Potassium là gì? Tác dụng, liều lượng, thực phẩm chứa Potassium

05:02 | 11/10/2023

Tác giả: Phan Tử Châu

Potassium thực ra chính là một chất có ở trong nhiều loại rau củ quả mỗi ngày mà chúng ta sử dụng. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi khám phá xem Potassium là gì? Và tầm quan trọng của potassium đối với sức khỏe con người nhé.

Potassium là gì?

Potassium là gì?

Potassium là gì?

Potassium có tên bắt nguồn từ tiếng Latin và tiếng Arab, được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1807 bởi ông Humphry Davy. Đây là một kim loại được tách ra bởi quá trình điện phân do ông nghiên cứu và tách chiết ra từ potash ăn da. 

Khác với các kim loại không thuộc nhóm kiềm khác, potassium khi hoà tan trong nước sẽ giải phóng hydrogen. Khi tiếp xúc với không khí thì Potassium sẽ bốc cháy còn muối của Potassium sẽ tạo ra lửa màu tím. Tuy nhiên thì Potassium không gây độc hay nguy hiểm gì khi tiếp xúc và sử dụng.

Potassium dịch ra có nghĩa là khoáng chất kali, đóng một vai trò trong việc cải thiện mật độ xương. Khoảng 98% kali trong máu được tìm thấy trong các tế bào. Trong đó 80% có trong tế bào cơ bắp và phần còn lại kali được tìm thấy trong xương, gan và các tế bào hồng cầu.

Trong thực tế potassium có mặt ở đâu?

Trong thực tế potassium có mặt ở đâu?

Trong thực tế potassium có mặt ở đâu?

Khoa học đã phát hiện, potassium là kim loại phong phú thứ bảy trên trái đất vì nó chiếm khoảng 2,4% trọng lượng của vỏ trái đất. Đa số khoáng chất của Potassium không hoà tan được do đó rất khó thu được kim loại từ chúng. Ngoài ra trong những loại thức ăn hằng ngày của chúng ta sử dụng cũng có một lượng lớn chất potassium (kali) có lợi đối với sức khỏe.

Trong đời sống của con người thì potassium có vai trò cực kỳ quan trọng đối với động vật và con người. Các nhà khoa học tại Viện Y khoa trực thuộc Viện lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo người trưởng thành cần cung cấp tối thiểu 4.700 mg Potassium mỗi ngày. 

Nguồn thực phẩm giàu Kali nhất từ thực vật, tuy nhiên quá trình chế biến sẽ làm sẽ làm giảm tương đối hàm lượng Kali nên tốt nhất chúng ta nên sử dụng đồ tươi. Mặt khác, nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng natri cao. Vì vậy với những người tiêu thụ nhiều đồ ăn sẵn bổ sung lượng kali hấp thu.

Potassium sẽ dễ dàng tìm thấy ở nhiều loại rau củ như: bông cải xanh, súp lơ, dưa leo (dưa chuột), bí đỏ, khoai lang, cà rốt, rau dền, rau bina, cải xoăn, đậu Hà Lan, nấm portobello…… Các loại thị như: thịt heo, trứng, thịt gà, hải sản, ... Một số loại trái cây như: bơ, cam, chuối, … là nguồn cung cấp kali dồi dào nhất. 

Kali cũng được thêm vào một loại thực phẩm chế biến sẵn như đậu khô và ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ăn nhẹ, thực phẩm đông lạnh, thịt chế biến sẵn, súp, nước sốt… Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng bổ sung Potassium thông qua những thực phẩm hàng ngày.

Công dụng của potassium đối với sức khỏe con người

Công dụng của potassium đối với sức khỏe con người

Công dụng của potassium đối với sức khỏe con người

Potassium cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với đời sống của chúng ta. Công dụng chính của potassium là dưỡng chất giúp cho cây trồng phát triển, hóa chất này cũng có mặt ở hầu hết loại cây trồng. Chính vì điều này nên Potassium được sử dụng trong phân bón.

Nhiều muối potassium khác hữu ích cũng được ứng dụng rộng rãi, bao gồm potassium hydroxide, nitrate, carbonate, chloride, bromide, iodide, cyanide, sulfate, chromate, and dichromate. Tuy nhiên công dụng chính của potassium được đề cao tầm quan trọng đối với sức khỏe con người. Một số công dụng của potassium đối với sức khỏe chúng ta như:

Giúp bảo vệ xương và cơ bắp

Một số nghiên cứu cho biết chế độ ăn uống giàu potassium sẽ giúp phòng ngừa loãng xương bằng cách kiểm soát nồng độ canxi bài tiết qua nước tiểu. Ngoài ra hợp chất này cũng giúp làm tăng mật độ khoáng xương. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu kali cũng sẽ giúp cải thiện khối lượng cơ cho người cao tuổi và những người dễ bị mòn cơ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá toàn bộ tác dụng của potassium đối với sức mạnh xương.

