Trong các ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày, việc sử dụng các đơn vị đo lường như ppm (phần triệu) và phần trăm (%) là điều rất phổ biến. Những đơn vị này giúp ta dễ dàng biểu thị các giá trị nhỏ trong hóa chất, môi trường, thực phẩm, và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách chuyển đổi giữa hai đơn vị này. Hãy để Đông Á giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ppm, phần trăm và cung cấp bảng chuyển đổi chi tiết để thuận tiện cho việc áp dụng.
Tìm hiểu ppm và %
ppm (Parts per million) là gì?
ppm là từ viết tắt của Parts per million nghĩa là "phần triệu". Đây là đơn vị thường dùng để biểu thị nồng độ của một chất trong hỗn hợp, đặc biệt là trong các dung dịch hoặc khí. 1 ppm tương đương với 1 phần của chất trong 1 triệu phần của tổng thể hỗn hợp.
ppm thường được sử dụng để diễn tả nồng độ rất nhỏ của một chất trong một hỗn hợp hoặc dung dịch, đặc biệt là khi nồng độ dưới 1%.
ppm là gì?
Ví dụ ứng dụng trong hóa chất:
-
Kiểm soát chất ô nhiễm: Đo nồng độ của chất ô nhiễm trong không khí, nước, hoặc đất (như chì, clo, SO2).
-
Quá trình xử lý nước: Đo nồng độ chất khử trùng, hóa chất trong các hệ thống xử lý nước (như nồng độ Clo trong nước uống).
-
Phân tích vi lượng: Đo nồng độ vi lượng của các chất trong các dung dịch phản ứng hóa học hoặc trong các sản phẩm cuối cùng.
Phần trăm (%) là gì?
Phần trăm (%) là một đơn vị rất quen thuộc, hầu như mọi người đều đã từng sử dụng và thấy qua, % biểu thị tỷ lệ của một phần so với tổng thể 100 phần. Ví dụ, 5% có nghĩa là 5 phần của một thứ gì đó trong tổng số 100 phần.
Phần trăm (%) được sử dụng khi nồng độ của chất trong hỗn hợp hoặc dung dịch lớn hơn 1%.
Phần trăm % là gì?
Ví dụ ứng dụng trong hóa chất:
-
Sản xuất hóa chất: Đo nồng độ của các dung dịch hóa chất cơ bản, như axit, bazơ (NaOH 10%, HCl 30%).
-
Công nghiệp thực phẩm: Đo lượng thành phần như chất bảo quản hoặc phụ gia trong thực phẩm.
-
Công nghiệp sản xuất: Đo lượng hóa chất trong các quá trình công nghiệp như xử lý bề mặt kim loại, nhuộm vải, hoặc sản xuất nhựa.
Khi nào nên sử dụng ppm hay %
Thông thường ppm sẽ dùng khi cần diễn tả nồng độ nhỏ, thường là từ 1 ppm trở xuống đến vài nghìn ppm, thích hợp khi cần độ chính xác cao trong các môi trường nhạy cảm (xử lý nước, kiểm tra ô nhiễm). Khi sự thay đổi nhỏ về nồng độ có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoặc an toàn (ví dụ: nồng độ các chất độc hại, kim loại nặng).
% sẽ được sử dụng khi nồng độ của chất lớn hơn 1% và bạn muốn thể hiện rõ ràng mức độ chất hiện diện trong dung dịch, phổ biến trong sản xuất hóa chất công nghiệp, dung dịch chế biến thực phẩm.
Khi nào dùng ppm, khi nào dùng phần trăm %
Ứng dụng của chuyển đổi ppm và % trong thực tế
Việc chuyển đổi giữa ppm và % có nhiều ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt là trong các ngành sau:
-
Ngành hóa chất: Đo lường nồng độ của các chất độc hại, các hóa chất sử dụng trong sản xuất, và kiểm soát chất lượng.
-
Ngành thực phẩm và đồ uống: Xác định nồng độ phụ gia thực phẩm, thành phần hóa học trong nước uống.
-
Ngành môi trường: Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, nước và đất.
-
Ngành y tế: Tính toán liều lượng của các chất trong thuốc và các sản phẩm y tế.
