5 phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả

11:26 | 15/04/2024

Nước thải nuôi tôm có chứa hàm lượng cao kháng sinh, hợp chất hữu cơ và vi khuẩn virus gây bệnh. Xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất trồng, giảm tác động của chúng đến môi trường. Dưới đây Đông Á đã tổng hợp lại 5 phương pháp xử lý nước thải an toàn và hiệu quả bà con nên biết.

1. Nguyên nhân hình thành nước thải nuôi tôm

Nuôi tôm là việc làm phổ biến ở các khu vực miền tây sông nước. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con xử lý nước thải nuôi tôm đúng cách và hiệu quả. Thực tế cho thấy, nước thải nuôi tôm được hình thành từ việc sử dụng thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo chết,… tích tụ thành hợp chất hữu cơ lơ lửng gây ô nhiễm môi trường nước.

Bên cạnh đó, trong nước thải còn chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất hay vi khuẩn virus gây bệnh. Đôi khi trong nước còn chứa xác tôm chết, thu hút nhiều sinh vật như ruồi muỗi, chuột gián tấn công và mang mầm bệnh đi sang các vuông tôm khác.

Dư thừa thức ăn là Nguyên nhân hình thành nước thải nuôi tôm

Nước thải nuôi tôm phát sinh từ thức ăn thừa cho tôm

2. Đặc tính của nước thải nuôi tôm

Nước thải nuôi tôm chứa lượng lớn các chất hữu cơ và dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức ăn dư thừa và phân tôm. Dựa vào bảng thành phần sẽ giúp chúng ta lựa chọn cách xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả. Trong nước thải cũng có chứa nhiều kháng sinh và thuốc trị bệnh cho tôm cùng với các đặc tính sau:

  • Nước thải có hàm lượng các chất nito, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.

  • Trong nước có hàm lượng COD, H2S, BOD tăng cao, hàm lượng oxy trong nước giảm gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật có trong nước.

Bảng thông số ô nhiễm của nước thải nuôi tôm

STT 

Thông số

Đơn vị

Giá trị

Quy chuẩn nước thải nuôi tôm

1

BOD5

mg/l

1200 - 1400

50

2

COD

mg/l

1300 - 1600

150

3

Amini

mg/l

14 - 15

10

4

Tổng nito

mg/l

200 - 300

40

5

Tổng photpho

mg/l

400 - 450

6

Đặc tính của nước thải nuôi tôm

Đặc tính của nước thải nuôi tôm

3. Tổng hợp 5 phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm

Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả. Dưới đây là 5 phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

3.1. Xử lý bằng hệ vi sinh vật 

Trong nước có hai loại vi sinh vật phổ biến: VSV dị dưỡng và VSV tự dưỡng. Phương pháp xử lý bằng hệ vi sinh vật hay còn được gọi là công nghệ sinh học được ứng dụng trong xử lý nước thải nuôi tôm đem lại hiệu quả sử dụng cao. Khi đưa VSV vào hệ thống xử lý nước, chúng sẽ sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển.

Nhờ vậy mà các hợp chất hữu cơ gây hại sẽ được các VSV phân hủy thành dạng đơn giản hoặc thành khí, giúp giảm lượng ô nhiễm trong nước thải một cách tối ưu nhất. Một số chất tham gia quá trình này có thể kể đến như:

  • Bùn hoạt tính: Màu vàng, kích thước từ 3 - 250 pm và chỉ hoạt động khi có oxy với công dụng phân hủy chất hữu cơ.

  • Màng sinh vật: Đây là lớp màng có kích thước khoảng 1 - 3 mm chứa vi khuẩn, nấm và hệ thực vật nguyên sinh. Khi đưa vào trong nước nó sẽ giúp hấp thu hợp chất hữu cơ.

  • Bùn gốc: Được bổ sung ở dạng hạt với độ bền khác nhau, có khả năng lắng đọng hợp chất hữu cơ xuống đáy ao.

  • Vi khuẩn chiếm đến 90% tổng số, kích thước nhỏ 0,3 - 1mm bao gồm các vi khuẩn hiếu khí và kị khí.

3.2. Xử lý bằng cách sử dụng hệ thống thực vật hấp thụ chất ô nhiễm

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng thực vật thủy sinh cũng là một trong những phương pháp được bà con nuôi tôm áp dụng. Có hai nhóm thực vật được sử dụng bao gồm: Nhóm cây thủy sinh trôi nổi và nhóm cây thủy sinh chìm dưới mặt nước. Phương pháp này đem đến các ưu điểm sau:

  • Giúp ổn định chất thải, loại bỏ hợp chất hữu cơ lơ lửng trong nước và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

  • Thực vật thủy sinh giúp các vi sinh vật có lợi bám dính và phát triển, duy trì và kiểm soát sự cân bằng hệ sinh thái.

