Quy định dán nhãn hàng hoá hoá chất theo nghị định 43/2017 Chính Phủ

12:34 | 01/03/2023

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa;

NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA HÀNG HÓA

(Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)

Hóa chất gia dụng

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc hàm lượng hoạt chất;

đ) Số lô sản xuất;

e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

g) Thông tin cảnh báo;

h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Chất tẩy rửa

a) Định lượng;

b) Tháng sản xuất;

c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

d) Thông tin, cảnh báo;

đ) Hướng dẫn sử dụng.

Hóa chất

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);

e) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);

g) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);

h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA

(Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Cách ghi định lượng của hàng hóa
TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA CÁCH GHI
- Hàng hóa dạng rắn, khí.

- Khối lượng tịnh.

- Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng.

- Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn.

- Hàng hóa là khí nén.

- Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực).

- Hàng hóa dạng nhão, keo sệt.

- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực.

- Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun.

- Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun.

- Hàng hóa dạng lỏng.

- Thể tích thực ở 20 °C.

- Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun.

- Thể tích thực ở 20 °C gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

QUY ĐỊNH CÁCH GHI NGÀY SẢN XUẤT, HẠN SỬ DỤNG VÀ MÓC THỜI GIAN KHÁC CỦA HÀNG HÓA

(Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng
TRƯỜNG HỢP CÁCH GHI

Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ).

- NSX: 020416

HSD: 021018; hoặc

- NSX 02 04 16

HSD 02 10 18; hoặc

- NSX: 02042016

HSD: 02102018; hoặc

- NSX: 02042016

HSD: 02 10 2018; hoặc

- NSX: 02/04/16

HSD: 02/10/18; hoặc

- NSX: 020416

HSD: 30 tháng; hoặc

- NSX: 020416

HSD: 30 tháng kể từ NSX.

- HSD: 021018

NSX 30 tháng trước HSD

- NSX: 160402 (năm/ tháng/ngày)

- HSD: 181002 (năm/ tháng/ngày)

QUY ĐỊNH CÁCH GHI VỀ THÀNH PHẦN, THÀNH PHẦN ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA

(Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Cách ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
TRƯỜNG HỢP CÁCH GHI
Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa

Ghi là một thành phần của hàng hóa đó.

Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu.

Cách ghi khác về thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa
- Hóa chất.

- Công thức hóa học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng.

- Hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.

- Ghi thêm dung lượng nạp.

QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT, THÔNG TIN, CẢNH BÁO VỆ SINH, AN TOÀN CỦA HÀNG HÓA

(Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Hóa chất.

Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng.

- Nếu là hóa chất dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn.

- Ghi thêm cảnh báo tương ứng.

- Nếu là hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.

- Ghi thêm số hiệu bình, dung lượng nạp, người nạp, cảnh báo nguy hại.

Bình luận, Hỏi đáp