Ví dụ, trong sản xuất nước giải khát, nồng độ của CO2 thường được đo bằng ppm để đảm bảo hương vị phù hợp. Trong khi đó, các chất phụ gia hoặc chất bảo quản có thể được tính toán bằng phần trăm để dễ dàng kiểm soát hàm lượng.
Công thức chuyển đổi ppm sang % và % sang ppm
Chuyển đổi ppm sang %
Để chuyển đổi từ ppm sang %, ta sử dụng công thức 1ppm = 1/ 1.000.000 = 0.0001%.
Bảng chuyển đổi từ ppm sang % giúp các bạn dễ dàng hơn khi cần sử dụng
STT |
ppm |
% |
STT |
ppm |
% |
1 |
0 ppm |
0.0000% |
21 |
200 ppm |
0.02% |
2 |
1 ppm |
0.0001% |
22 |
300 ppm |
0.03% |
3 |
2 ppm |
0.0002% |
23 |
400 ppm |
0.04% |
4 |
3 ppm |
0.0003% |
24 |
500 ppm |
0.05% |
5 |
4 ppm |
0.0004% |
25 |
600 ppm |
0.06% |
6 |
5 ppm |
0.0005% |
26 |
700 ppm |
0.07% |
7 |
6 ppm |
0.0006% |
27 |
800 ppm |
0.08% |
8 |
7 ppm |
0.0007% |
28 |
900 ppm |
0.09% |
9 |
8 ppm |
0.0008% |
29 |
1000 ppm |
0.1% |
10 |
9 ppm |
0.0009% |
30 |
2000 ppm |
0.2% |
11 |
10 ppm |
0.001% |
31 |
3000 ppm |
0.3% |
12 |
20 ppm |
0.002% |
32 |
4000 ppm |
0.4% |
13 |
30 ppm |
0.003% |
33 |
5000 ppm |
0.5% |
14 |
40 ppm |
0.004% |
34 |
6000 ppm |
0.6% |
15 |
50 ppm |
0.005% |
35 |
7000 ppm |
0.7% |
16 |
60 ppm |
0.006% |
36 |
8000 ppm |
0.8% |
17 |
70 ppm |
0.007% |
37 |
9000 ppm |
0.9% |
18 |
80 ppm |
0.008% |
38 |
10 000 ppm |
1.0% |
19 |
90 ppm |
0.009% |
39 |
100 000 ppm |
10.0% |
20 |
100 ppm |
0.01% |
40 |
1000000 ppm |
100.0% |
Chuyển đổi % sang ppm
Để chuyển đổi từ % sang ppm, ta sử dụng công thức: Ví dụ: 0.05% = 0.05 × 10,000 = 500 ppm.
Bảng chuyển đổi từ % sang ppm giúp các bạn dễ dàng hơn khi cần sử dụng
STT |
% |
ppm |
STT |
% |
ppm |
1 |
0% |
0 ppm |
13 |
8% |
80 000 ppm |
2 |
0.0001% |
1 ppm |
14 |
9% |
90 000 ppm |
3 |
0.001% |
10 ppm |
15 |
10% |
100 000 ppm |
4 |
0.01% |
100 ppm |
16 |
20% |
200 000 ppm |
5 |
0.1% |
1000 ppm |
17 |
30% |
300 000 ppm |
6 |
1% |
10 000 ppm |
18 |
40% |
400 000 ppm |
7 |
2% |
20 000 ppm |
19 |
50% |
500 000 ppm |
8 |
3% |
30 000 ppm |
20 |
60% |
600 000 ppm |
9 |
4% |
40 000 ppm |
21 |
70% |
700 000 ppm |
10 |
5% |
50 000 ppm |
22 |
80% |
800 000 ppm |
11 |
6% |
60 000 ppm |
23 |
90% |
900 000 ppm |
12 |
7% |
70 000 ppm |
24 |
100% |
1 000 000 ppm |
Việc hiểu và áp dụng đúng cách các đơn vị đo lường như ppm và % là vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bảng chuyển đổi giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính chính xác trong các phép đo. Hãy áp dụng bảng chuyển đổi một cách thông minh và linh hoạt để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc của bạn!