TOP 7 hóa chất diệt khuẩn nước ao trong nuôi tôm

10:52 | 24/05/2024

Trong quá trình tôm phát triển, việc diệt khuẩn nước ao đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của tôm. Có nhiều hóa chất được ứng dụng để đảm bảo môi trường nuôi hạn chế các vi khuẩn gây hại sinh sôi. Cùng tìm hiểu những điều cần biết khi diệt khuẩn ao nuôi tôm nhé.

1. Nước ao tôm có vi khuẩn có lợi thì cũng chứa cả vi khuẩn gây hại

Vi khuẩn trong trong ao tôm có thể chia đơn giản thành hai loại: Vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn có lợi giúp ích trong việc cải thiện chất lượng nước ao bằng cách phân hủy các hợp chất hữu cơ trong ao, từ đó giúp tôm có môi trường tốt, tăng sản lượng. Ngược lại, vi khuẩn gây hại tồn tại trong ao gây ra các loại bệnh cho tôm, làm ảnh hưởng môi trường sống của tôm hoặc bùng phát dịch bệnh trong ao. 

Vi khuẩn nước ao là một phần tất yếu của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Chúng cũng có vai trò trong việc kiểm soát vệ sinh ao. Khi có sự thay đổi, mất cân bằng sinh thái khi vi khuẩn gây hại phát triển quá mức, chúng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho tôm trong ao, đặc biệt là nhóm vi khuẩn vibrio gây ra căn bệnh hoại tử gan tụy ở tôm. 

Vi khuẩn vibrio

Vi khuẩn vibrio

2. Tại sao cần diệt khuẩn nước ao tôm

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vi khuẩn trong ao tôm phát triển quá mức, chi tiết gồm:

  • Ít ánh sáng: Ao tôm không có nhiều ánh sáng chiếu vào hoặc nhiều góc khuất tối sẽ khiến nồng độ vi khuẩn tăng cao

  • Tảo phát triển: Tảo lan quá mức sẽ hấp thụ oxy trong ao, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi

  • Ít oxy trong ao: Nồng độ oxy hòa tan trong ao tôm thấp hơn quy định sẽ khiến các chất hữu cơ và tạp chất phân hủy, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ làm nước ao bị đục

  • Thức ăn thừa trong ao tôm: Tôm là loài ăn chậm, thức ăn thừa trong ao nhiều sẽ thành các tạp chất hữu cơ, đây là đồ ăn được các loại vi khuẩn rất ưa thích. 

  • Phân bón, hóa chất sử dụng nhiều: Dùng nhiều các loại phân bón và hóa chất sẽ tăng nồng độ vi khuẩn có trong ao. 

Diệt khuẩn nước ao tôm là hoạt động diệt những loại vi sinh vật gây bất lợi cho quá trình phát triển của tôm và môi trường nước ao nuôi. Diệt khuẩn đúng cách sẽ an toan cho tôm, làm giảm bớt đáng kể các mầm bệnh có trong suốt vụ nuôi và tăng năng suất vụ nuôi. Có nhiều phương án để diệt khuẩn ao tôm như nano bạc. acid hữu cơ, xi phông đáy, sử dụng vi sinh,...

Ao nhiều tảo lan quá mức sẽ hấp thụ oxy, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi

Ao nhiều tảo lan quá mức sẽ hấp thụ oxy, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi

3. Diệt khuẩn nước ao vào giai đoạn nào khi nuôi tôm?

Hoạt động diệt khuẩn nên được thực hiện thường xuyên để hạn chế rủi ro bùng phát mầm bệnh. Có 3 giai đoạn chính cần diệt khuẩn nước trong ao nuôi bà con nên lưu ý:

  • Giai đoạn chuẩn bị thả tôm giống: Diệt khuẩn trước khi thả tôm giống giúp làm sạch môi trường ao, đảm bảo nước ao phù hợp cho tôm giống phát triển và sinh sản. Trong giai đoạn này, người nuôi nên lắp màn lọc khi bơm nước vào ao để lọc bớt các loại ấu trùng, trứng, mầm bệnh xâm nhập vào ao. Sau đó chạy quạt nước khoảng 5-7 ngày để các loại ấu trùng nở ra. Cuối cùng mới sử dụng dụng hóa chất diệt khuẩn nước

  • Giai đoạn tôm nhỏ đến khi 45 ngày tuổi: Đây là giai đoạn nhạy cảm của tôm, thức ăn tôm lúc này là các sinh vật phù du. Vì vậy hóa chất diệt khuẩn sử dụng cho giai đoạn này không nên là các thuốc quá mạnh, nên dùng các dòng thuốc an toàn cho tôm nhỏ, tôm từ 10 ngày trở lên. Kết hợp với các loại men vi sinh thường xuyên để tăng cạnh tranh giữa vi khuẩn có lợi với vi khuẩn gây hại. Người nuôi cũng cần cân nhắc và lựa chọn thời điểm phù hợp, tránh tôm không bị sốc và chết.

