Bệnh MBV ở tôm - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh hiệu quả để vụ nuôi bội thu

05:52 | 03/07/2024

Tác giả:

Bệnh MBV ở tôm hay còn gọi là bệnh tôm còi, tôm không lớn. Bệnh do virus gây ra và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên việc nắm được cách phòng ngừa bệnh MBV là rất quan trọng. Trong bài viết này, Đông Á sẽ hướng dẫn bà con cách phòng ngừa bệnh MBV ở tôm hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh bệnh MBV ở tôm là gì?

Nguyên nhân gây bệnh MBV (viết tắt của từ tiếng Anh Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon. Loại virus này cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ds ADN, có lớp vỏ bao và có dạng hình que. Chủng virus MBV của tôm sú đến từ Ấn Độ và Thái Bình Dương có kích thước nhân 42 ± 3 x 246 ± 15 nm, vỏ bao là 75 ± 4 x 324 ± 33 nm. Chủng từ Úc (P.plebejus, P. monodon, P. merguiensis) có kích thước nhân 45-52 x 260-300 nm, vỏ bao là 60 x 420 nm.

Nguyên nhân gây bệnh tôm còi, tôm chậm lớn

Nguyên nhân gây bệnh tôm còi, tôm chậm lớn

Loại virus này sống ký sinh ở tế bào biểu bì phía trước ruột giữa và tế bào biểu mô hình ống gan tuỵ (Hepatopancreas). Chúng tái sản xuất bên trong nhân tế bào của vật nuôi theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn O (tiềm ẩn): Sau khi tế bào bị nhiễm virus MBV, tế bào chất bị biến đổi.

- Giai đoạn 1: Nhân tế bào sẽ bị sưng nhẹ còn các nhiễm sắc thể thì tan ra và di chuyển ra sát phía màng nhân. Tế bào chất sẽ mất dần chức năng của chúng và hình thành các giọt mỡ.  Lúc này, virus sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng.

- Giai đoạn 2: Nhân sưng nhanh hơn và số lượng virus cũng tăng nhanh, xuất hiện ở thể ẩn trong nhân (Occlusion bodies).

- Giai đoạn 3: Tại tế bào bị bệnh, nhân tăng lên gấp 2 lần so với đường kính bình thường, thể tích thì tăng lên 6 lần. Bên trong nhân sẽ có 1 đến nhiều thể ẩn và trong thể ẩn này có chứa đầy các virus. Các virus sẽ phá huỷ các tế bào ký chủ, sau đó tiếp tục di chuyển sang tế bào khác hoặc theo chất bài tiết tiết ra ngoài môi trường, tạo thành những virus tự do tồn tại ở trong cả bùn và nước.

Triệu chứng bệnh MBV ở tôm

Bệnh MBV được phát hiện đầu tiên năm 1980 tại đàn tôm sú đưa từ Đài Loan đến nuôi ở Mexico. Bệnh này cũng chỉ lây theo phương nằm ngang chứ không truyền bệnh theo phương thẳng đứng. Khi tôm mới nhiễm virus, triệu chứng trên tôm không rõ ràng. Cho đến khi tôm nhiễm bệnh nặng, những dấu hiệu này mới được biểu hiện ra bên ngoài. Cụ thể như sau:

- Bệnh xuất hiện ở giai đoạn ZOEA 2, tôm ấu trùng và tôm Postlarvar nhiễm bệnh sẽ giảm ăn, chậm phát triển. Khi quan sát phần ruột giữa sẽ thấy một đường trắng chạy dọc cơ thể.

- Tôm có màu tối, xanh tái hoặc xanh sẫm. Tôm kém ăn và hoạt động yếu, sinh trưởng chậm.

- Các phần phụ và vỏ kitin xuất hiện dấu hiệu hoại tử, có nhiều sinh vật như ký sinh trùng đơn bào, tảo và vi khuẩn dạng sợi bám vào.

- Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, bị teo lại, có mùi tanh, thối rất nhanh.

- Tôm chết sau 3 – 7 ngày nhiễm bệnh với tỷ lệ chết lên đến 70 – 100%.

