1. Đặc điểm axit mạnh nhất
Đặc điểm axit mạnh nhất
Những axit mạnh nhất còn được gọi với một cái tên khác, đó là siêu axit. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó là những hợp chất có nồng độ axit lớn hơn nhiều lần so với H2SO4 đậm đặc 100%. Có thể kể ra một số axit mạnh trên thế giới hiện nay như là: axit triflic, axit florosulfuric,...
Trong một số trường hợp axit mạnh không còn là đơn chất mà là nhiều hợp chất liên kết lại với nhau nên có sức mạnh và nồng độ axit rất cao.
Một số người còn gọi axit mạnh nhất với cái tên thú vị là axit ma thuật do khả năng hòa tan sáp nến cực kỳ tuyệt vời của những loại hóa chất này.
2. Công thức, cách phân biệt loại axit nào mạnh nhất thế giới?
Cách phân biệt loại axit nào mạnh nhất thế giới
Axit là loại hóa chất thường chứa nhiều nguyên tử hidro liên kết gốc axit. Đặc điểm của tất cả các loại axit là khi đem hòa tan trong nước sẽ tạo ra dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Tùy thuộc vào độ mạnh yếu của loại axit đó mà dung dịch được tạo thành sẽ có chỉ số pH khác nhau.
Phương pháp thông thường để đánh giá độ mạnh yếu của một axit là sử dụng thang đo pH. Nếu chỉ số pH của axit đó càng thấp có nghĩa đây là một loại axit mạnh và ngược lại.
Công thức tổng quát của axit là: HxA. Trong đó, x được xem là chỉ số nguyên tử H, A là trong gốc axit.
Thuật ngữ “siêu axit” (được xem là axit mạnh) được James Bryant Conant đưa ra vào năm 1927. Những loại axit mạnh nhất thế giới có đặc điểm nổi trội và mạnh hơn nhiều so với các loại axit vô cơ thông dụng đang hiện hữu.
Trong đó, một số axit mạnh nhất không phải là hợp chất đơn mà là một hệ nhiều các hợp chất được liên kết với nhau để tạo độ axit cao đáng kinh ngạc.
Độ pH của axit thông thường có giới hạn đến 0, trong khi đó, các axit mạnh sẽ có độ pH nhỏ hơn 0 thậm chí loại axit mạnh nhất sẽ có pH từ -12 trở xuống. Do đó, khi cần đo độ pH của các acid mạnh nhất thế giới, người ta cần sử dụng đến thước Hammett.
3. Vậy đâu là axit mạnh nhất thế giới hiện nay?
Axit mạnh nhất thế giới có tên khoa học là Fluoroantimonic với công thức hóa học là: H2FSbF6. Độ pH của loại siêu axit này thấp đến -31.3 và bắt buộc phải sử dụng thang đo Hammett. Để định hình một cách khái quát về độ mạnh của siêu axit Fluoroantimonic, người ta nhận định H2FSbF6 có sức mạnh gấp 10 triệu tỷ lần so với axit H2SO4 đậm đặc 100%.
4. Đặc điểm, tính chất siêu axit mạnh nhất thế giới
Đặc điểm, tính chất siêu axit mạnh nhất thế giới
Axit mạnh nhất thế giới được giới chuyên môn nhận định có tên khoa học là Fluoroantimonic với đầy đủ các tính chất hóa học của của một axit thông thường, chẳng hạn như: phản ứng hóa học mạnh với bazo, muối, kim loại, oxit bazo.
Ngoài ra, siêu axit mạnh nhất thế giới này còn có những đặc điểm nổi bật sau đây:
-
Axit Fluoroantimonic khi ở môi trường nhiệt độ tăng sẽ bị phân hủy, tạo ra khi hydro florua (hay còn gọi là axit hydrofluoric) là một loại khí độc mạnh.
-
Axit Fluoroantimonic khi tiếp xúc với môi trường nước sẽ phản ứng và phân hủy nhanh chóng (có thể nói là bùng nổ). Chính vì đặc tính đó mà loại siêu axit này chỉ có thể sử dụng trong môi trường dung dịch axit hydrofluoric mà không phải là dung dịch nước.
-
Các khoa học nhận định, loại axit này có độ mạnh gấp đến 1016 lần so với axit sunfuric đậm đặc 100% mà chúng ta thường gặp.
-
Chính vì những đặc tính mạnh mẽ của axit Fluoroantimonic mà loại hóa chất này bắt buộc phải được bảo quản trong các thùng chứa được làm bằng chất liệu nhựa polytetrafluoroetylen.
