Hóa chất Đông Á sản xuất các hóa chất liên quan đến ngành tẩy rửa, xử lý nước và diệt khuẩn. Javen, PAC của hóa chất Đông Á được sử dụng nhiều trong ngành dệt nhuộm
Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hoá chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.
Sản xuất các loại vải
Nguyên liệu chủ yếu là sợ bông, sợ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Nước được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý vải ướt. Lượng nước sử dụng thay đổi theo từng công đoạn và mặt hàng xử lý.
Nước thải nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa,…được đưa vào sử dụng.
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Nước thải ngành dệt may
Nước thải từ nhà máy được dẫn vào bề tiếp nhận, tại đây có bố trí song chắn rác (SCR) tách các loại rác có kích thước lớn ra khỏi rác thải.
Nước thải được bơm lên hệ thống SCR tinh để loại bỏ lượng rác có kích thước nhỏ còn sót lại trước khi để nước thải tự chảy sang bể điều hòa. Lượng rác và bùn sau khi được giữ lại ở SCR sẽ được thu gom định kỳ.
Bể xử lý nước thải
Tại bể điều hòa, nồng độ các chất gây ô nhiễm được điều hào lưu lượng và phân bố đều trước khi đưa vào các công trình xử lý phía sau. Các đĩa thổi khí được lắp đặt ở đáy bể và sục khí vào nước thải để ngăn cản quá trình kị khí diễn ra đồng thời cung cấp oxy cho nước thải.
Sau đó, nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ tạo bông. PAC cũng được châm vào nước thải ở quá trình này để thực hiện quá trình keo tụ - tạo bông. Chất này có tác dụng liên kết các chết keo trong nước thải đẻ tạo ra các phần tử lớn hơn. Các phần tử này sau khi liên kết lại với nhau tạo thành bông lớn sẽ lắng lại dưới đáy và được tách bằng thiết bị chuyên dụng.
Sau khi qua quá trình keo tụ, nước thải được chuyển qua thiết bị tuyển nổi. Hỗn hợp khí và nước thải tại đây được hào trộn và tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển. Các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và cặn lơ lửng còn sót lại. Lượng cặn lơ lửng và dầu mỡ sẽ dược tách khỏi nước thải nhờ hệ thống gạt tự động và được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình tuyển nổi kết hợp với keo tụ cho hiệu quả xử lý rất cao, đồng thời hiệu quả loại bỏ Photpho cũng được cải thiện đánh kể nhờ hệ thống này.
Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi được dẫn qua bể xử lý kị khí. Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ được xử lý sinh hóa nhờ bùn kỵ khí. Quá tình sinh hóa diễn ra trong lớp bùn này bao gồm quá trình thủy phân, acetate hóa, axit hóa để tạo thành khí methane và các sản phẩm khác.
Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ được cho chảy tràn qua bể lắng. Tại đây quá trình lắng tách pha diễn ra, phần bùn được giữ lại và được bơm tuần hoàn về bể xử lý nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể, lượng bùn dư còn lại sẽ được chuyển sang bể chứa bùn và xử lý bằng thiết bị ép bùn.
Hóa chất Đông Á