Các loại bể xử lý nước thải hiệu quả, thông dụng nhất hiện nay

09:02 | 29/07/2024

Hệ thống xử nước thải được thiết kế bởi nhiều loại bể khác nhau. Nó được xây dựng riêng biệt phù hợp với quy mô sản xuất, khối lượng nước thải của từng khu vực. Các loại bể xử lý nước thải được kết hợp với nhau nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo nước thải đầu ra đạt được chất lượng tốt nhất.

Xây bể xử lý nước thải để làm gì?

Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng nhanh gây sức ép cực kỳ lớn đối với các cơ quan môi trường. Nguồn nước thải từ sinh hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp nếu không được xử lý triệt để có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sống. Chính vì thế mà việc xây dựng các loại bể xử lý nước thải là vô cùng cần thiết.

Bể xử lý nước thải là một trong những giải pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường và tái sử dụng tài nguyên. Nước thải từ sinh hoạt và sản xuất nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Bể xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm, tái sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước sạch.

bể xử lý nước thải

Bể xử lý nước thải

Tổng hợp các loại bể xử lý nước thải 

Một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp sẽ được xây dựng nhiều loại bể xử lý nước thải khác nhau. Mỗi loại bể sẽ có đặc điểm và nhiệm vụ khác nhau, chúng sẽ hỗ trợ trong quá trình xử lý nước. 

1. Bể thu gom

Bể thu gom là nơi đầu tiên tiếp nhận nước thải từ các nguồn khác nhau như nhà máy, khu dân cư, bệnh viện. Nó có nhiệm vụ thu gom và giữ nước thải trước khi chuyển sang các bể xử lý tiếp theo. Điều này giúp ngăn ngừa ô nhiễm lan rộng và kiểm soát dòng chảy của nước thải.

2. Bể tách dầu mỡ

Đây là một trong các loại bể xử lý nước thải, có nhiệm vụ loại bỏ các chất dầu mỡ có trong nước thải, đặc biệt là từ các nhà bếp, nhà hàng. Dầu mỡ nếu không được loại bỏ sẽ làm tắc nghẽn và hỏng hóc các hệ thống xử lý sau này. Bên cạnh đó, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và gây ô nhiễm đất, nước.

3. Bể điều hòa

Bể điều hòa giúp cân bằng lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải trước khi vào các bể xử lý chính. Nó giúp hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả và ổn định hơn bằng cách tránh các biến động lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.

4. Bể kỵ khí (UASB)

Bể kỵ khí (UASB) sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải mà không cần oxy. Quá trình này tạo ra khí metan, có thể được thu hồi và sử dụng làm năng lượng. Bể kỵ khí giúp giảm tải lượng ô nhiễm và sản xuất năng lượng tái tạo. Đây cũng là một trong những loại bể xử lý nước thải composite phổ biến hiện nay.

5. Bể thiếu khí (Anoxic)

Bể thiếu khí (Anoxic) sử dụng vi sinh vật thiếu khí để loại bỏ các chất dinh dưỡng như nitrat và phosphat. Quá trình này giúp giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng trong các nguồn nước, ngăn ngừa tảo nở hoa và các vấn đề môi trường khác.

6. Bể hiếu khí

Bể hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải với sự tham gia của oxy. Quá trình này tạo ra bùn hoạt tính, một sản phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hoặc nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh học. Bể hiếu khí kết hợp với bể lắng sẽ đem đến hiệu quả tuyệt vời trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

7. Bể lắng

Bể lắng giúp tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải bằng cách để chúng lắng xuống đáy bể. Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ trong hơn và sẵn sàng cho các quá trình xử lý tiếp theo. Ở giai đoạn này các loại hóa chất PAC sẽ được sử dụng làm lắng cặn các hợp chất lơ lửng có trong nước.

8. Bể chứa bùn

Bể chứa bùn là nơi lưu trữ và xử lý bùn sinh ra từ các quá trình xử lý nước thải. Bùn có thể được xử lý thêm để sử dụng làm phân bón hoặc sản xuất năng lượng sinh học. Quản lý bùn hiệu quả giúp giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng nguồn tài nguyên quý giá.

9. Bể khử trùng

Bể khử trùng sử dụng các phương pháp như clo, ozone hoặc tia UV để tiêu diệt vi khuẩn và vi rút trong nước thải. Điều này đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và có thể được tái sử dụng hoặc xả ra môi trường mà không gây hại.

