Phân lân là gì? Vai trò và kỹ thuật sử dụng phân lân hiệu quả

02:03 | 31/10/2023

Tác giả:

Ngày nay việc sử dụng phân lân trong việc trồng cây nông nghiệp đã dần trở nên phổ biến và được nhiều nơi áp dụng. Vậy, phân lân là gì và tác dụng của hợp chất này đối với ngành nông nghiệp hiện đại là như thế nào? Cùng Đông Á tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân lân là gì?

 Phân lân là gì?

Phân lân là gì?

Phân lân đã và đang được xem là một dạng phân bón vô cơ rất phổ biến và cực kỳ cần thiết cho. Thành phần của phân lân chứa photpho được xem là chất dinh dưỡng chính được tồn tại ở dạng (PO4)3-.

Ngày nay, phân lân được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá là một nhân tố cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho các loại cây trồng. Vai trò của phân lân là thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và sinh trưởng của cây cối. 

Tuy nhiên, có một điểm người trồng cây phải lưu ý chính là hàm lượng bón phân lân cho cây, nếu quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng sau này.

Người ta thường sử dụng kết hợp giữa phân lân, phân đạm và phân kali (hai loại phân vô cơ) để tạo ra một hỗn hợp dinh dưỡng tốt nhất khi bón cho cây trồng. Nguyên liệu để sản xuất phân lân chính là quặng apatit, photphorit.

Nếu bạn muốn hỏi phân lân màu gì thì chúng thường có màu xanh xám và trắng xám rất đặc trưng. Tùy thuộc vào từng loại phân lân mà khả năng hấp thụ nước cũng khác nhau. Để bảo quản phân lân tốt cần đặt tại nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

2. Những vai trò của phân lân là gì?

Những vai trò của phân lân là gì?

Những vai trò của phân lân là gì?

Sau khi tìm hiểu phân lân là gì, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về vai trò và những tác động quan trọng của phân lân đối với các giống cây trồng phổ biến ngày nay.

Ứng dụng của phân lân đối với ngành trồng trọt là rất lớn trong những năm vừa qua. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua một số vai trò quan trọng của phân lân đối với cây trồng:

  • Là thành phần cần thiết tạo ra nhân tế bào giúp hình thành bộ phận mới của cây trồng. Ngoài ra, phân lân còn có vai trò là hoạt chất để tạo thành mầm hoa, phân cảnh, rẽ nhánh, đậu quả,... giúp hoa đẹp, quả to và hạt chắc hơn.

  • Tác động giúp cây trồng chịu được vùng đất có chất chua, kiềm.

  • Hỗ trợ quá trình phát triển của bộ rễ, hô hấp thông qua sự quang hợp.

  • Hạn chế những tác hại nếu vô tình bón phân hay vùng đất quá thừa chất đạm.

  • Tác động đến quá trình tích lũy hát, các bộ phận chất nguyên sinh, sự vận động của đường. Nhờ đó, phân lân giúp cây trồng chống chọi được với cái lạnh giá của mùa đông, chống được nắng hạn của mùa hè cũng như lúc gặp thời tiết khắc nghiệt như sâu bệnh, úng nước,...

Cụ thể, vai trò của phân lân đối với một số cây trồng có thể được chỉ ra chi tiết như sau:

  • Cây táo: tác động đến số hoa xuất hiện.

  • Cây xoài: khi bón phân lân sớm sẽ kích thích quá trình phát triển nhanh hơn trong mùa xuân.

  • Cây lạc: phân lân có tác động rất lớn đến cây lạc về vấn đề tăng trưởng nốt sần trên bộ rễ, thúc đẩy quá trình hút đạm và dưỡng chất của cây. Ngoài ra, cây lạc cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng trong phân đạm trong quá trình 

3. Tác hại của phân lân đối với cây trồng khi thừa hoặc thiếu

Tác hại của phân lân đối với cây trồng khi thừa hoặc thiếu

Tác hại của phân lân đối với cây trồng khi thừa hoặc thiếu

Ở nội dung trên, chúng ta đã tìm hiểu được phân lân là gì cũng như vai trò của hợp chất này đối với cây trồng. Tiếp theo đây chúng ta sẽ nghiên cứu về những tác hại của phân lân đối với cây trồng khi bón thừa hoặc thiếu.