  • Giảm nồng độ BOD, COD và các chất hữu cơ có trong chất thải.

  • Bộ rễ cây thủy sinh là môi trường sinh sống tốt cho các loài sinh vật và cải thiện chất lượng nước hiệu quả.

  • Chi phí thấp, không cần sử dụng công nghệ phức tạp, giảm tải kỹ thuật và tài chính.

  • Hỗ trợ loại bỏ kim loại nặng trong nước bằng cách hấp thu qua thân và rễ. 

3.3. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng hồ sinh học

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sinh học nhờ vào quá trình phân hủy sinh học nhờ các loại vi sinh hữu ích và các loài thủy sản như rô phi, sò, nghêu có khả năng ăn chất hữu cơ và rong tảo trong môi trường nước. Hiện nay, tại Cà Mau các hộ dân nuôi tôm thường nuôi thêm ao cá trê, cá phi, cá nâu để xử lý nước thải nuôi tôm.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, không mất nhiều chi phí để xử lý nước thải. Đặc biệt có thể tận dụng để nuôi thêm cá phi, cá nấu, nghêu, sò và các loại sinh vật dưới nước khác mà không cần phải các công nghệ phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu bà con phải có thêm diện tích ao lớn để bố trí thêm ao sinh học và mất thêm nhiều thời gian để xử lý và chăm sóc.

3.4. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp vật lý

Sử dụng màng lọc là phương pháp vật lý được sử dụng để xử lý nước thải nuôi tôm. Nó dựa trên sự chênh lệch áp suất qua màng lọc, sao cho kích thước chất ô nhiễm sẽ lớn hơn kích thước lỗ lọc. Hiện nay màng vi lọc được sử dụng phổ biến, có khả năng loại bỏ cả nấm men, vi khuẩn và có khả năng khử trùng lạnh và tách nhũ tương.

Ngoài ra, màng lọc còn có khả năng thẩm thấu ngược, giúp lọc nước, khử mặn mang đến nguồn nước sạch sau khi xử lý. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không thể loại bỏ được kim loại nặng và dư lượng kháng sinh có trong nước.

3.5. Xử lý nước bằng hóa chất

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng hóa chất là phương pháp đem đến hiệu quả 100%, loại bỏ hoàn toàn hợp chất hữu cơ, vi khuẩn, virus và kim loại nặng có trong nước. Trong đó, 3 loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

  • Hóa chất Chlorine: Được sử dụng khử trùng ao, bể ương, dụng cụ và nước thải nuôi tôm. Nó có công dụng loại bỏ vi khuẩn, phiêu sinh động và phiêu sinh động vật trong nước. 

  • Hóa chất TCCA: Đây là loại hóa chất khử trùng tuyệt vời, đem đến công dụng diệt khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có thể điều chỉnh độ pH và tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

  • Xút NaOH: Thông thường, NaOH sẽ được kết hợp với Ca(OH)2 để xử lý nước nuôi tôm. Đem đến công dụng tuyệt vời trong việc diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh, xử lý nước thải cực kỳ hiệu quả.

Xử lý nước bằng hóa chất NaOH Đông Á

Xử lý nước bằng hóa chất NaOH Đông Á

4. Công ty cung cấp chlorine xử lý nước thải nuôi tôm uy tín, giá tốt

Hóa Chất Đông Á là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất Chlorine tại Việt Nam. Sản phẩm đảm bảo chất lượng ngang với hàng nhập khẩu nhưng mức giá tốt nhất trên thị trường.  Chlorine được đóng thùng 45kg, sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi tôm, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

chlorine Đông Á

Chlorine Pearl Chlor Đông Á

Lý do nên lựa chọn mua hóa chất chlorine tại Đông Á:

  • Chlorine được sản xuất tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và uy tín.

  • Giá chlorine tốt nhất thị trường, mua số lượng càng lớn thì mức giá càng rẻ.

  • Hỗ trợ vận chuyển tận nơi, chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

  • Quy trình thanh toán nhanh chóng, đơn giản không quá cầu kỳ.

  • Dịch vụ hậu mãi hoàn hảo, có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng cũ.

Hóa Chất Đông Á đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài chlorine chúng tôi còn tự sản xuất axit HCl, xút NaOH, Javen, PAC ứng dụng được trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Liên hệ ngay HOTLINE 0822 525 525 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Như vậy bài viết vừa rồi đã chia sẻ cho bà con cách xử lý thải nuôi tôm đúng cách và hiệu quả. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc liên quan hãy để lại comment để được giải đáp từ chuyên gia.

Xem thêm >>>

Tổng hợp các loại tôm biển, tôm nước ngọt, tôm nước lợ

7 điều bà con cần biết về tôm thẻ chân trắng

Phan Tử Châu

Bình luận, Hỏi đáp