Keo epoxy là gì? Cách lựa chọn keo epoxy chất lượng bạn nên biết

12:28 | 09/05/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Keo epoxy hay còn gọi là nhựa epoxy là một loại vật liệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ mỹ thuật ứng dụng, xây dựng cho tới trang trí,... Vậy keo epoxy là gì? Cách lựa chọn loại keo chất lượng sẽ được Đông Á bật mí trong bài viết này.

1. Keo epoxy là gì?

Keo epoxy là một sản phẩm kết dính 2 thành phần A và B mà trong đó A là chất keo, B là chất đóng rắn. Chúng được tạo thành từ phản ứng polymer hóa giữa hai thành phần là nhựa epoxit (A) và chất làm cứng hardener (B). Khi nhựa epoxit được pha trộn với một chất xúc tác phù hợp, quá trình khô sẽ được bắt đầu. Khô keo là quá trình các giải phân tử phản ứng hóa học chủ động, từ đó bắt đầu phản ứng tỏa nhiệt

Keo này thường có màu vàng sáng, trong suốt. Chúng có cấu tạo đặc biệt, không có nhóm ester nên có độ cứng và độ dai tuyệt với, kháng nước và bám dính tốt.

Keo epoxy

Keo epoxy

 

1.1 Ưu  điểm của keo epoxy là gì?

Keo epoxy được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay và được coi là loại nhựa cho tính ứng dụng cao nhất nhờ các đặc điểm sau:

  • Khối lượng riêng nhỏ nhưng độ cứng rất vững vàng, có thể uốn kéo tốt

  • Khả năng chống chọi thời tiết tốt, không bị lão hóa hay ảnh hưởng bởi tia UV, cách nhiệt, cách điện tốt

  • Kháng nước tốt, đóng rắn được cả trong môi trường nước

  • Khả năng kết dính tuyệt vời, không bị co lại khi khô, bám dính được trên đa dạng vật liệu: nhựa, kim loại, kính, bê tông, gỗ,...

  • Không ảnh hưởng bởi hóa chất và kháng ăn mòn. Bảo quản không tốn kém, không cần sơn lớp phủ chống ăn mòn

  • Chế tạo, gia công đơn giản, dễ tạo màu, tạo hình, sửa chữa

  • Độ bền cao và độ ẩm thấp, phù hợp với khí hậu Việt Nam

  • An toàn và dễ sử dụng, không cần nhiều kỹ thuật khi lắp đặt

  • Chi phí cho trang thiết bị sản xuất ít, chi phí bảo dưỡng cũng không quá cao

Khả năng kết dính tuyệt vời, không bị co lại khi khô, bám dính được trên đa dạng vật liệu

Khả năng kết dính tuyệt vời, không bị co lại khi khô, bám dính được trên đa dạng vật liệu

1.2 Điều khác biệt giữa keo epoxy resin và keo epoxy là gì?

Người ta hay bị nhầm lẫn rằng keo epoxy và keo epoxy resin là cùng một loại vật liệu. Nhưng thực ra keo epoxy là nhựa dạng lỏng, chúng cần được hóa chất đóng rắn để kết dính với nhau. Bên trong keo luôn có hai thành phần là resin chất đóng rắn và epoxy. Khi hai thành phần này hòa trộn và phản ứng với nhau dẫn tới hiện tượng bay hơi và đông cứng thì lúc đó vật liệu mới được tạo ra, đó là epoxy resin. 

2. Có bao nhiêu loại keo epoxy?

Trên thị trường hiện nay phổ biến 4 loại keo epoxy sau:

2.1 Keo epoxy một thành phần

Loại keo một thành phần này có sẵn chất làm cứng hardener trong keo, chỉ cần nhiệt độ cao hơn môi trường để keo đóng rắn. Mức nhiệt thấp nhất để keo khô là khoảng 200oF. Vì lý do này mà loại keo này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, chứ không được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Chúng có hiệu quả kết dính rõ rệt, được ứng dụng trong các sản phẩm thiết bị y tế,  linh kiện điện tử, hệ thống cảnh báo tên lửa và kính hồng ngoại

Nhược điểm: thời gian khô keo nhanh nên cần nhanh chóng sử dụng sau khi lấy. Chúng có nguy cơ bị co ngót khi khô, vì vậy cần lưu ý hình dạng và kích thước các vật liệu khi dán

2.2 Keo epoxy hai thành phần

Keo epoxy hai thành phần có hai phần là nhựa resin và chất làm cứng được tách riêng. Người ta sẽ trộn hai thành phần này theo tỷ lệ nhất định để tạo dung dịch keo hoàn chỉnh. Tốc độ khô của chúng được tùy chỉnh theo nhiệt độ khô. Thời gian đóng khô thường từ 30 phút tới 24 giờ tùy vào từng loại keo. Đây là loại keo epoxy được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có thể ứng dụng dán gỗ, nhựa, đá hoa cương, kim loại,,,, Cũng có thể làm chất đóng rắn cho các bề mặt như bàn trà, sàn nhà,...