10. Bể chứa nước sạch

Bể chứa nước sạch là nơi lưu trữ nước sau khi đã qua tất cả các quá trình xử lý. Nước ở đây đã được loại bỏ hết các chất ô nhiễm và có thể được tái sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hoặc xả ra môi trường một cách an toàn.

Bể xử lý trong dây chuyền xử lý nước thải

Bể xử lý trong dây chuyền xử lý nước thải

Biện pháp thi công bể xử lý nước thải

Khi thi công bể xử lý nước thải, để đảm bảo an toàn và tính bền bỉ các nhà thầu cần lưu ý như sau:

  • Chọn vật liệu xây dựng: Bể xử lý nước thải được xây dựng bởi các vật liệu như sắt, thép, cát, đá, gạch… yêu cầu cao về chất lượng, độ bền, độ chắc chắn và vững chãi.

  • Thi công, xây dựng: Trong khi thi công, đào đất cần đảm bảo lượng đất đào lên sẽ được tái sử dụng cho công trình cách nhiệt, tường bê tông có chiều dài >150mm. Đây là giai đoạn có nhiều phần gia công ván khuôn định hình, gia công cốt thép cụm bể chính, đóng ép cừ xung quanh cụm bể chính và hàng hóa đầu cừ. Hãy đảm bảo có rào chắn bảo vệ để đảm bảo an toàn khi thi công.

  • Chống thấm bể xử lý nước thải: Trong nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp có chứa nhiều tạp chất ăn mòn cao. Do đó, bể chứa xây dựng cần được chống thấm bằng hóa chất đặc hiệu để phòng ngừa bong tróc, thấm nước và làm giảm tuổi thọ của hệ thống. 

  • Bố trí máy bơm: Máy bơm là thiết bị quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống xử lý nước thải. Nó có tác dụng luân chuyển nước từ bể này qua bể khác. Khi lựa chọn máy bơm cần chú trọng đến chất lượng, chống ăn mòn cơ học để tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm điện năng, bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình xử lý nước thải.

  • Trang bị sục khí: Lựa chọn sục khí quá nhỏ sẽ làm giảm chất lượng nước, súc khí quá lớn gây lãng phí năng lượng, cấu trúc bùn vi sinh thay đổi. Chính vì thế cần lựa chọn và bố trí sục khí hợp lý theo tư vấn của đơn vị thi công.

Đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn khi xây bể xử lý nước thải

Đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn khi xây bể xử lý nước thải

Những sự cố khi xây dựng bể xử lý nước thải

Bể xử lý nước thải thường gặp phải các vấn đề như nứt bê tông, rò rỉ nước gây ảnh hưởng đến hiệu quả chứa nước của bể. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như sau:

  • Bể được xây trên nền đất yếu, kích thước quá dài, không có mạch dừng.

  • Kết cấu của bể không định, nền móng không đủ chịu tác nên bể bị nghiêng và lún.

  • Các yếu tố ngoại cảnh tác động như thời tiết, va đập mạnh

  • Nguyên vật liệu không chất lượng, thi công không đúng kỹ thuật, bê tông đổ không đều tạo ra mặt phẳng chỗ thấp chỗ cao.

Hóa chất cho bể xử lý nước thải mua ở đâu?

Các loại hóa chất xử lý nước thải được sử dụng phổ biến bao gồm Chlorine, Clo, PAC, NaOH, axit HCl… mỗi loại sẽ được sử dụng ở các loại bể xử lý nước khác nhau. Có loại hoá chất mang đến công dụng diệt khuẩn, nhưng có hoá chất lại có nhiệm vụ keo tụ trợ lắng. Sử dụng kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nuôi trồng thuỷ sản.

Hoá chất xử lý nước thải Đông Á

Hoá chất xử lý nước thải Đông Á

Hiện tại, các loại hóa chất xử lý nước đang được Đông Á Chemical sản xuất và cung cấp ra thị trường số lượng lớn. Chúng tôi đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy xử lý nước… Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu mua và sử dụng hóa chất xử lý nước hãy liên hệ HOTLINE 0822 525 525 để được tư vấn sản phẩm và giải pháp phù hợp.

Như vậy bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ về các loại bể xử lý nước thải. Mỗi loại bể sẽ đảm nhiệm những vai trò nhất định. Sự kết hợp hài hoà sẽ giúp hệ thống xử lý nước thải trở nên hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.

Bình luận, Hỏi đáp