Những tác hại đối với cây trồng khi thiếu phân lân:

  • Chất lượng cây trồng kém, năng suất thu được thấp.

  • Lá cây sinh trưởng kém, bị nhỏ và hẹp vì quá trình tổng hợp chất protein bị đình trệ.

  • Lá đổi màu sáng vàng hoặc thậm chí sang tím đỏ, rụng nhiều.

  • Bộ rễ phát triển chậm, cây không phát triển cao được như mong muốn do hấp thụ ít chất dinh dưỡng.

  • Chất lượng ra hoa, củ, quả đều thấp.

  • Cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa, đậu quả, từ đó khiến năng suất tạo ra thấp.

  • Cây không có khả năng tổng hợp tốt chất bột nên khiến cho quá trình tạo hoa, quả chậm. Ngoài ra, quả được tạo ra có thể bị nấm, vỏ dày xốp và đạt năng suất như yêu cầu.

Những tác hại của cây trồng khi thừa phân lân

  • Cây sẽ bị ức chế sinh trưởng làm thừa sắc tố không cần thiết.

  • Quả trên cây có thể bị chín sớm và không kịp tích lũy, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng.

4. Các loại phân lân hiện nay

Các loại phân lân hiện nay

Các loại phân lân hiện nay

Phân lân hiện nay được phân chia ra làm 3 loại chính:

Theo khả năng hòa tan

Phân lân phân loại theo khả năng hòa tan được làm 2 loại: 

Thứ nhất là phân lân dễ tiêu. Đặc điểm của phân lân dễ tiêu dễ tan trong nước và được cây trồng hấp thụ một cách nhanh chóng. Công thức phân lân dễ tiêu ở dạng ion H2PO4-. 

Thứ hai là phân lân khó tiêu. Thành phần chính của phân lân khó tiêu nằm ở dạng PO43-. Đặc điểm của phân lân khó tiêu là không hòa tan được trong nước và chất axit yếu. Chính vì vậy, khi bón loại phân lân này sẽ khiến cây trồng khó hấp thụ được chất dinh dưỡng ngay.

Theo nguồn gốc

Phân lân chia theo nguồn gốc gồm có 2 loại sau:

Thứ nhất là phân lân tự nhiên. Chúng ta không cần điều chế phân lân đối với loại này vì chúng được khai thác hoàn toàn từ thiên nhiên. Ngày nay, người ta thường sử dụng phân lân tự nhiên để bón lót trước cho cây trồng.

Thứ hai là loại phân lân tổng hợp. Quy trình sản xuất phân lân tổng hợp theo chuẩn công nghiệp đem đến nhiều lợi ích cho ngành trồng trọt. Sử dụng phân lân tổng hợp sẽ giúp giảm quá trình khai thác các nguồn khoáng sản tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Phân lân công nghệ cao (Polyphotphat)

Điều chế phân lân công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Điều này là do loại phân lân này được sử dụng rất rộng rãi tại ngành nông nghiệp hiện đại. Thành phần của phân lân công nghệ cao bao gồm 10% đạm, 34% lân (hoặc 11% đạm, 37% lân).

5. Chia sẻ cách bón phân lân chuẩn cho cây phát triển tốt

Bón phân lân cho cây trồng là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển tốt và đạt được năng suất cao ở cuối mùa vụ. Tuy nhiên, người trồng cần phải lưu ý một số điểm sau để có thể bón phân lân đúng cách.

Chúng ta cần biết phải bón phân lân cho loại đất nào. Nếu là đất chua cần phải sử dụng loại phân lân đã nung chảy, nếu là đất trung tính hoặc hơi chua nên bón phân supe lân. 

Để bón phân lân đúng cách, chúng ta nên trộn thêm với đất và đặt ở khu vực gần phần rễ. Đặc biệt, tuyệt đối không trộn phân lân đã nung chảy với phân hữu cơ hay phân chuồng vì điều này sẽ khiến cho hỗn hợp phân bị mất lượng đạm.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu phân lân là gì, chúng ta đã nắm rõ được đặc điểm của từng loại phân lân, cách bón phân hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết được vai trò to lớn của phân lân đối với các loại cây trồng trong nền nông nghiệp hiện đại.

 

Bình luận, Hỏi đáp