Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh đỏ thân trên tôm

12:47 | 02/07/2024

Tác giả:

Trong quá trình nuôi tôm, việc tôm mắc phải các bệnh thường gặp như đỏ thân, bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy,… là điều không khó để gặp phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng, trị bệnh đỏ thân trên tôm.

Nguyên nhân bệnh đỏ thân trên tôm xuất hiện là gì?

Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm

Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm

Virus WSSV, viết tắt của từ tiếng Anh White spot syndrome virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh đỏ thân trên tôm. Ngoài ra, các loại vi khuẩn như Vibrio vulnificus, Vibrio alginolyticus và Staphylococcus spl cũng là tác nhân khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trên diện rộng. Virus WSSV cực kỳ độc hại và chúng sẽ tấn công vào nhiều mô tế bào, khiến tôm chết ở tất cả các giai đoạn phát triển, từ giai đoạn còn là ấu trùng đến giai đoạn phát triển thành tôm thương phẩm. 

WSSV có thể lây lan theo cả chiều dọc và chiều ngang, tức là chúng có thể lây tôm bố mẹ sang tôm post (chiều dọc) hoắc lây từ một con sang cả đàn trong ao (chiều ngang).

  • Theo chiều dọc: Sau khi cá thể tôm bố mẹ bị nhiễm WSSV, bệnh sẽ được truyền sang tôm post trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, khiến tôm chết sớm.
  • Theo chiều ngang: Do tôm có tập tính ăn thịt đồng loại nên vi khuẩn Vibrio vulnificus, Vibrio alginolyticus và Staphylococcus aureus spl có thể lây lan theo chiều ngang trong môi trường nước một cách nhanh chóng, từ cá thể tôm mang mầm bệnh sang cá thể tôm khỏe mạnh.

Ngoài yếu tố virus thì môi trường nước ao bị ô nhiễm cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh đỏ thân phát triển mạnh. Khi gặp thời cơ thích hợp và nhiệt độ nước thấp, chúng sẽ bùng phát, kết hợp với WSSV gây bệnh cho cả đàn tôm. Thời điểm mà bệnh đỏ thân bùng phát mạnh nhất thường là mùa đông hoặc xuân, khi nhiệt độ nước xuống dưới 30 độ C.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ thân trên tôm

Dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ thân

Dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ thân

Bệnh đỏ thân trên tôm có thể nhận biết qua một số dấu hiệu chính như sau:

  • Thân tôm chuyển sang màu đỏ: Đây là dấu hiệu rõ nhất của bệnh và thường xuất hiện từ phần thân đuôi lan ra phần còn lại của cơ thể tôm. Màu đỏ này có thể xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ hoặc lan rộng khắp thân tôm.
  • Thay đổi về hành vi và hoạt động: Tôm bị nhiễm bệnh đỏ thân thường có biểu hiện thay đổi hành vi, ví dụ như di chuyển chậm chạp, ít hoạt động hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu biểu thị rằng tôm có thể đang gặp vấn đề sức khỏe.
  • Mất đi sức khỏe: Tôm nhiễm bệnh thường có vẻ yếu hơn, sức khỏe cũng giảm đi. Chúng có thể không có sự phát triển bình thường, thậm chí còn có thể có dấu hiệu suy giảm.
  • Khả năng lây lan rộng: Nếu không điều trị kịp thời, các dấu hiệu của bệnh đỏ thân có thể lan rộng từ một vài con tôm đến toàn bộ ao nuôi. Việc này có thể dẫn đến tổn thất lớn đối với sản lượng và chất lượng tôm nuôi.
  • Tác động đến cả thể chất và hình thái của tôm: Ngoài màu sắc, bệnh đỏ thân còn có thể gây ra các biến đổi khác trong cơ thể tôm, như làm thay đổi hình thái, tăng cường sự thay đổi sinh lý bao gồm cả lớp biểu bì. Trên vỏ tôm có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti (nhất là ở phần đầu ngực), phần gan tụy thì có màu trắng xám,…
  • Tôm mắc bệnh thường sẽ chết rải rác sau 5 - 7 ngày nhiễm bệnh, thậm chí tỉ lệ chết còn có thể lên đến 100% nếu không kịp thời phát hiện.
  • Các loài chim, cò rất nhạy do bản năng, từ trên cao trực diện nhìn xuống nếu thấy cả đàn tôm đang nổi lên, chết đỏ đỏ thì chúng sẽ lao xuống để kiếm ăn. Vậy nên nếu bạn thấy chim cò bay về phía ao nhà mình, hãy đặc biệt chú ý điều này.

