Khái niệm “khoáng đa lượng là gì”
Khoáng đa lượng là gì
Khoáng đa lượng là sự kết hợp của vitamin và khoáng chất, đôi khi còn có thêm một số thành phần khác. Mỗi loại vitamin và khoáng chất trong hỗn hợp đều đóng một vai trò riêng trong cơ thể vật nuôi.
Đối với khoáng đa lượng, cơ thể vật nuôi cần bổ sung một lượng khá lớn, gồm có Canxi, Phospho, lưu huỳnh, Magie và các chất điện phân Natri, Clo và Kali.
Vai trò của khoáng đa lượng trong nuôi tôm
Trong nuôi trồng thủy hải sản, khoáng đa lượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của tôm. Dưới đây là một số chức năng chính của các khoáng đa lượng trong nuôi tôm:
Canxi
- Là thành phần thiết yếu của các mô cơ và vỏ, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vỏ của tôm. Trong quá trình nuôi trồng, việc cung cấp đủ Canxi giúp tôm phát triển vỏ mạnh mẽ, giúp chúng chống lại các cơ chế bên ngoài như sự tấn công của các tác nhân gây tổn thương. Thiếu Canxi có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến vỏ như tăng nguy cơ mất vỏ hay vỏ yếu.
- Canxi là một yếu tố quan trọng trong quá trình lột xác của tôm. Trong giai đoạn lột xác, tôm sẽ tiêu tốn lượng lớn Canxi để tái tạo vỏ mới. Việc thiếu hụt Canxi có thể dẫn đến các trục trặc trong quá trình lột xác, ví dụ như khó khăn trong việc lột xác hoặc vỏ mới không đủ mạnh để bảo vệ tôm.
- Kích thích một số enzymes, giúp dẫn truyền xung thần kinh và tham gia vào quá trình đông máu.
- Canxi khi kết hợp với Phospho và lipid sẽ giúp điều chỉnh quá trình thẩm thấu cho tế bào.
- Tôm hấp thu Canxi qua đường tiêu hóa, mang và vỏ tôm.
Phospho
Phospho là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng của tôm
- Phospho là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình sinh trưởng của tôm. Nó giúp cân bằng các quá trình sinh học như tổng hợp protein, phát triển cơ bắp, vỏ và mô.
- Là thành phần chính của các phân tử ATP (adenosine triphosphate) trong cơ thể tôm, một phân tử mang năng lượng quan trọng cho các hoạt động sinh học, bao gồm cả quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương và vỏ.
- Phospho cùng với Kali và Natri giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải và hàm lượng nước trong cơ thể tôm. Việc thiếu hụt Phospho có thể dẫn đến các vấn đề về điện giải và ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
- Tham gia vào thành phần các chất quan trọng của Phospho lipid, ATP, Phospho protein, creatin phosphate và nhiều enzymes quan trọng khác.
- Là một thành phần cần thiết cho nhiều quá trình sinh lý và hệ thống miễn dịch của tôm. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các enzyme và các phản ứng sinh học quan trọng.
- Phospho chủ yếu được tôm hấp thụ qua đường tiêu hóa, ngoài ra nó còn có thể được tôm hấp thu qua mang và vỏ. Tỷ lệ muối Phospho hấp thu sẽ phụ thuộc vào axit có trong dạ dày của động vật. Đối với tôm, muối Phospho rất khó có thể hấp thu được.
Magie
- Magie là một thành phần chính của nhiều enzyme, đặc biệt là enzyme liên quan đến việc chuyển hóa năng lượng và hoạt động cơ bắp của tôm. Nó giúp duy trì sự co bóp và thư giãn của cơ bắp. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý như di chuyển và tiêu hóa thức ăn của tôm.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của tôm, đặc biệt là trong việc tổng hợp và sử dụng DNA và RNA, những phân tử quan trọng đối với sự phát triển và sinh sản.
- Là thành phần thiết yếu tham gia cấu tạo nên vỏ tôm, đóng vai trò là chất hoạt hóa cho một số enzymes quan trọng
- Kích thích các cơ và thần kinh, cân bằng axit – bazo nội bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid.
- Tham gia vào quá trình duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể tôm, đặc biệt là cân bằng ion Natri và Kali. Điều này rất quan trọng vì nó giúp duy trì hàm lượng nước và các chất điện phân trong cơ thể tôm ở mức ổn định.
- Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của tôm, giúp tôm chống lại bệnh tật và stress môi trường.
- Magie có thể dễ dàng được hấp thụ qua đường tiêu hóa, mang và vỏ tôm.
Kali, Natri và Clo
Kali, Natri và Clo đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa nước
- Kali, Natri và Clo gần như hoàn toàn có trong chất dịch và các mô mềm của cơ thể tôm. Natri và Clo thì chủ yếu được tìm thấy trong chất dịch cơ thể, còn Kali chủ yếu được tìm thấy trong các tế bào.
- Giúp kiểm soát áp suất thẩm thấu và cân bằng axit – bazo, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa nước.