  • Giai đoạn 45 ngày tuổi tới khi thu hoạch. Tôm trong giai đoạn này đã trưởng thành, có sức chống chịu tốt hơn với thuốc sát trùng và thuốc diệt khuẩn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng và diệt khuẩn nước ao bừa bãi, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tôm và tính ổn định trong môi trường nước. Người nuôi cũng nên cẩn trọng thuốc diệt khuẩn có thể ảnh hưởng tới lượng tạo và sinh vật phù du có trong ao nuôi.

Tùy giai đoạn của tôm mà điều chỉnh thời điểm diệt khuẩn nước ao

Tùy giai đoạn của tôm mà điều chỉnh thời điểm diệt khuẩn nước ao

4. Top 7 loại hóa chất diệt khuẩn nước ao nuôi tôm

Có nhiều loại hóa chất diệt khuẩn nước ao tôm. Dưới đây Đông Á xin giới thiệu một vài loại chất được ứng dụng phổ biến và rộng rãi:

Chlorine

Đây là chất có phản ứng oxy hóa giúp diệt khuẩn cực mạnh. Chúng có thể diệt được cả vi khuẩn vibrio harveyi gây phát sáng trên thân tôm. Vì là chất có hoạt tính mạnh nên chlorine thường chỉ ứng dụng trong khâu xử lý ao lắng để đảm bảo nguồn nước cấp vào ao tôm sạch khuẩn.

Chlorine có thể diệt được cả vi khuẩn vibrio harveyi gây phát sáng trên thân tôm

Chlorine có thể diệt được cả vi khuẩn vibrio harveyi gây phát sáng trên thân tôm

Chlorine tốt và dùng đủ liều có thể được nhận biết sau khi dùng, nước cấp sẽ trong hơn. Nếu nước bị đục đỏ thì bà con nên xem lại hàm lượng hữu cơ trong nước và quy trình xử lý nước. 

* Nhược điểm: 

  • Giảm tác dụng khi nước có độ pH cao, trên mức 8

  • Vô tác dụng với bào tử vi khuẩn và virus

  • Lạm dụng sẽ khiến hoạt chất đọng ở đáy ao, ảnh hưởng vụ nuôi

* Lưu ý:

  • Chỉ dùng với nước cấp trong giai đoạn đầu vụ nuôi

  • Sau khi dùng nên để ao lắng 1-2 ngày để bay hết hơi chlorine sau đó mới thả tôm

  • Sau khi dùng 48 giờ cần cấy lại các vi sinh vật có lợi cho ao

  • Không nên bón vôi trước khi dùng vì sẽ giảm tác dụng

Chất diệt khuẩn nước: BKC (benzalkonium Chloride)

BKC được ứng dụng rộng rãi nhờ nguyên lý hoạt động đi vào và phá hủy màng tế bào, từ đó hạn chế quá trình trao đổi chất của các loại vi khuẩn. Ngoài ra chúng cũng tiêu diệt được các vi sinh vật đơn bào, nấm mốc và hạn chế sự phát triển quá mức của tảo hại trong ao nuôi

* Nhược điểm: 

  • Có mùi nồng và gây cay mắt, không nên tiếp xúc trực tiếp mà cần đồ bảo hộ khi sử dụng

  • Dùng quá liều sẽ tạo tồn dư trong thịt tôm, làm tôm bị giảm giá trị khi bán. Trước khi thu hoạch 30 ngày phải ngưng dùng để đảm bảo chất lượng tôm

* Lưu ý khi dùng: 

  • Không dùng trực tiếp xuống ao, phải pha loãng và tạt đều thuốc lên bề mặt ao

  • Không dùng chung với chất tẩy và hợp chất hữu cơ như xà phòng

  • Nước cứng, có độ đục cao làm thuốc giảm tác dụng

  • Hoạt tính tăng khi dùng chung với formalin

  • Không dùng cho tôm dưới 15 ngày hoặc giai đoạn mới thả vì đây là thuốc diệt khuẩn mạnh

Chất diệt khuẩn nước: Đồng Sunfat (CuSO4.5H2O)

Với khả năng diệt tảo và nhanh tan trong nước, đồng sunfat được ứng dụng phổ biến để diệt khuẩn nước. Bên cạnh đó, chúng còn diệt được vi khuẩn, các loại ký trùng trên thân tôm. Đồng sunfat tồn tại ở dạng bột kết tinh màu xanh dương, không có mùi. Tuy nhiên bà con hạn chế dùng chất này với liều dùng cao vì sẽ gây độc cho tôm làm tôm chậm lớn. 

Một vài lưu ý khác khi sử dụng đồng sunfat:

  • Nước ao tôm có độ kiềm cao hóa chất này sẽ phản ứng kết hợp với kiềm ( HCO3-, OH-), gây kết tủa và khiến thuốc mất tác dụng

  • Tỷ lệ được tính bằng đơn vị mg/l, hợp lý khi dùng chất này nên ở dưới mức 0.01 tổng độ kiềm trong ao, 

  • Không dùng khi thời tiết mưa hoặc âm u

  • Không được tháo nước ao trước 72 tiếng sau khi xử lý đồng sunfat vì sẽ ảnh hưởng tới môi trường.

