Nông nghiệp công nghệ cao: Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững

05:20 | 03/08/2024

Nông nghiệp công nghệ cao được kỳ vọng giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững. khái niệm nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng ra sao hãy cùng Đông Á tìm hiểu ngay sau đây

Định nghĩa về nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là một hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu chọn giống, canh tác, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến. Nhờ đó, chúng ta có thể nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Còn theo quyết định số 176/QĐ-TTg ký ngày 29 tháng 01 năm 2010, thì nông nghiệp công nghệ cao được giải thích là nền nông nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, vừa tăng giá trị vừa thân thiện với môi trường, đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững.

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao: Đánh giá ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Nâng cao năng suất: Áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi một cách đáng kể, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của dân số.

  • Cải thiện chất lượng: Nông sản được sản xuất bằng công nghệ cao thường có chất lượng đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

  • Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

  • Phát triển bền vững: Đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.

Ưu điểm của nông nghiệp công nghệ cao

Ưu điểm của nông nghiệp công nghệ cao

Nhược điểm

  • Vốn đầu tư cao: Thiết bị và công nghệ: Các thiết bị, phần mềm và công nghệ cần thiết cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá thành rất cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn. Xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động, nhà kính, nhà lưới cũng như các hệ thống xử lý nước thải đều cần đầu tư lớn.

  • Thiếu kỹ năng quản lý: Mô hình này còn mới mẻ, sẽ khó tránh khỏi sự thiếu sót, yếu kém trong quản lý. Các thiết bị và công nghệ cao khi áp dụng trong nông nghiệp cần có sự giám sát quản lý kỹ càng để đảm bảo hoạt động tốt

  • Đòi hỏi cao về năng lực nhân sự nhưng hiện tại nhân sự chưa có đủ trình độ kỹ năng, kinh nghiệm, số lượng nhân sự trong ngành nông nghiệp công nghệ cao cũng ít.

  • Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi kỹ càng ngay từ khâu chọn giống, hiện tại việc chọn lựa nhà cung cấp uy tín, chất lượng còn gặp nhiều khó khăn. 

  • Khó khăn trong việc tiếp cận: Không phải nông dân nào cũng có đủ kiến thức và thông tin để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. hơn thế việc chi phí đầu tư quá lớn cũng khiến nông dân khó có khả năng tiếp cận hơn nếu không có sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, bộ ban ngành liên quan

Các ứng dụng của công nghệ cao trong nông nghiệp

  • Công nghệ sinh học: Đây là công nghệ giúp tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, kháng bệnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các sản phẩm biến đổi gen (GMO) là một ví dụ điển hình

  • Công nghệ tự động hóa: Sử dụng robot và máy móc tự động, công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất từ trồng trọt, tưới tiêu, thu hoạch…giúp giảm thiểu lao động thủ công, tăng năng suất và độ chính xác: máy tưới tự động, máy bay không người lái…

  • Công nghệ cảm biến: Sử dụng cảm biến để theo dõi các thông số môi trường, giúp điều chỉnh điều kiện canh tác tối ưu.

  • Công nghệ thông tin: Áp dụng phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định sản xuất hiệu quả.

  • Công nghệ Nano: Ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp giúp tăng cường hiệu quả của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Các ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam ra sao?

Ở Việt Nam, nông nghiệp công nghệ cao đang dần trở thành một xu hướng tất yếu và nhận được sự quan tâm đầu tư từ cả chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân. 

Đánh giá tiềm năng cơ hội

  • Chính sách hỗ trợ: Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

  • Nhu cầu thị trường lớn: Với dân số đông và mức sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về nông sản sạch, chất lượng cao rất lớn.

  • Nguồn nhân lực trẻ: Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp thu những công nghệ mới.

  • Tiềm năng xuất khẩu: Nông sản công nghệ cao được điều chỉnh áp dụng theo từng lợi thế của mỗi địa phương vùng miền, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

Nhận định những thách thức cần vượt qua

  • Đầu tư lớn: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không phải nông dân nào cũng có khả năng tiếp cận. thiếu các khu đất quy mô lớn, tập trung để có thể  ứng dụng khoa học công nghệ 

  • Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Cần có đội ngũ kỹ sư, chuyên gia nông nghiệp có kiến thức chuyên sâu về công nghệ.

  • Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần thực hiện trên quy lớn và cần có sự đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng trong khi hệ thống thủy lợi, giao thông, điện chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu

  • Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm: khi tiếp cận với thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam được đánh giá mới chỉ ở dạng thô, sơ chế đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, đồng thời các mặt hàng nông nghiệp của ta chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thế giới

  • Nông nghiệp công nghệ cao còn gặp nhiều bất cập trong việc tự chủ nghiên cứu, rồi  chuyển giao công nghệ, nhân lực về nông nghiệp công nghệ cao cũng còn hạn chế

Một số thách thức nông nghiệp công nghệ cao

Một số thách thức nông nghiệp công nghệ cao

Thực trạng phát triển

  • Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao như Nghị định 210/2013/NĐ-CP;  Nghị quyết 30/NQ-CP

  • Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Các dự án trang trại thông minh, ứng dụng IoT và công nghệ sinh học đang được triển khai rộng rãi. Ví dụ, nhiều trang trại sử dụng hệ thống tưới nước tự động, giám sát môi trường qua cảm biến và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen để nâng cao năng suất. Mô hình VietGap đã được “nhân giống” rộng rãi, mang lại hiệu quả và sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

  • Ngành lâm nghiệp cũng đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất để sản phẩm có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu; phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản Top 2 Châu Á và TOP 5 trên thế giới.

  • Trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, xây dựng các trang trại chuỗi khép kín, nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ được hình thành. 

  • Trong lĩnh vực thủy sản: Công nghệ cao cũng được áp dụng, các công nghệ chế biến cũng được coi trọng đầu tư để có thể đáp ứng tốt hơn về chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

  • Nhà nước đã có nhiều chính sách nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã cung cấp được trên 2,3 triệu nhân lực. Bà con nông dân sau khi được hướng dẫn đào tạo đã có tích cực áp dụng, thực hành vào sản xuất mang lại năng suất và chất lượng cao…

  • Cùng với đó, Chính phủ cũng dành tạo điều kiện cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ năng suất chất lượng nông sản; thực hiện giao đất, giao rừng lâu dài cho người sử dụng, hình thành các khu sản xuất tập trung quy mô lớn

  • Đồng thời cũng đã nỗ lực hơn trong công tác tổ chức và phát triển thị trường tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam bằng việc tham gia các hiệp định thương mại

Các mô hình tiêu biểu tại Việt Nam

  • Trang trại thông tinh (Smart Farms): Đây là các trang trại ứng dụng công nghệ IoT để giám sát và điều khiển từ xa các hoạt động sản xuất. Các hệ thống cảm biến đo lường độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng giúp nông dân tối ưu hóa điều kiện canh tác.

  • Nhà kính công nghệ cao: Các nhà kính này được trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tự động, giúp cây trồng phát triển tốt hơn trong môi trường được kiểm soát.

Mô hình nhà kính công nghệ cao

Mô hình nhà kính công nghệ cao

  • Thủy canh (Hydroponics) và Khí canh (Aeroponics): Đây là các phương pháp trồng cây không sử dụng đất, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu rủi ro từ sâu bệnh hại đất.

  • Nuôi bò theo chất lượng 5 sao: Mỗi con bò đều được theo dõi, đánh giá sức khỏe theo mã số riêng gắn trên vòng. Bê con sẽ được uống sữa từ máy tự động và có thiết bị theo dõi sức khỏe, báo cáo sức khỏe

  • Nuôi tôm nhà kính: Nuôi tôm nhà kính giúp giảm rủi ro, tăng năng suất và đồng thời tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, nuôi tôm bền vững. 

Mô hình nuôi tôm nhà kính

Mô hình nuôi tôm nhà kính

  • Trồng nấm ứng dụng công nghệ cao: các công nghệ được ứng dụng như máy bơm nước tuần hoàn, hệ thống dẫn nước lạnh, máy tạo độ ẩm, quạt hút gió,,,,để duy trì điều kiện phát triển của nấm đồng thời còn giúp giảm thiệt hại do thời tiết, ngăn chặn sự phá hội  của côn trùng bên ngoài.

Mô hình trồng nấm công nghệ cao

Mô hình trồng nấm công nghệ cao

Triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và sự đầu tư của các doanh nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam đang có triển vọng phát triển mạnh mẽ. Một số định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai

  • Tăng cường đầu tư công nghệ: Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư vào các công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa.

  • Đào tạo nhân lực: Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động trong ngành nông nghiệp, giúp họ tiếp cận và sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại.

  • Phát triển hạ tầng: Đầu tư vào hệ thống hạ tầng như điện, nước, giao thông và các dịch vụ hỗ trợ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

  • Liên kết sản xuất: Tạo ra các liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ nông dân và các viện nghiên cứu để thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Chức năng và nhiệm vụ của khu nông nghiệp công nghệ cao

Có 03 chức năng cơ bản của khu nông nghiệp công nghiệp cao gồm: 

  • Nghiên cứu ứng dụng

  • Thử nghiệm 

  • Đào tạo nhân lực

Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Dương

Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Dương

Phát triển công nghiệp cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

  • Chọn lọc sau đó tao, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi sao cho năng suất, chất lượng cao

  • Phòng, trừ các dịch bệnh

  • Đảm bảo năng suất, hiệu quả cho trồng trọt, chăn nuôi

  • Nghiên cứu và phát triển thêm nhiều công nghệ cao, thiết bị vật tư phục vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

  • Thực hiện phương pháp bảo quản, xử lý chế biến sản phẩm nông nghiệp hiệu quả

  • Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

  • Tích cực, sáng tạo phát triển các ngành dịch vụ công nghệ cao phục vụ cho nông nghiệp

 

Nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là giải pháp bền vững cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức, nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững tăng trưởng mạnh mẽ và xuất khẩu rộng khắp trên thế giới

Vũ Ngọc Phan

Bình luận, Hỏi đáp