- Kali, Natri và Clorua đều có thể dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa và mang của tôm.
Lưu huỳnh
- Lưu huỳnh là một thành phần thiết yếu của một số vitamin (thiamine và biotin), axit amin quan trọng (cystine và methionin), insulin nội tiết tố và vỏ.
- Lưu huỳnh là một phần của các axit amin methionine và cysteine, hai loại axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp protein trong cơ thể tôm. Protein là thành phần cơ bản của mọi tế bào và cần thiết cho sự phát triển và duy trì các cơ quan và mô trong cơ thể.
- Lưu huỳnh cũng có vai trò trong việc hình thành và duy trì các cấu trúc bên ngoài của tôm như vỏ tôm. Nó hỗ trợ quá trình xây dựng và bảo vệ các cấu trúc này khỏi các tác nhân bên ngoài.
- Là một thành phần thiết yếu của fibrinogen, heparin, chondroitin và taurine.
- Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của tôm. Nó tham gia vào tổng hợp glutathione, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do và các chất độc hại gây ra.
- Lưu huỳnh được cho là có tham gia vào quá trình giải độc các hợp chất trong cơ thể tôm và nó chủ yếu được hấp thu qua đường tiêu hóa.
Một số lưu ý khi bổ sung khoáng đa lượng cho tôm
Đối với tôm, khoáng đa lượng góp phần hình thành vỏ và cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể tô. Khoáng đa lượng không chỉ là thành phần cấu trúc của các mô, giúp dẫn truyền xung động thần kinh và co cơ, chúng còn là những thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, chất xúc tác và hoạt hóa enzyme,…
Đối với tôm, lớp vỏ cutin được hình thành chủ yếu từ Canxi cacbonat với một lượng ít Magie, Phospho. Tôm có thể hấp thu những loại khoáng này trực tiếp từ môi trường nước thông qua quá trình ăn uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc bổ sung khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác là rất cần thiết.
Việc bổ sung khoáng đa lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm còn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những khoáng chất này ở trong nước. Nếu trong nước chứa lượng khoáng dồi dào thì việc bổ sung vào khẩu phần ăn là không có ý nghĩa.
Lưu ý khi bổ sung khoáng đa lượng cho tôm
Nếu tôm sinh sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Canxi, Kali, Magie sẽ được đáp ứng một phần.
Nếu tôm sống trong môi trường độ mặn khoảng 4%o, việc bổ sung 5 - 10 mgK+/l và 10-20 mgMg2+ /L là rất cần thiết. Nó giúp đảm bảo việc tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống sót cao.
Trong nước nuôi tôm, tỉ lệ khoáng đa lượng phù hợp là Na:K là 28:1, Mg:Ca là 3,1:1.
Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết các loại khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua bề mặt cơ thể và mang, hoặc thông qua việc bổ sung vào thức ăn. Viêc hấp thu và bài tiết này sẽ thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu với muối. Vậy nên yêu cầu về khoáng chất trong chế độ ăn chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước ao tôm.
Khi nước nuôi tôm có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu giữa môi trường ngoài và trong cơ thể tôm, tôm sẽ tự động lấy nước thông qua mang và ruột. Việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước của tôm sẽ gặp khó khăn hơn nên lúc này, bạn cần bổ sung trực tiếp khoáng đa lượng vào trong khẩu phần ăn.
Môi trường nước nuôi tôm có thể đáp ứng đủ Natri và Kali cho tôm. Trong khi đó, khoáng Kali thường bị thiếu hụt và cần được cân đối khi nuôi tôm trong điều kiện độ mặn thấp. Tùy vào nhu cầu của tôm về hàm lượng Kali mà bạn có thể bổ sung thêm khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Tuy vậy ảnh hưởng của Kali vẫn còn chưa rõ ràng và nó cũng ít được quan tâm trong quá trình nuôi.
Khi tôm được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao, bạn không cần bổ sung thêm Canxicho tôm. Trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng, lượng Phosphor sử dụng giao động trong khoảng từ 1-2%. Canxicũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của photpho nên tỉ lệ Canxitrong khẩu phần không nên vượt quá 2,5%.
Trong nước biển, hàm lượng Magie thường rất cao, khoảng 1350 mg/l nên tôm thẻ thường bài tiết Magie. Điều này đã khiến cho lượng Magie trong máu luôn thấp hơn trong môi trường ngoài. Hơn nữa, các nguyên liệu có trong thức ăn của tôm cũng rất giàu Magie. Vậy nên không cần phải bổ sung Magie vào thức ăn của tôm thẻ.
Tôm có thể nhận các khoáng đa lượng như Natri, Kali, canxi, Magie, Clo từ nước, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của tôm. Còn lưu huỳnh và Phosphor phải bổ sung thông qua con đường thức ăn.
Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm, bạn nên cung cấp đầy đủ các khoáng đa lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của tôm. Sự cân nhắc về loại thức ăn và bổ sung khoáng chất phù hợp có một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hiệu suất sinh sản của đàn tôm.