Đồng sunfat tồn tại ở dạng bột kết tinh màu xanh dương, không có mùi

Đồng sunfat tồn tại ở dạng bột kết tinh màu xanh dương, không có mùi

Glutaraldehyde (C5H8O2)

Là một chất diệt khuẩn có phổ rộng và độ hoạt động mạnh hơn so với BKC, C5H8O2 giúp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, virus và nấm đồng thời diệt sứa nước có trong ao. 

* Nhược điểm: 

  • Gây độc cho tôm, nhất là ấu trùng khi dùng nồng độ cao

  • Độ pH ao ở mức 8 là lý tưởng để hoạt chất thuốc hoạt động tốt, khi pH lớn hơn 9, hoạt tính thuốc sẽ giảm và không còn hiệu quả

Lưu ý trước khi xả thải nước, nên xử lý hoạt chất C5H8O2 dư thừa bằng NaHSO3 (natri bisulfit) để loại bỏ, tránh ảnh hưởng tới môi trường. 

Thuốc tím (KMnO4)

Thuốc tím được ứng dụng rộng rãi để diệt khuẩn trong các mô hình nuôi tôm thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn. Với nguyên lý cân bằng điện tích, chúng mang điện tích dương tác dụng với điện tích âm trong keo khoáng, các hạt phù sa, biến các chất này trở nên trung tính và lắng tụ xuống đáy. Về tác dụng diệt khuẩn, chúng oxy hóa trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn, làm phá hủy các enzyme đặc hiệu trong quá trình trao đổi chất của tế bào. 

Thuốc tím được ứng dụng rộng rãi để diệt khuẩn trong các mô hình nuôi tôm thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn

Thuốc tím được ứng dụng rộng rãi để diệt khuẩn trong các mô hình nuôi tôm thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn

Tuy nhiên phổ diệt khuẩn của thuốc tím hẹp hơn so với các hóa chất khác, vì vậy người nuôi tôm hay sử dụng thêm chlorine vào quá trình xử lý nước. Có vài lưu ý khi sử dụng thuốc tím như sau:

  • Chỉ nên áp dụng trong ao lắng của mô hình nuôi thay nước để oxy hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn trong nước ao

  • Đây là chất oxy hóa mạnh, cần được tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao

  • Sử dụng ngay sau khi pha để giữ nguyên hoạt tính thuốc. 

Iodine

Povidone - Iodine là một trong loại thuốc diệt khuẩn nước phổ biến với cơ chế phá vỡ cấu trúc protein trong tế bào vi khuẩn gây hại. Với hàm lượng chiếm 9-12%, hoạt tính thuốc được giải phóng từ từ vào môi trường nước, hạn chế tính độc của thuốc tới cơ thể vật nuôi. Quá trình khử khuẩn của thuốc chậm, diễn ra trong 4 - 6 tiếng làm giảm bớt khả năng gây kích ứng cho tế bào và mô của tôm. Đông Á cũng có lưu ý khi dùng iodine như sau:

  • Với các loại iodine có nhiệt độ trên 35oC, thuốc sẽ mất tác dụng nhanh chóng nếu có ánh mặt trời gắt. Vì vậy nên diệt khuẩn vào chiều mát.

  • Hoạt chất có thể diệt phù du sinh vật - thức ăn tự nhiên của tôm nên cần để ý liều lượng khi dùng

  • Iodine có thể sẽ diệt tảo, làm nước quá trong, khiến tôm khó ăn mồi

  • Cần cấy lại vi sinh cho ao sau khi diệt khuẩn 1-2 ngày 

  • Dùng quá liều sẽ khiến tôm chậm lớn, ảnh hưởng sức khỏe

  • Hoạt động tốt ở mức pH thấp dưới mức 7

  • Giảm tác dụng khi nước nhiều hợp chất hữu cơ hoặc các chất khử

Potassium monopersulfate (KHSO5)

Đây là hợp chất oxy hóa có hiệu quả khá cao ứng dụng để diệt khuẩn nước ao tôm. Chúng có thể ức chế sự sinh sôi của các vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm, vi sinh vật gây bệnh và khử trùng dụng cụ. tuy nhiên trong môi trường có độ pH quá cao trên mức 9 hoặc có độ mặn thấp (dưới mức 5%0) hoạt chất thuốc sẽ bị giảm tác dụng. Một vài lưu ý khác như sau:

  • Không nên bón vôi cho ao trước khi dùng thuốc

  • Có thể kết hợp với muối nếu dùng thuốc cho nước ao có độ mặn thấp bằng cách rải muối trước khi diệt khuẩn bằng thuốc 2 tiếng.

  • Kết hợp cùng chlorine sẽ làm tăng hiệu quả của chlorine. 

Đông Á là đơn vị cung cấp hóa chất Chlorine dùng diệt khuẩn nước trong ao tôm uy tín, chất lượng. Với hệ thống kho chứa lớn, chúng tôi có thể cung cấp lượng lớn chlorine có sẵn cho các ao nuôi tôm quy mô lớn. Nếu bạn muốn đặt hàng, hãy liên hệ hotline trong website này để được đội ngũ bán hàng của Đông Á tư vấn thêm nhé

Phan Tử Châu

Bình luận, Hỏi đáp