Bazơ yếu là loại bazơ có nhiều tính chất đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong hóa học. Bazơ này không làm đổi màu chất chỉ thị quỳ tím, phản ứng kém với nước, có tính bazơ yếu hơn amoniac. Cùng Đông Á tìm hiểu thông tin chi tiết và những loại bazơ yếu thường gặp trong nội dung dưới đây nhé.
Giải đáp bazơ yếu là gì?
Giải đáp bazơ yếu là gì?
Là đối tượng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực hóa học vậy bazo yếu là gì? Đây là loại bazơ có cấu trúc phân tử chứa 1 nguyên tử kim loại kết hợp với 1 hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH-). CÁc nhóm hidroxit trong cấu trúc của bazơ có tính bazo và có khả năng nhận proton từ axit để tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2…
-
Al(OH)3 là bazơ có cấu trúc phân tử gồm 1 nguyên tử nhôm (Al3+) và 3 nhóm hidroxit (OH-)
-
Fe(OH)3 là bazơ có cấu trúc phân tử gồm 1 nguyên tử sắt (Fe3+) và 3 nhóm hidroxit (OH-)
-
Cu(OH)2 là bazơ có cấu trúc phân tử gồm 1 nguyên tử đồng (Cu2+) và 3 nhóm hidroxit (OH-)
Đặc tính của bazơ này thể hiện ở khả năng nhận hoặc chấp nhận proton trong quá trình phản ứng hóa học. Chúng ít có khả năng nhận proton và thưởng phản ứng chậm hơn so với bazơ mạnh. Đối với dung dịch, bazơ tính yếu thường không tạo ra nhiều ion OH- và thường ít mạnh hơn so với bazơ mạnh.
Một số tính chất chung của các bazơ yếu
Giới thiệu 1 số tính chất chung của các bazơ yếu:
-
Không làm đổi màu quỳ tím: Bazơ không đủ khả năng đưa khí NH3 (amoniac) vào quỳ tím ẩm, do đó không làm đổi màu quỳ tím
-
Phản ứng kém với nước: Bazơ có tính tương tác với nước nhưng không mạnh mẽ và phản ứng chậm, không hoàn toàn ion hóa nước và chỉ tạo ra lượng nhỏ hidroxit (OH-) và các phần tử chưa phân ly
-
Yếu hơn amoniac: Bazơ có tính bazơ yếu hơn amoniac (NH3), cung cấp ít ion OH- vào dung dịch H2O khi phản ứng với nước
-
Tác dụng với axit: Bazơ có khả năng tác dụng với axit tạo thành muối và nước, nhưng phản ứng không mạnh mẽ và diễn ra chậm
Hiểu đúng về chuẩn độ bazơ yếu bằng axit mạnh
Tìm hiểu chuẩn độ bazơ yếu bằng axit mạnh thông qua ví dụ chuẩn độ NH3 bằng HCl
Phương trình phản ứng chuẩn độ: NH3 + HCl → NH4Cl
Ban đầu NH3 là bazơ yếu có pH dung dịch tính theo công thức:
pH = 14 - pOH - ½ (pKb - 1gCb)
Trước điểm tương đương dung dịch có NH3 dư, NH4+ có tính chất của dung dịch đệm và pH được tính theo công thức sau:
pH = pKb - lg Cb/Cm
Tại điểm tương đương, pH dung dịch có NH4+ được tính theo công thức:
pH = ½ (pK⍺ - lgC⍺)
Sau điểm tương đương, pH dung dịch có NH4+, HCl dư là:
pH = -lg[H+]
Trong đó:
4 bazơ yếu thường gặp nhiều nhất hiện nay
Có 4 bazơ yếu thường gặp nhiều nhất hiện nay là nhôm hidroxit (Al(OH)3), sắt III hidroxit (Fe(OH)3), đồng hidroxit (Cu(OH)2) và Cr(OH)2 crom II hidroxit. Đặc điểm cụ thể của từng loại bazơ này như sau:
Al(OH)3 nhôm hidroxit
Al(OH)3 nhôm hidroxit
Nhôm hidroxit (Al(OH)3) được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất, là hợp chất dạng rắn, không tan trong nước. Al(OH) là bazơ kém bền với nhiệt độ, khi đun nóng sẽ phân hủy thành Al2O3. Nhôm hidroxit là hidroxit lưỡng tính có thể kết hợp mạnh với dung dịch kiềm mạnh và axit.
Nhôm hidroxit (Al(OH)3) được ứng dụng nhiều trong thực tế để sản xuất các nguyên liệu hợp chất nhôm khác như: polyaluminium clorua, nhôm sunfat, zeolit,nhôm kích hoạt hay như nhôm Nitrat, natri aluminat…
Fe(OH)3 sắt III hidroxit
Fe(OH)3 sắt III hidroxit
Sắt III hidroxit hay còn gọi là ferric hydroxit là bazơ tồn tại ở trạng thái rắn có màu nâu hoặc đỏ. Màu sắc của Fe(OH)3 thay đổi từ màu vàng sang màu nâu sẫm đến đen phụ thuộc vào kích thước hạt, hình dạng, cấu trúc tinh thể và mức độ hydrat hóa.
Sắt III hidroxit được ứng dụng trong thực tế để sản xuất mỹ phẩm, sơn.
Cu(OH)2 Đồng hidroxit
Cu(OH)2 Đồng hidroxit
Đồng hidroxit (Cu(OH)2) là bazơ tính yếu có màu xanh lá cây, dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và tan trong dung dịch NaOH 40% đun sôi nhưng không tan trong nước. Đồng hidroxit (Cu(OH)2) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp:
-
Cu(OH)2 có khả năng hòa tan xenlulozo và được ứng dụng trong quá trình sản xuất rayon.
-
Đồng hidroxit được sử dụng nhiều để làm phụ gia cho mực in, sơn và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
-
Cu(OH)2 có khả năng tiêu diệt các ký sinh nên áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh như nuôi trồng thủy sản cá, cá biển… mà không làm chết cá.
Cr(OH)2 crom II hiđroxit
Cr(OH)2 crom II hiđroxit
Cr(OH)2 crom II hidroxit là hợp chất bazơ được tạo thành bởi cation Cr2+ và OH-, đây là chất rắn không tan trong nước, có màu vàng. Crom II hidroxit có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)2.
Để điều chế Crom II hidroxit cho muối Cr2+ tác dụng với dung dịch bazơ trong điều kiện không có không khí
Phương trình rút gọn: Cr2+ + 2OH- → Cr(OH)2
Ví dụ: CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (điều kiện không có không khí)
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về chất kiềm yếu
NH3 là bazơ yếu vì lý do gì?
Mặc dù trong phân tử không có nhóm OH nhưng NH3 là bazơ yếu vì quá trình phân li của NH3 trong nước có tạo thành ion OH-
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 đúng không?
Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do gốc phenyl (C6H5) của anilin gắn trực tiếp với N là gốc hút e, nên làm giảm mật độ electron của nguyên tử N của nhóm NH2 nên giảm lực của bazơ
Trên đây là nội dung tổng hợp thông tin về bazơ yếu và giới thiệu về 4 loại thường gặp nhất hiện nay của hóa chất Đông Á. Mời các bạn cùng tham khảo thông tin và đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật tin tức mới nhất nhé.