Potassium có tác động tích cực đối với chức năng thận

Nồng độ kali thấp có thể ức chế quá trình tái hấp thu canxi của thận. Mức độ canxi cao trong thận là nguyên nhân chính hình thành sỏi thận. Các nghiên cứu cũng chỉ thấy, người sử dụng nhiều Kali có tỷ lệ bị sỏi thận thấp hơn so với bình thường. Tuy nhiên với người bị suy thận cần hết sức cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng sử dụng thích hợp.

Hạn chế giữ nước trong cơ thể

Giữ nước là hiện tượng tích trữ lượng nước thừa trong cơ thể về lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng phù nề. Kali được rằng có tác dụng chống giữ nước bằng cách tăng sản xuất nước tiểu và hạ nồng độ natri. Ngoài ra, trước đây Kali cũng đã được sử dụng trong điều trị hội chứng giữ nước.

Potassium đối với hệ tim mạch

Công dụng chủ yếu của Potassium đối với hệ tim mạch chính là tăng cường tuần hoàn máu. Potassium sẽ là một chất trợ thủ đắc lực để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra thì Potassium cũng có công dụng làm tan những cục máu đông hỗ trợ hệ tuần hoàn máu trong cơ thể.

Potassium giảm nguy cơ gây đột quỵ

Nếu cơ thể giữ lượng Potassium ở mức độ cao sẽ là một yếu tố bảo vệ chống lại cơn đột quỵ. Ngoài ra potassium cũng giúp điều hòa huyết áp của bạn được ổn định hơn. Chính vì thế nếu lượng Potassium quá thấp bạn phải nên tăng cường bổ sung những thức ăn giàu dưỡng chất này.

Mức độ an toàn của Potassium trong cơ thể con người

Mức độ an toàn của Potassium trong cơ thể con người

Mức độ an toàn của Potassium trong cơ thể con người

Một vấn đề đặt ra ở đây đó là nồng độ Potassium quá nhiều hoặc quá ít có hại không? Và điều gì xảy ra nếu cơ thể có rất ít kali? Đây là trường hợp không quá nguy hiểm bởi vì cơ thể đã có đủ lượng Kali qua khẩu phần ăn uống. 

Vì khoáng chất kali có trong tất cả các loại thức ăn. Mức độ thấp của kali trong máu được gọi là hạ kali máu và thường là vì một số vấn đề sức khoẻ cụ thể sau:

  • Tiêu chảy hoặc nôn kéo dài cũng sẽ làm hạ Kali.

  • Mất nhiều Kali trong nước tiểu khi dùng các loại thuốc nhất định (ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng).

Hạ kali, nồng độ kali giảm dẫn đến các phản ứng toàn thân bao gồm đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, tim đập nhanh và sưng các khớp. Nếu không được hồi phục nhanh sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tim.

Vậy thì ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể có quá nhiều kali? Kali từ thực phẩm không được xem là có hại bởi vì rất hiếm có khả năng cơ thể dung nạp quá mức thông qua việc ăn uống. Thêm vào đó, cơ thể chúng ta có thể duy trì mức Potassium trong giới hạn thể trạng bằng cách đào thải thông qua nước tiểu.

Mức độ cao của kali trong máu hay còn được gọi là cao kali máu. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận hoặc ở những người sử dụng liều lượng kali không phù hợp. Các triệu chứng thường không cụ thể bao gồm yếu cơ bắp, chóng mặt, nhịp tim không đều, khó thở. Trong tình huống nặng, có thể dẫn đến các vấn đề về tim.

Liều lượng thích hợp của potassium cần bổ sung

Kali được tìm thấy trong nhiều chất bổ sung đa vitamin, cũng như trong các chất bổ sung chỉ có kali. Thuốc bổ sung kali thường được bào chế dưới các dạng: Kali gluconat, aspartate, citrate, hoặc clorua. Hầu hết những người có chế độ ăn uống cân bằng, giàu hoa quả và rau xanh sẽ cung cấp đủ lượng Potassium mà cơ thể cần thiết.

Hàm lượng Kali trong mỗi chất bổ sung kali được giới hạn khoảng 99mg, một ít hơn so với liều lượng được hấp thụ qua thực phẩm. Vậy nên, sử dụng chất bổ sung Kali không thực sự cần thiết trừ các trường hợp do bác sĩ khuyến nghị. Tốt nhất là nên tăng cường lượng Kali hấp thụ bằng cách ăn khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau củ.

Liều lượng Kali thích hợp thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính. Nam giới bình thường được khuyến nghị sử dụng 3400mg/ngày và 2600 mg/ngày là mức thích hợp cho nữ giới.

Trên đây chính là các thông tin hữu ích mà bạn nên biết về Potassium là gì? Cùng với đó là biết được tầm quan trọng của hóa chất này để thường xuyên cung cấp cho cơ thể bạn nhé. Hy vọng rằng những thông tin mà Hóa Chất Đông Á đã cung cấp trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Bình luận, Hỏi đáp