5. Top 5 những loại axit mạnh nhất thế giới khác
Ngoài Fluoroantimonic được đánh giá là axit mạnh nhất thế giới, chúng ta có thể kể ra thêm 5 loại axit khác cũng được đánh giá rất mạnh và cũng được liệt vào nhóm siêu axit, đó là:
Top 5 những loại axit mạnh nhất thế giới khác
Axit Nitric (HNO3)
Axit Nitric là một hóa chất có độ tố và tính ăn mòn cao. Đặc biệt, loại siêu axit này dễ gây cháy nên phải cẩn thận trong quá trình sử dụng và bảo quản. Axit HNO3 tinh khiết thường tồn tại ở dạng tinh thể lỏng, không màu. Tuy nhiên, nếu axit bị tích tụ thêm các oxit nitơ trong một thời gian dài có thể chuyển sang màu vàng nhạt.
Hiện nay, axit Nitric có ứng dụng khá quan trọng trong phòng thí nghiệm để thử nghiệm thuốc. Ngoài ra, HNO3 còn là một thành phần quan trọng đối với các ngành nghề luyện kim, tinh lọc và sản xuất thuốc nổ.
Axit Clohydric (HCl)
Axit Clohydric hay còn được gọi với một cái tên khác là axit Muriatic. Đây là một loại axit vô cơ mạnh được tạo ra từ quá trình hòa tan của khí hydro clorua ở trong môi trường nước.
Đặc điểm của axit Clohydric đậm đặc ở nồng độ 40%, nếu ở trạng thái đậm đặc sẽ tạo thành sương mù. Ngoài ra, HCl có tính ăn mòn cao đối với các tế bào của con người nên sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nếu để cho axit Clohydric tiếp xúc với da, mắt, hệ hô hấp.
Nếu axit ở dạng lỏng, HCl còn được sử dụng để sản xuất các chất vệ sinh, gelatin, các phụ gia thực phẩm và trong ngành xử lý da.
Axit Carborane - H(CHB11Cl11)
Carborane là một loại axit vô cơ rất mạnh với công thức hóa học là H(CHB11Cl11). Loại axit này được tạo ra thông qua quá trình hòa tan phân tử khí hidro ở trong nước.
Ngày nay, người ta sử dụng axit Carborane để điều chế muối bromua, natri bromua, canxi bromua,...
Axit Sunfuric (H2SO4)
Axit Sunfuric với công thức hóa học H2SO4 là một loại axit quen thuộc đối với nhiều người hiện nay. Đây là loại axit có tính chất ăn mòn cao đối với nhiều kim loại phổ biến, như là: sắt, nhôm,... Đặc biệt, loại axit này có tính nguy hiểm cao đối với con người khi tiếp xúc ngay cả khi đã được pha loãng.
Chính vì, con người khi làm các công việc có tiếp xúc với axit Sunfuric cần phải được trang bị đầy đủ thiết bị phòng hộ,như là tấm bảo vệ, tạp dề hay PVC.
Bản chất của axit Sunfuric thường tồn tại ở dạng không màu, không mùi, hòa tan trong nước và có độ sánh vừa phải. Đặc biệt, H2SO4 khi tạo ra phản ứng hóa học sẽ tỏa nhiệt độ rất cao.
Thêm nữa, Sunfuric là một loại axit mạnh vừa có tính chất khử nước, vừa có tính oxy hóa mạnh mẽ nhờ vào tính hút ẩm và hấp thụ hơi nước rất tốt. Do đó, con người khi tiếp xúc trực tiếp với H2SO4 phải cẩn thận và có thể gây bỏng nặng và phá hủy hoàn toàn bề mặt da.
Axit Peclonic (HClO4)
Axit Percloric có công thức hóa học là HClO4 được xem là một hợp chất vô cơ thường tồn tại ở dạng tinh thể lỏng và không màu. Nhiều chuyên gia đánh giá HClO4 là một trong những loại axit mạnh nhất hiện nay so với cả axit Nitric hay axit Sunfuric.
Đặc điểm của loại axit này là dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân hủy trong môi trường có áp suất thường. Đặc biệt, nếu nhiệt độ đạt đến 100 độ C, axit Pecloric sẽ có thể hóa lỏng ra màu đỏ và gây nổ.
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm hiểu thêm một chi tiết về tính chất vật lý của axit Peclonic như sau:
-
Khối lượng riêng: 1.67 g/cm3
-
Khối lương mol: 100.46 g/mol
-
Điểm sôi: 203 độ C
-
Điểm nóng chảy: -17 độ C (ở dạng hỗn hợp đẳng phí) và -112 độ C (ở dạng khan)
Tóm lại, các axit mạnh nhất thế giới là những hóa chất quan trọng, có độc tố và độ nguy hiểm cao. Chính vì vậy, con người cần phải cẩn thận và bảo hộ kỹ càng khi tiếp xúc với những loại axit này. Tuy nhiên, những siêu axit này vẫn có vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất đối với nhiều ngành nghề hiện đại.