Cách chuẩn đoán bệnh MBV ở tôm

Cách chẩn đoán bệnh MBV ở tôm

Cách chẩn đoán bệnh MBV 

Bệnh tôm còi, tôm chậm lớn (MBV) là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm, do virus gây ra và có thể gây tử vong nghiêm trọng trong các ao nuôi. Để chuẩn đoán bệnh MBV ở tôm, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

- Chuẩn đoán virus MBV bằng cách quan sát mẫu tươi của các bộ phận như ruột giữa, gan tụy, phân tôm dưới kính hiển vi quang học. Nếu tôm nhiễm bệnh, kết quả sẽ cho thấy các thể ẩn virus hình cầu đơn lẻ hoặc hình chùm.

  • Khi tiến hành nhuộm Melachite Green với nồng độ 0,5%, trong khoảng 5 phút đầu, thể ẩn của virus MBV ở tế bào gan tụy thường có hình cầu và bắt màu xanh. Các giọt dầu hoặc bộ phận khác của tế bào đều không bắt màu hoặc bắt màu rất ít.
  • Khi tiến hành nhuộm Hemataxitin và Eosin, thể ẩn sẽ có màu đỏ thẫm đồng đều, phần nhân tế bào xanh tím, còn tế bào chất có màu hồng đến đỏ.

- Ngoài cách trên thì chúng ta cũng có thể tiến hành chuẩn đoán HPV nhuộm Giemsa hoặc Hematoxinlin và Eosin gan tụy.

Giải pháp phòng ngừa bệnh bệnh MBV ở tôm an toàn, hiệu quả

Hiện nay, bệnh MBV vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì lý do này mà việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh xuất hiện ngay từ ban đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm. Để phòng bệnh MBV, bà con có thể thực hiện các công việc sau:

Lựa chọn tôm giống chất lượng của từ trại giống uy tín

Lựa chọn tôm giống sạch bệnh, không nhiễm virus

Lựa chọn tôm giống sạch bệnh, không nhiễm virus

Để chọn được tôm giống chất lượng từ trại giống uy tín, tôm khỏe mạnh và không nhiễm virus, bà con có thể tuân theo các bước sau:

- Tìm hiểu và lựa chọn trang trại giống uy tín: Tìm các trang trại giống tôm có uy tín, được công nhận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các trang web của các cơ quan quản lý thủy sản hoặc các hội đồng nuôi trồng có thể cung cấp thông tin về các trang trại giống tôm uy tín.

- Kiểm tra chất lượng giống tôm: Liên hệ trực tiếp với các trang trại để biết thông tin chi tiết về giống tôm, bao gồm các thông số về sức khỏe của tôm, các chứng nhận về không nhiễm virus và các tiêu chuẩn giống khác.

- Thực hiện kiểm tra sức khỏe khi nhận tôm giống: Khi nhận tôm giống, bà con nên kiểm tra lại sức khỏe và chất lượng của chúng trước khi đưa vào ao nuôi.

  • Nên chọn những con tôm giống có kích thước đồng đều. Đối với tôm sú, bà con hãy chọn những con có chiều dài trên 12mm, còn với tôm thẻ chân trắng thì chiều dài của tôm là trên 10mm.
  • Những con tôm giống tốt là những con tôm di chuyển linh hoạt, khỏe mạnh, có màu sắc tươi sáng, vỏ mỏng, phần đầu thân cân đối và có đuôi tôm xòe.
  • Bà con cũng có thể kiểm tra sự khỏe mạnh của tôm bằng cách gõ nhẹ vào thành của dụng cụ chứa tôm. Nếu thấy tôm phản ứng nhanh nhẹn thì đó sẽ là nguồn tôm giống khỏe mạnh. Ngược lại, nếu thấy tôm lờ đờ, không phản ứng thì đó là nguồn tôm giống yếu.

- Để biết chính xác việc tôm giống có nhiễm bệnh hay không, bà con nên thực hiện việc test PCR. Cách làm này tuy cũng tốn một khoản chi phí nhưng đổi lại, bà con có thể an tâm hơn về chất lượng tôm giống, tránh sự thất thoát cho vụ nuôi nếu không may chọn nhầm phải tôm nhiễm bệnh.

Chuẩn bị ao nuôi tôm thật kỹ càng, đảm bảo sạch bệnh

Đối với ao nuôi tôm, bà con cần phải chuẩn bị ao thật kỹ lưỡng, tiến hành sên vét bùn đáy ao, diệt tạp để đảm bảo ao nuôi sạch bệnh, không có các thành phần có thể mang virus có cơ hội xâm nhập vào ao.

