Ô nhiễm nước nuôi tôm và giải pháp khắc phục cho bà con

05:38 | 20/05/2024

Tác giả:

Nghề nuôi tôm đang rất phát triển ở nước ta vì nó đem lại lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực trạng ô nhiễm nước nuôi tôm đang diễn ra khá phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất kinh tế cho bà con. Vậy nguyên nhân ô nhiễm nước nuôi tôm là gì và cách giải quyết vấn đề này ra sao, bà con hãy cùng tìm hiểu với Đông Á nhé.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước nuôi tôm

Ô nhiễm nước nuôi tôm do nhiều nguyên nhân

Ô nhiễm nước nuôi tôm do nhiều nguyên nhân

Ô nhiễm nước nuôi tôm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là:

- Chất thải từ ao nuôi: Các chất thải từ việc nuôi tôm như thức ăn thừa, phân tôm được sử dụng trong quá trình nuôi tôm có thể khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh, có tới 15 – 20% lượng thức ăn được dùng để phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn dư thừa và chỉ có 45% thực sự được dùng vào quá trình phát triển của tôm. Phần lớn lượng thức ăn dư thừa này bị tích tụ ở dưới đáy ao, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.

- Các loại hóa chất: Nhiều bà con nuôi tôm đã dùng các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, chất oxy hóa, thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh tật trong ao nuôi. Việc sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá mức có thể khiến ô nhiễm nước nuôi tôm.

- Nước thải từ các nguồn khác: Nước nuôi tôm bị ô nhiễm cũng có thể là do nước thải từ các nguồn khác như nước thải nông nghiệp, công nghiệp hoặc sinh hoạt từ các khu vực xung quanh ao nuôi tôm.

- Xả thải từ đất canh tác: Các hợp chất hóa học từ đất canh tác như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cũng có thể xâm nhập vào ao nuôi tôm qua việc thẩm thấu hoặc vô tình chảy vào, gây ô nhiễm.

- Sự biển đổi khí hậu: Hiệu ứng biến đổi khí hậu có thể khiến môi trường nước bị thay đổi, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi trong đó.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, ô nhiễm môi trường nuôi tôm còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

  • Do các chất thải sinh hoạt và váng dầu từ cảng
  • Kim loại nặng có trong môi trường nước gây ra
  • Chất thải sinh hoạt đến từ các hoạt động du lịch trên biển
  • Các vật chất lơ lửng hình thành từ quá trình khai khoáng cát, đá,..
  • Thiên tai trong tự nhiên như mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, xác chết của động thực vật,….

Hậu quả của việc ô nhiễm nước nuôi tôm

Nguồn nước thải từ các ao, hồ nuôi tôm, đặc biệt là những hồ nuôi công nghiệp có chứa một lượng chất thải hữu cơ khá lớn. Lượng chất thải hữu cơ này đến từ các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, men, thuốc kháng sinh, từ tôm bị bệnh,…

Khi bị ô nhiễm, chúng chứa một lượng lớn các loại hợp chất Nito, Photpho, các chất dinh dưỡng. Đây đều là những yếu tố giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển. Sự có mặt của chất hữu cơ còn làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm gia tăng chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), COD (nhu cầu oxy hóa học) và khí độc trong nước. Chính vì vậy mà các loài sinh vật sống trong nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không có hướng xử lý kịp thời, tôm sẽ mắc bệnh, kém phát triển, thậm chí là chết hàng loạt.

Ô nhiễm nước nuôi khiến tôm chết hàng loạt

Ô nhiễm nước nuôi khiến tôm chết hàng loạt

Các bệnh thường xảy ra trên tôm khi nước ô nhiễm thường là bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng, đầu vàng… Trong đó, bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng có tỉ lệ chết từ 50% – 100% tôm có trong ao nuôi. Còn bệnh đốm trắng có thể khiến tôm chết 100% chỉ sau 3 – 10 ngày kể từ khi tôm nhiễm bệnh, còn bệnh đầu vàng là từ 7 – 10 ngày kể từ khi tôm bị bệnh.

Bệnh phân trắng trên tôm tuy ít nguy hiểm hơn so với các loại bệnh thường gặp khác nhưng nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời thì vẫn có thể gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Không chỉ khiến tôm chết, kém phát triển mà hành động xả nước thải từ ao, hồ nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp ra kênh, mương, sông,… của nhiều bà con cũng khiến môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải này cứ diễn ra liên tục, các mầm bệnh sẽ có cơ hội để phát triển và gây nhiều rủi ro cho ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm nước ao nuôi tôm

Khi môi trường nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm, bà con có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

- Quản lý lượng chất thải: Bà con khi nuôi tôm cần thực hiện việc quản lý chất thải hiệu quả bằng cách thu gom, xử lý thức ăn thừa, phân tôm và các chất thải khác. Việc sử dụng các hệ thống lọc nước, hệ thống xử lý chất thải có thể giúp loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước ao.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng cách: Bà con cần xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng, sau đó cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ các tạp chất trong nước.

- Nuôi tôm mật độ vừa phải, phù hợp với diện tích ao: Nuôi tôm với mật độ vừa phải giúp hạn chế lượng thức ăn thừa trong ao nuôi, tránh tình trạng dư thừa thức ăn rơi xuống đáy ao. Thức ăn thừa không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mà còn làm tăng nồng độ chất hữu cơ, nitrat trong môi trường nước. Hơn nữa, mật độ nuôi tôm thấp hơn có thể giúp giảm lượng phân tôm vì mỗi con tôm sẽ có ít phân hơn khi số lượng tôm trên một diện tích nhất định ít đi.

- Cho tôm ăn với lượng vừa đủ, không cho ăn quá nhiều để tránh gây ô nhiễm nước cũng như giảm thiểu chi phí thức ăn. Việc cho tôm ăn vừa đủ cũng giúp giúp tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, cải thiện lưu thông nước và tăng hiệu quả xử lý chất thải .

- Dùng các loại thiết bị đo như test pH, độ mặn, độ kiềm, chỉ số oxy hòa tan,… trong nước để kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi.

- Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp trong ao nuôi tôm để đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trong nước.

Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp trong ao nuôi tôm

Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp trong ao nuôi tôm

- Thực hiện xiphong đáy ao để làm sạch nền đáy ao, loại bỏ lượng chất thải hữu cơ trong đó. Ngoài ra, bà con cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy hợp chất hữu cơ dưới ao

- Sử dụng hóa chất một cách hợp lý, cẩn thận: Nếu cần phải sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh,… bà con cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng chúng theo liều lượng, cách thức phù hợp.

Sử dụng các biện pháp hữu ích: Bà con có thể dùng vi sinh vật có ích để làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước và cải thiện chất lượng nước. Việc thả các loài cá, ốc để làm sạch nước cũng có thể là giải pháp hữu ích trong việc kiểm soát ô nhiễm.

Ứng dụng các kỹ thuật nuôi tôm bền vững: Các kỹ thuật nuôi tôm bền vững như dùng hệ thống nuôi tôm song song với cây trồng hoặc hệ thống thủy canh tích hợp có thể giúp giảm lượng chất thải từ ao nuôi tôm, từ đó góp phần cải thiện chất lượng nước.

Việc áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm nước nuôi tôm. Nếu bà con biết kết hợp những giải pháp này cùng với sự chăm sóc và quản lý tổng thể ao nuôi tôm, môi trường nước ao nuôi sẽ được đảm bảo, giúp tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

 

Bình luận, Hỏi đáp