TOP 3 chất ăn mòn mạnh nhất thường gặp trong đời sống

01:07 | 22/04/2024

Chất ăn mòn xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng nhiều tác hại đến các vật thể xung quanh. Khi nuốt có thể gây bỏng hệ tiêu hóa, thậm chí thủng thực quản hoặc dạ dày. Hãy cùng Hóa Chất Đông Á đi tìm hiểu chi tiết xem chất ăn mòn là gì và top những hóa chất ăn mòn mạnh nhất hiện nay. 

1. Giải đáp chất ăn mòn là gì?

Chất ăn mòn là nhóm những hóa chất có khả năng phá hủy hoặc làm hỏng các chất khác khi tiếp xúc trực tiếp thông qua phản ứng hóa học. Thuật ngữ ăn mòn được hiểu là sự gặm nhấm, nó chỉ ra cách thức mà hóa chất ăn mòn các vật liệu khác. Nó được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt được dùng để sản xuất chất tẩy rửa gia dụng. 

Hiểu đơn giản, chất ăn mòn là những loại axit mạnh hoặc kiềm mạnh, nó có khả năng ăn mòn các chất khác. Khi nuốt có thể gây bỏng mô đường tiêu hóa, thậm chí gây thủng thực quản và dạ dày. Ước tính trên toàn thế giới có đến 80% ca ngộ độc hóa chất ăn mòn ở trẻ nhỏ, nó đến từ các chất rắn, lỏng và chất tẩy rửa nhà vệ sinh.

chất ăn mòn là gì

Chất ăn mòn là gì?

2. Hóa chất ăn mòn có mấy loại chính?

Hóa chất ăn mòn được chia thành 4 loại chính, mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính chất khác nhau bao gồm: Loại chất axit và anhydrit, loại chất kiềm hay bazơ, hóa chất halogen, muối halogen, các chất hữu cơ halogen và các loại chất ăn mòn khác.

2.1. Loại chất axit và anhydrit

Chất ăn mòn thuộc nhóm chất axit và anhydrit bao gồm các chất như: Axit sunphuric, axit clohydric, axit nitric, axit axetic, anhydrit acetic, axit phosphoric, trioxit phospho. Nó có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Khả năng ăn mòn của những chất này cực kỳ cao, có thể gây bỏng da khi tiếp xúc trực tiếp.

Anhydrit là các chất có tính đặc trưng tương tự như như axit. Anhydrit khi phản ứng với nước sẽ tạo thành các axit tương ứng. Ví dụ anhydrit axetic phản ứng với nước để tạo thành axit axetic.

2.2. Loại chất kiềm hay bazơ

Chất ăn mòn nhóm kiềm hay bazơ bao gồm các chất sau đây: Kali hydroxit, natri hydroxit, các amin hữu cơ như etanolamin. Những chất này có khả năng làm quỳ tím hóa xanh, ăn mòn mạnh, được sử dụng để sản xuất chất tẩy rửa.

2.3. Hóa chất halogen, muối halogen, các chất hữu cơ halogen

Đây là những loại chất ăn mòn có mặt phổ biến trong cuộc sống, cụ thể như: Khí clo, sắt clorua, dung dịch clorit, axetyl iodua.. những chất này có khả năng ăn mòn cao và cũng được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp.

2.4. Các loại chất ăn mòn khác

Ngoài các chất ăn mòn trên thì Ammoni polysunphua, các peoxit, hydrazin là những chất có tính ăn mòn cao. Ngoài ra còn rất nhiều chất ăn mòn khác nhưng được xếp vào nhóm bình thường, khả năng ăn mòn không cao bằng 4 nhóm chất này.

các loại hoá chất ăn mòn

Các loại hoá chất ăn mòn

3. Đặc điểm tính chất của hóa chất ăn mòn

Tùy vào từng nhóm chất ăn mòn mà nó có tính chất và đặc điểm khác nhau.

  • Axit là những chất khi tan trong nước sẽ tạo ra ion H+, có vị chua và có thể ăn mòn các vật liệu như gốm sứ, kim loại và bề mặt da ở bên ngoài môi trường.

  • Kiềm là những chất có khả năng tạo ra ion OH- khi hòa tan trong nước, chúng có khả năng ăn mòn cao và có thể làm hỏng các vật liệu kim loại, da và gốm sứ.

  • Muối được hình thành giữa phản ứng axit và kiềm, nếu được xả thải ở một nơi không đúng quy định sẽ làm hư hại đến môi trường.

  • Chất hữu cơ là hợp chất hóa học có chứa cacbon, nó có khả năng làm hỏng các vật liệu gỗ, bề mặt da khi tiếp xúc trực tiếp.

4. Chất ăn mòn gây ra những tác hại gì?

Ngoài việc ăn mòn các bề mặt kim loại, da và gỗ, nhựa thì chất ăn mòn còn gây ra các tác hại như sau:

  • Nó thể xâm nhập vào các cấu trúc bên trong của vật chất dẫn đến sự biến đổi về mô tính, màu sắc, tính chất vật lý và hình dạng của các vật liệu. Bên cạnh đó, axit cũng có thể gây phá hủy và ô nhiễm môi trường nếu xả thải không đúng cách.

  • Việc sử dụng muối trong sản xuất công nghiệp cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước, làm tăng độ mặn, gây ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật nước ngọt. Đặc biệt, nó có khả năng ăn mòn kim loại cực kỳ cao, làm hư hỏng tàu thuyền và các thiết bị khác.