- Để loại bỏ các loại địch hại như cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp… cũng như tiêu diệt các mầm bệnh có thể xuất hiện trong ao, bà con cần tháo cạn nước, tiến hành sên vét bùn ao và vệ sinh khử trùng đáy ao thật kỹ lưỡng.

- Đối với những ao nuôi cũ, thời gian phơi đáy ao nên kéo dài từ 1 - 2 tháng để ngắt vụ hoàn toàn, tiêu diệt sạch các mầm bệnh, thực hiện việc khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy ao. Ngoài ra, bà con cũng cần tu sửa và vệ sinh bờ ao, hệ thống cấp thoát nước, rào lưới, bạt lót để hạn chế việc rò rỉ và tránh những loài ký chủ trung gian gây bệnh đến từ bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào ao.

Chuẩn bị ao nuôi tôm thật kỹ lưỡng, phải được vệ sinh sạch sẽ

Chuẩn bị ao nuôi tôm thật kỹ lưỡng, phải được vệ sinh sạch sẽ

Chuẩn bị nguồn nước cấp an toàn vào ao nuôi

Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi. Đối với nguồn nước nuôi tôm, bà con phải đảm bảo đây là nguồn nước sạch và được gây màu nước phù hợp, ổn định trước khi thực hiện việc thả giống.

- Kiểm tra chất lượng nước: Trước khi bắt đầu nuôi tôm, hãy kiểm tra chất lượng nước trong ao. Các tham số cần quan tâm bao gồm độ pH, nồng độ oxy hòa tan (DO), nồng độ amoniac (NH3/NH4+), nồng độ nitrat (NO3-) và nồng độ nitrit (NO2-). Các tham số này cần đảm bảo trong khoảng phù hợp với yêu cầu của tôm.

- Điều chỉnh pH: Nếu pH của nước không nằm trong khoảng lý tưởng (thường từ 7 - 8), bà con có thể cần điều chỉnh bằng cách thêm các chất điều chỉnh pH như đá vôi (CaCO3) hoặc acid citric.

- Cung cấp oxy: Đảm bảo rằng nước ao nuôi có đủ lượng oxy hòa tan trong nước cho tôm. Điều này có thể đòi hỏi bà con phải sử dụng máy bơm oxy hoặc các thiết bị khác để cung cấp oxy khác.

- Xử lý amoniac và nitrat: Kiểm soát nồng độ amoniac và nitrat trong ao bằng cách sử dụng các biện pháp như thay nước thường xuyên, sử dụng hệ thống lọc hiệu quả và đảm bảo không quá tải ao.

Việc duy trì môi trường nước ao nuôi ổn định, cân bằng các yếu tố độ kiềm, nồng độ oxy hòa tan,... sẽ giúp tôm khỏe mạnh, không bị sốc trong suốt cả vụ nuôi.

Các biện pháp khác

Ngoài các biện pháp trên, bà con cũng nên áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

- Xử lý nước bằng tầng ozon và các chất sát trùng Bezalkon clorua trước khi ấp trứng để đảm bảo được đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV.

- Nuôi tôm đúng mùa vụ, đồng thời đảm bảo việc quản lý, chăm sóc tôm luôn tốt. Cho tôm ăn với lượng vừa đủ các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và không để tôm bị sốc trong quá trình nuôi.

- Thường xuyên sử dụng men vi sinh phân hủy chất hữu cơ kết hợp với gỉ mật và bột bã mía để phân hủy mùn bã hữu cơ tích tụ ở đáy áo, làm sạch nước ao tránh để các loại virus có hại phát triển và gây hại cho tôm.

-  Trộn men vi sinh giúp tăng sức đề kháng và vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm để giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hệ tiêu hoa và đường ruột.

- Sử dụng men vi sinh có nguồn gốc từ  Lactobacillus plantarum, Bacillus subtilis  để kiểm soát vi khuẩn đường ruột gây hại cho tôm. Đồng thời kết hợp thêm các loại thảo dược giải độc gan và bổ gan cho tôm.

Vì bệnh MBV ở tôm vẫn chưa có thuốc hay giải pháp đặc trị nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa kể trên là hết sức cần thiết. Vậy nên Đông Á rất mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ được bà con trong các vụ nuôi tôm.

 

Bình luận, Hỏi đáp