Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm nước và biện pháp khắc phục

01:21 | 26/11/2023

Ô nhiễm môi trường nước là gì? Vấn đề ô nhiễm môi trường nước dường như đã và đang dần trở nên nghiêm trọng hơn, nó để lại những hậu quả to lớn cho con người. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Đông Á tìm hiểu như thế nào là ô nhiễm nước, nguyên nhân, hậu quả cũng như biện pháp khắc phục ở bài viết dưới đây!

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông, suối, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động từ môi trường tự nhiên và con người gây nhiễm các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài động thực vật. Những chất độc hại này có thể xuất phát từ: nước thải, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất, chất thải, nước thải trong công nghiệp,…

Biểu hiện rõ thấy nhất của ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng xuất hiện những màu sắc lạ như vàng, đen hoặc nâu đỏ trong nước. Ngoài ra, nước có mùi hôi thối nồng nặc, mùi hôi tanh,... bề mặt nước có váng, bọt khí và nhiều vi sinh vật bị chết trong nước cũng là một biểu hiện của việc nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước là gì?

Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm và lan rộng nhanh chóng. Các chất độc hại từ trang trại,  thành phố, nhà máy dễ dàng hòa vào môi trường nước, và gây ô nhiễm nguồn nước.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nước, trong đó 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng nhiều nhất là từ tự nhiên và do những tác động của con người.

Những trận lũ lụt có thể gây ô nhiễm môi trường nước

Những trận lũ lụt có thể gây ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân từ tự nhiên

Các hiện tượng thời tiết (mưa, lũ lụt, gió bão,…) hay những sản phẩm hoạt động sống của các loài sinh vật, kể cả xác chết của chúng đều có thể tác động gây ô nhiễm nước.

Khi cây cối, sinh vật chết đi, chúng phân hủy thành các chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó chảy vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng nước lớn.

Cùng với đó, những hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Lũ sẽ khiến những chất bẩn trong hệ thống cống rãnh, hay chất thải độc hại từ nông nghiệp, kỹ nghệ, các khu phế thải lan rộng đến các khu vực mà nó đi qua. Ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người, động thực vật.

Nguyên nhân do những tác động của con người

  • Tác động từ hoạt động sinh hoạt con người:

Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường vẫn chưa được chú trọng. Do đó, ở một số khu vực, nước thải sinh hoạt vẫn được xả thẳng ra biển, ao, hồ, sông, suối. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho các động thực vật ở các ao, hồ, sông, suối không thể tồn tại và phát triển. 

  • Tác động từ nông nghiệp:

Những hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước. Phân động vật thải ra trong chăn nuôi hàng ngày hay lượng lớn thức ăn thừa chưa được xử lý mà đã thải ra môi trường hằng ngày.

Những trận lũ lụt có thể gây ô nhiễm môi trường nước

Hoạt động nông nghiệp gây nên sự ô nhiễm nguồn nước 

Không những thế, nhiều hộ nông dân hiện nay còn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Từ đó vô tình làm cho các chất độc hại này thấm xuống đất và ngấm vào mạch nước ngầm, làm ô nhiễm môi trường nước.

  • Nguyên nhân từ các hoạt động công nghiệp:

Một trong những nguyên nhân lớn khiến nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay đó chính là các hoạt động sản xuất từ các nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp. Theo tính toán, mỗi ngày có tới hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý được đổ thẳng ra ngoài. Từ đó mà nguồn nước sinh hoạt của các cư dân khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, sức khỏe của con người bị giảm sút đáng kể.

Môi trường nước bị ô nhiễm để lại những hậu quả gì?

Môi trường nước bị ô nhiễm là hệ quả của những tác động tích lũy theo thời gian. Nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và cả những vấn đề liên quan đến kinh tế

Những hậu quả nặng nề của ô nhiễm môi trường nước 

Những hậu quả nặng nề của ô nhiễm môi trường nước 

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến con người

Ô nhiễm môi trường nước được cho là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hàng đầu trên toàn thế giới. Theo thống kê ghi nhận mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Các mầm bệnh dưới dạng vi khuẩn và vi rút gây bệnh từ chất thải của con người và động vật, được coi là nguyên nhân chính gây bệnh cho con người. Vì khi nguồn nước uống bị ô nhiễm, con người sử dụng để ăn uống, sinh hoạt sẽ phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng.

Các bệnh lây lan do nguồn nước không an toàn có thể kể đến như dịch tả, giardia và thương hàn. Việc xả thải bừa bãi hoặc bất hợp pháp từ các cơ sở xử lý nước thải, nhà máy sản xuất, hay dòng chảy từ các trang trại và khu vực đô thị, đều là những tác nhân góp phần gây bệnh có hại thông qua nguồn nước

Sử dụng và tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày, con người sẽ dễ gặp phải các bệnh thường gặp như phát ban, đau mắt đỏ, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm gan từ các vùng nước ô nhiễm.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến sinh vật, thực vật

Môi trường nước bị ô nhiễm, lẫn những tạp chất, hóa chất độc hại sẽ khiến các sinh, thực vật dần chết hàng loạt, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Không những thế, khi những loài sinh vật dần dần nhiễm độc, con người đánh bắt và sử dụng cũng sẽ nhiễm phải bệnh

Biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước là gì?

Để có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước, mỗi người dân chúng ta đều cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của chính bản thân mình cũng như cân bằng hệ sinh thái cho tự nhiên. Một số biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm như:

– Nhà nước ta cần có các hoạt động tuyên truyền về việc ô nhiễm nguồn nước, có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn)

– Cần có những biện pháp xử lý triệt để các nhà máy, xí nghiệp xả thải nước thải không đúng quy định, chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn.

– Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để đảm bảo xử lý đúng quy định lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.

– Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để phân và nước tiểu của các động, thực vật. Cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, đặc biệt là các loại hóa chất cấm.

– Xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác thải, tránh tình trạng người dân xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.

– Tuyên truyền, kêu gọi, tổ chức các hoạt động thu gom rác thải tại các khu vực nước ao hồ, sông suối, biển.

Với những chia sẻ trên đây, Đông Á hy vọng bạn đã có những kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường nước là gì?, nguyên nhân cũng như các tác hại của nó. Hiểu được tầm quan trọng, mỗi chúng ta hãy tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tới mọi người rộng rãi hơn.

 

Bình luận, Hỏi đáp