  • Những chất ăn mòn hữu cơ khi thải ra môi trường có thể tạo ra khói, mùi hôi, thay đổi màu sắc và gây ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, ngộ độc chất ăn mòn có thể làm người bệnh bị ăn mòn đường ruột, thủng thực quản, thủng dạ dày, nguy hiểm hơn là mất mạng. Có rất nhiều trường hợp trẻ em nuốt nhầm chất tẩy rửa có chứa chất ăn mòn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

tác hại của chất ăn mòn

Tác hại của chất ăn mòn

5. TOP 3 chất ăn mòn mạnh nhất hiện nay

Dưới đây là 3 loại chất ăn mòn mạnh nhất, được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

5.1. Hóa chất ăn mòn - axit HCl

Axit HCl là chất ăn mòn cực kỳ cao, cấu tạo bao gồm một nguyên tử Hidro và một nguyên tử Clo kết hợp với nhau thông qua liên kết cộng hóa trị. Ở điều kiện thường, HCl là chất lỏng, trong suốt, không màu hoặc có màu vàng. Sản phẩm có thể bốc khói, nặng hơn nước và có tính chất hơi nhớt.

  • HCl được sử dụng để tẩy rỉ sét, thép trước khi đưa vào quá trình gia công như cán hay mạ điện.

  • Được sử dụng trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ, ứng dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp.

  • Dung dịch HCl được dùng trong ngành mạ pin và khai thác dầu mỏ.

  • Hóa chất này còn được dùng để tẩy rửa lọ thủy tinh và sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp.

axit HCl Đông Á

Axit HCl Đông Á

5.2. Hóa chất ăn mòn - axit H2SO4

Axit vô cơ H2SO4 là một chất ăn mòn cực mạnh, nó có thể ăn mòn sắt, nhôm ngay cả khi pha loãng. Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng, ăn mòn da cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay loại axit này cũng được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp.

  • Là nguyên liệu quan trọng trong ngành luyện kim, phẩm màu, hóa chất, giấy, sợi. Thống kê có hơn 160 triệu tấn H2SO4 được sản xuất mỗi năm để ứng dụng trong các lĩnh vực này.

  • Axit được dùng để sản xuất phân bón như Phosphate, Canxi dihydrogen, Amoni Phosphate, Amoni Sunfat.

  • Sử dụng để khử và ăn mòn các kim loại nặng có trong nước như Mg, Ca…

5.3. Hóa chất ăn mòn - Xút NaOH

NaOH hay còn được gọi là xút ăn da, đây là một hợp chất vô cơ của natri khi được hòa tan trong nước. Loại xút này có tính nhờn, ăn mòn da, làm bục vải và giấy. Nếu nhắc đến TOP 3 chất ăn mòn phổ biến hiện nay thì không thể nào bỏ qua loại xút này.

NaOH được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp luyện kim, xà phòng, chất tẩy rửa, nhôm, dệt nhuộm với sản lượng khoảng 45 triệu tấn mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là hóa chất được sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc sống. 

Xút HaOH Đông Á

Xút NaOH Đông Á

6. Hình ảnh biển báo chất ăn mòn

Biển báo chất ăn mòn đã được quy động bởi Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Chúng được ký hiệu riêng biệt để cảnh báo nguy hiểm tại những nơi chứa hàng hóa, nơi làm việc và quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trên biển báo sẽ có các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm về thể chất và sức khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

biển báo chất ăn mòn

Biển báo chất ăn mòn

7. Một số thắc mắc về chất ăn mòn

7.1. Chất ăn mòn sắt nhanh nhất là chất nào?

Sắt bị ăn mòn nhanh nhất khi ngâm trong dung dịch có chứa axit H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Sắt tiếp xúc với hơi ẩm kết hợp với oxy sẽ bị ăn mòn, đây là quá trình oxy hóa liên quan đến sự mất đi các electron. Sự ăn mòn của sắt xảy ra một cách tự nhiên khi sắt tinh luyện và các hợp kim của nó được chuyển đổi thành các hợp chất ổn định về mặt hóa học của sắt. 

7.2. Chất ăn mòn thủy tinh là chất nào?

Axit HF có khả năng ăn mòn thủy tinh, nó tác dụng với silicat để tạo thành các dấu chia độ, hoa văn trên bình thủy tinh trong suốt. Phương pháp này còn được gọi là khắc ăn mòn thủy tinh. 

Thủy tinh được xếp vào nhóm có khả năng ăn mòn cao, nó không bị ăn mòn bởi các axit mạnh như HCl, H2SO4 nhưng nó có thể bị ăn mòn bởi axit HF. Do đó, người dùng cần lưu ý khi sử dụng loại vật liệu này.

7.3. Ngộ độc chất ăn mòn xử lý ra sao?

Bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất ăn mòn thường bị bỏng, xuất huyết, thủng dạ dày, nếu không điều trị kịp thời có thể bị hẹp thực quản, co rút, dính ruột, tỷ lệ tử vong cao. Do đó khi uống nhầm hóa chất hãy đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy bài viết vừa rồi đã cung cấp các thông tin về các chất ăn mòn mạnh nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua hóa chất HCl hay xút NaOH hãy liên hệ ngay cho Hóa Chất Đông Á theo số HOTLINE 0822 525 525 để được báo giá tốt nhất.

Bình luận, Hỏi đáp