Nhược điểm của loại keo này là chúng cần trộn đúng tỷ lệ để có hiệu quả sử dụng tốt nhất. Mùi của keo hai thành phần rất nồng, cần đeo khẩu trang và ở môi trường thông thoáng khi dùng.

Keo epoxy 2 thành phần

Keo epoxy 2 thành phần

2.3 Keo epoxy trong suốt

Keo epoxy trong suốt là loại keo dạng lỏng, không có màu thay vì có màu ngả vàng như loại keo thông thường. Chúng có khả năng kết dính nhiều loại vật liệu với nhau, độ bền cao và không bị ảnh hưởng bởi môi trường. Thời gian đóng rắn của keo trong khoảng 7 giờ tới 48 giờ tùy loại. Chúng thường được ứng dụng để đổ mặt bàn 3D, vẽ tranh nghệ thuật 3D. Chủ yếu tác dụng của chúng liên quan tới tính thẩm mỹ hoặc bảo vệ bề mặt mà giữ nguyên các hình ảnh,màu sắc. Trong cuộc sống, chúng được dùng làm lớp phủ chống thấm cho tường, sàn nhà, đổ khuôn huy chương, huy hiệu, móc khóa, trang trí bề mặt bằng nhôm kính,...

Nhược điểm của chúng là khi pha trộn cần trộn thật kỹ nếu không sẽ tạo bọt khí. Môi trường đóng rắn không được quá nóng hoặc quá lạnh, nếu không sẽ ảnh hưởng tới độ trong suốt của keo. Giá thành của chúng cũng cao hơn các loại keo epoxy khác.

Mặt bàn nghệ thuật đổ keo epoxy trong suốt

 Bàn uống trà nghệ thuật đổ keo epoxy trong suốt

2.4 Keo epoxy màu

Keo epoxy màu có tính chất tương tự với keo epoxy trong suốt, tuy nhiên đã được thêm các màu sắc khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng, màu sắc để pha keo có thể được bán riêng. Màu keo thường dùng là màu nước hoặc màu bột. Quá trình pha màu cần thực hiện cẩn thận với tỉ lệ phù hợp. Loại keo này được ứng dụng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, hoặc thêm màu sắc cho không gian trong nhà như sàn, tường, trần và các món đồ nội thất (đổ mặt bàn, vẽ tranh 3D,...)

3. Cách chọn keo epoxy chất lượng

Keo epoxy có nhiều loại với độ bám dính, khả năng đóng cứng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dưới đây là một vài tiêu chí để lựa chọn được loại keo epoxy chất lượng và phù hợp:

3.1 Khả năng dính

Trên bao bì keo epoxy thường có mô tả về độ uốn kéo và độ bền theo đơn vị pound trên inch vuông (psi) mà nó có thể chịu được. Nếu muốn gia tăng sức bền ngoài phạm vi mô tả, bạn cần có các biện pháp đi kèm. Hãy cân nhắc đến các ưu tiên sau:

  • Nếu bạn quan tâm đến khả năng chịu nén của keo, hãy chú ý đến cường độ nén. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách ép keo từ cả phía trên và dưới xem áp lực keo có thể chịu được trong khoảng nào

  • Nếu bạn muốn sản phẩm của bạn có thể uốn cong mà không bị gãy, hay lưu ý đến độ bền uốn của keo epoxy phủ

  • Nếu bạn muốn sản phẩm bám dính chắc cứng, không thể kéo rời, hãy quan tâm tới độ bền kéo của keo.

Keo epoxy có nhiều loại với độ bám dính, khả năng đóng cứng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng

Keo epoxy có nhiều loại với độ bám dính, khả năng đóng cứng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng

3.2 Độ bền dính

Thời gian cần có để keo dính các vật liệu với nhau và cứng lại được ghi trong phần mô tả của bao bì. Với các sản phẩm thông dụng, thời gian keo khô ngắn hay dài không ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên với những sản phẩm hoặc công việc đòi hỏi sự chính xác cao hơn và cần điều chỉnh nhiều, thời gian keo khô lâu sẽ tốt hơn. Bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa và làm sạch các sai sót. Keo có độ bám dính mạnh sẽ mất nhiều thời gian để dính hơn. 

4.3 Độ nhớt

Độ nhớt của vật liệu là thước đo độ “chảy” của vật liệu đó. Chất kết dính có thể nhỏ giọt trong khi đang đông kết. Nước có độ nhớt cao, mặt đường thì có độ nhớt thấp. Nếu muốn giảm thiểu việc nhỏ giọt này, hãy chọn loại keo có độ nhớt cao. 

Trên đây là những thông tin về keo epoxy là gì và cách chọn được keo epoxy chất lượng. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và sự lựa chọn cho mình sau khi đọc bài viết. 

Bình luận, Hỏi đáp