Cách phòng ngừa bệnh đỏ thân trên tôm an toàn, hiệu quả

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh đỏ thân trên tôm nên bạn chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Để phòng được hội chứng chết đỏ ở tôm thẻ, tôm sú, bạn cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp quan trọng sau đây:

Chuẩn bị ao nuôi kỹ càng, đảm bảo sạch bệnh

Chuẩn bị ao nuôi sạch bệnh

Chuẩn bị ao nuôi sạch bệnh

Để phòng bệnh đỏ thân trên tôm, bạn cần cải tạo ao nuôi thật kỹ, thực hiện đúng kỹ thuật để diệt tạp và các vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong ao nuôi, đồng thời phải rào lưới quanh ao để ngăn chặn các loài giáp xác và các động vật chủ có mang mầm bệnh,…

Vào đầu vụ nuôi, bạn cần tiến hành nạo vét kỹ nền đáy ao, khi đất còn hơi ẩm ẩm thì hãy rải vôi nóng dày, đều và phơi ao trong vòng 7 ngày. Sau đó lấy nước vào qua lưới lọc để ngăn chặn các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, các loài giáp xác ngoại lai có thể mang mầm bệnh vào trong ao tôm.

Tiếp đó là hãy xử lý kỹ nước ao nuôi và ao lắng bằng Chlorine với liều lượng 30 kg/1.000m3 nước. Bật quạt nước liên tục thì sau 4 ngày là có thể sử dụng nguồn nước này để nuôi tôm. Theo các nghiên cứu thì với liều lượng Chlorine 30 kg/1.000m3, nó có thể tiêu diệt được hầu hết các virus gây bệnh cho tôm, bao gồm cả bệnh đỏ thân và EHP.

Với những ao có tôm mắc bệnh đỏ thân ở vụ trước, bạn không nên vội vàng cải tạo để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Bạn hãy cho ao có thời gian nghỉ để tái tạo lại môi trường nền đáy ao. Khi cấp nước vào ao, bạn hãy thả cá rô phi và nuôi chúng ít nhất 1 – 2 tháng để tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại trong ao, sau đó mới tái tạo lại môi trường ao nuôi. Cuối cùng, bạn có thể thả nuôi tôm cho vụ mới, tránh được việc mầm bệnh lây từ vụ trước qua vụ sau, gây mất mùa, lỗ vốn.

Quản lý chất lượng nước ao

Quản lý chất lượng nước ao là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh đỏ thân trên tôm. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể để bạn có thể áp dụng:

  • Kiểm tra và kiểm soát nguồn nước: Đảm bảo nguồn nước đầu vào cho ao nuôi là sạch và không chứa các tác nhân gây bệnh.
  • Đảm bảo sự ổn định của các thông số nước: Các thông số như pH, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhiệt độ nước và hàm lượng muối nên được giữ ổn định trong phạm vi lý tưởng cho tôm nuôi. Biến động lớn trong các thông số này có thể gây stress cho tôm và làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Điều chỉnh mật độ oxy hòa tan (DO): Đảm bảo tôm có đủ oxy để hô hấp bằng cách sử dụng hệ thống quạt nước, máy sục oxy một cách phù hợp. Thiếu oxy làm giảm sức đề kháng của tôm và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Kiểm soát nồng độ amoniac và nitrit: Amoniac và nitrit là các chất độc hại đối với tôm nuôi. Các hệ thống lọc nước cần được thiết kế và vận hành hiệu quả để loại bỏ các chất này.
  • Điều chỉnh mật độ muối: Nếu nuôi tôm trong môi trường muối (như tôm thẻ chân trắng), bạn phải đảm bảo mật độ muối ở mức ổn định và phù hợp với từng loài tôm nuôi để giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn và chất thải: Đảm bảo rằng lượng thức ăn cung cấp cho tôm là hợp lý và không dư thừa, đồng thời thu gom và xử lý các chất thải đúng cách để giảm nguồn dinh dưỡng cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Mục đích của việc này là tránh phát sinh các khí độc có trong ao và đảm bảo môi trường nước ao nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng khí.
  • Vệ sinh ao nuôi thường xuyên: Định kỳ làm sạch ao nuôi, loại bỏ các chất thải và các vật liệu hữu cơ phân hủy. Điều này giúp giảm thiểu nguồn cung cấp cho vi khuẩn gây bệnh.

