nuôi thủy sản ở nước lợ gặp khá nhiều khó khăn. Không phải loài thủy sản nào cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở trong môi trường này. Nếu không thực hiện việc quản lý và kiểm soát tốt thì nó có thể ảnh hưởng tới môi trường nước ngọt xung quanh.

Dẫu vậy thì vẫn có những loại thủy sản có thể phát triển, thậm chí là phát triển tốt trong môi trường nước lợ. Bởi lẽ chúng có thể sống được trong môi trường pha lẫn giữa nước ngọt và nước mặn.

Các loại thủy sản nước lợ bao gồm các loài tôm, cá, nghêu, sò, lươn. Trong đó có các loài cá phổ biến như như:  cá chốt sọc, cá chình, cá chìa vôi, cá ong căng, hàu cửa sông, cá nâu, cá bống cát, cá lưỡi mèo, cá bơn phên, rạm đồng, cá sủ vàng, bào ngư chín lỗ, cá dứa, cá hú, cá bông lau, cá tra, cá basa, cá hố, cá nheo, cá leo, cá chình,… Tùy từng đặc điểm nguồn nước mỗi vùng mà bà con có thể áp dụng hình thức nuôi xen và luân canh.

Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ

Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ

Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ

Nuôi trồng thủy sản nước lợ có một số đặc điểm chính như sau:

  • Môi trường nước lợ: Nuôi trồng thủy sản nước lợ tập trung vào việc sử dụng môi trường tại các hồ, ao, và kênh mương.
  • Cơ sở hạ tầng: Để nuôi trồng thủy sản nước lợ cóhiệu quả, cơ sở hạ tầng cần được xây dựng và bảo trì, bảo dưỡng tốt. Cơ sở hạ tầng này bao gồm hệ thống ao nuôi, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống lọc nước, bơm, máy lọc,…
  • Chế độ dinh dưỡng: Người nuôi phải cân nhắc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loài thủy sản nước lợ để đảm bảo chúng có thể phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.
  • Quản lý môi trường: Điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy hoà tan, độ mặn sẽ tạo điều kiện sống lý tưởng cho các loại thủy sản nước lợ.
  • Quản lý sức đề kháng: Đảm bảo sức đề kháng cho các loài thủy sản bằng cách áp dụng các phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh tật phù hợp.
  • Quản lý chất lượng nước: Thường xuyên theo dõi và kiểm soát chất lượng nước để ngăn chặn sự tích tụ các chất phụ gia và ô nhiễm, đồng thời phải đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho các loài thủy sản.
  • Quản lý lượng thức ăn: Điều chỉnh lượng thức ăn và tần suất cho ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản, tránh việc lãng phí thức ăn gây tốn kém chi phí và ô nhiễm môi trường.

Cơ hội phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Việt nam

Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ vì có các yếu tố sau đây:

- Tiềm năng tự nhiên

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, cung cấp một nguồn lợi nước lớn cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ngoài ra, với hơn 3,000 km bờ biển với 112 cửa sông, lạch, Việt Nam cũng có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. 

Việt Nam có hệ thống sông ngòi cung cấp nguồn nước lợ lớn

Việt Nam có hệ thống sông ngòi cung cấp nguồn nước lợ lớn

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta đang phát triển rất thuận lợi ở các vùng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang,… Đây đều là khu vực ven biển nên nguồn nước lợ rất dồi dào, thuận lợi cho sự phát triển của mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. Trong đó nuôi tôm quảng canh cải tiến hoặc nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh… là hình thức phát triển nhất. Ngoài ra ở khu vực tỉnh Đồng Nai, các loài thủy sản nước lợ như tôm sú, cua xanh, cá hường, bạch tuộc, cá nâu,… cũng được nuôi rất nhiều.

- Tăng trưởng kinh tế

Thông qua việc mở rộng hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ, yếu tố tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập cho người dân ở các khu vực nông thôn có thể được thúc đẩy hơn nữa.

- Nhu cầu thị trường

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nước lợ đang gia tăng không chỉ ở trong nước mà còn đến từ các thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là các loại thủy sản như tôm, cá tra, cá basa đã và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Công nghệ và quản lý

Sự phát triển của công nghệ trong quá trình nuôi trồng thủy sản đã giúp gia tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro. Việc áp dụng các phương pháp nuôi trồng hiện đại và tập trung vào việc quản lý chất lượng sẽ tạo điều kiện cho ngành phát triển bền vững.

- Hỗ trợ chính sách

Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đó là hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng các chính sách ưu đãi thuế.

- Xu hướng tiêu dùng

Người tiêu dùng đang ngày càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe và nguồn gốc của thực phẩm. Điều này đã tạo cơ hội cho các loài thủy sản nước lợ được sản xuất theo những tiêu chuẩn an toàn, bền vững.

Giải pháp thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển

Giải pháp giúp ngành nuôi thủy sản nước lợ phát triển

Giải pháp giúp ngành nuôi thủy sản nước lợ phát triển

Để thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ, một số giải pháp có thể được áp dụng:

- Tăng cường các hoạt động ứng phó với thiên tai

Tăng cường công tác dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, ứng phó với các biến đổi khí hậu và môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người nuôi và doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nước bền vững.

- Nâng cao chất lượng giống

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giống tôm, cá có chất lượng cao, kháng bệnh tốt và có khả năng tăng trưởng nhanh, mạnh. Việc cung cấp nguồn giống chất lượng cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc nuôi trồng.

- Nâng cao hoạt động quản lý dịch bệnh

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, tiêm phòng và cách ly cho giống trước khi thả nuôi. Đồng thời tăng cường công tác giám sát, phòng ngừa để kiểm soát dịch bệnh. Ứng dụng các công nghệ hiện đại và sinh học trong nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao vào nuôi trồng

Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, giám sát quá trình nuôi trồng để tăng năng suất vật nuôi và giảm chi phí sản xuất.

- Tạo điều kiện cho việc hợp tác và đầu tư

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, đồng thời thu hút đầu tư từ các tổ chức nước ngoài để phát triển ngành này.

Hy vọng bài viết của Đông Á có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về thủy sản nước lợ là gì, đồng thời hỗ trợ bà con nuôi trồng thủy sản nước lợ được hiệu quả và thành công hơn. Nếu bà con có thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ các giải pháp giúp nuôi tôm an toàn, hãy liên hệ với Đông Á nhé.

Bình luận, Hỏi đáp