Chọn tôm giống chất lượng

Chọn tôm giống khỏe mạnh, chất lượng

Chọn tôm giống khỏe mạnh, chất lượng

Đối với tôm giống, bạn hãy chọn tôm giống từ nhà cung cấp có uy tín và đã được chứng nhận về sự bảo đảm chất lượng. Những nhà cung cấp này thường có quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ khi nuôi tôm giống đến khi cung cấp cho người nuôi. Đừng chỉ chọn tôm giống rẻ nhất mà bỏ qua chất lượng. Đây là tiền đề đầu tư quan trọng cho sự thành công trong hoạt động nuôi tôm của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn những con tôm giống có sức khỏe tốt, không có dấu hiệu bệnh lý hoặc stress. Những con tôm giống khỏe mạnh sẽ có khả năng kháng bệnh tốt hơn và ít dễ bị nhiễm bệnh đỏ thân. Bạn có thể dùng phương pháp PCR để kiểm tra và loại bỏ những con tôm giống nhiễm bệnh.

Trước khi mua tôm giống, bạn nên kiểm tra kỹ màu sắc, hình dạng và hành vi của chúng. Tôm giống nên có màu sắc đều, không có dấu hiệu bất thường và hoạt động tự nhiên.

Ngoài ra khi thả nuôi tôm, bạn không nên thả trong điều kiện nhiệt độ thấp, cụ thể là không thấp hơn 30 độ C.

Kiểm soát mật độ nuôi

Tránh nuôi quá đông tôm trong cùng một ao. Việc nuôi tôm với mật độ nuôi quá cao sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh. Mật độ nuôi này cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của tôm, tức là khi tôm trưởng thành, bạn cần giảm bớt lượng tôm ban đầu có trong ao.

Quản lý dinh dưỡng

Cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp và đồng đều cho tôm. Bạn cần đảm bảo tôm có đủ lượng thức ăn nhưng không được cho tôm ăn quá nhiều để tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong ao.

Kiểm soát vi khuẩn trong ao

Dùng men vi sinh EM1 định kỳ để ức chế sự phát triển và bùng phát của vi khuẩn Vibro. Bạn có thể tạt 1 lít EM1 cho 1.000m3 nước 3 - 5 ngày một lần, hoặc dùng 0.5 lit EM1 cho 1.000mnước hàng ngày. Việc dùng liều lượng thấp nhưng thường xuyên sẽ hiệu quả hơn dùng liều cao vì nó giúp tránh tình trạng tích tụ quá nhiều thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột và các vật chất lơ lửng có trong nước khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.

Ngoài các biện pháp chính kể trên, bạn cũng cần chú ý các việc làm sau:

  • Sử dụng hệ thống lọc hiệu quả: Sử dụng các hệ thống lọc nước hiệu quả để loại bỏ tạp chất và duy trì sự trong và sạch của nước ao.
  • Giám sát sức khỏe của tôm: Thực hiện theo dõi định kỳ sức khỏe của tôm để phát hiện và xử lý sớm các dấu hiệu bệnh.
  • Áp dụng biện pháp phòng ngừa hợp lý: Có thể sử dụng các chất kháng sinh tự nhiên hoặc hóa chất đặc trị để phòng ngừa bệnh, tuy nhiên cần thực hiện theo chỉ định của chuyên gia và đảm bảo sự an toàn cho môi trường.

Trên đây là các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh đỏ thân trên tôm mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng. Mong rằng những thông tin này sẽ hỗ trợ đáng kể cho các bạn trong những vụ nuôi tôm hiện tại và sắp tới.

Bình luận, Hỏi đáp