Tầm quan trọng của phát triển bền vững ngành hóa chất
Phát triển bền vững là việc cân bằng 3 trụ cột chính: Kinh tế; xã hội và môi trường
Làm sao phát triển kinh tế đi kèm với việc bảo vệ môi trường ngăn chặn biến đổi khí hậu, giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và chú trọng việc bảo vệ nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Ngành hóa chất, với vai trò quan trọng, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, đóng góp nguồn GDP không hề nhỏ, đồng thời cũng là một trong những ngành công nghiệp gây tác động lớn đến môi trường. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực, việc xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển bền vững ngành hóa chất là vô cùng cần thiết.
Và việc phát triển bền vững sẽ giúp ngành hóa chất tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp hóa chất bền vững thường được người tiêu dùng và các đối tác tin tưởng hơn, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Tầm quan trọng việc phát triển bền vững ngành hóa chất
Chiến lược thực hiện phát triển bền vững ngành hóa chất
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 gồm 2 vế với: phát triển nhanh và bền vững. Chiến lược này được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022
Để thực hiện được tầm nhìn và mục tiêu này, dưới đây là một số việc mà ngành hóa chất cần thực hiện
1. Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện tại
Mục tiêu phát triển nhanh, tăng trưởng nhanh mang lại nguồn GDP lớn cho nền kinh tế, ngành hóa chất đặt ra mục tiêu tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm. Độc lập tự chủ trong các công nghệ sản xuất bằng cách chủ động nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ hiện đại sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường.
Đến năm 2040, đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước các sản phẩm hóa chất cơ bản hữu cơ, sơn đặc chủng, pin - ắc quy công nghệ cao; hóa dầu lên, hoạt chất bảo vệ thực vật hóa chất cơ bản …
Đồng thời phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9-11%/năm (2021 - 2030) đến giai đoạn (2030 - 2040) tăng trưởng xuất khẩu bình quân 7,5 - 9%/năm.
Nghiên cứu phát triển & ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất hóa chất
2. Phát triển ngành công nghiệp hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành
Hoàn chỉnh 10 phân ngành của ngành hóa chất:
-
Phân bón: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, tăng năng suất nông nghiệp các dòng sản phẩm điển hình Ure, DAP, NPK, phân vi sinh
-
Thuốc bảo vệ thực vật: Bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, cỏ dại, tăng năng suất và chất lượng nông sản, sản phẩm điển hình thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng.
-
Hóa dược: Sản xuất thuốc chữa bệnh, vaccine, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm điển hình thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc giảm đau
-
Hóa dầu: Sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ như xăng, dầu diesel, nhựa, sợi tổng hợp.
-
Hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp): Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, sản xuất hóa chất tinh khiết, các chất trung gian, sản phẩm điển hình axit sunfuric, soda, clo, nitrat, các hợp chất hữu cơ.
-
Các sản phẩm cao su: Sản xuất lốp xe, băng tải, các sản phẩm cao su kỹ thuật, đồ gia dụng
-
Điện hóa: Sản xuất pin, ắc quy, các sản phẩm điện hóa khác, sản phẩm điển hình Pin lithium-ion, ắc quy chì-axit.
-
Chất tẩy rửa: Làm sạch các bề mặt, vật dụng, sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân, sản phẩm điển hình bột giặt, nước rửa chén, xà phòng.
-
Sơn - mực in: Bảo vệ bề mặt, trang trí, in ấn.
-
Khí công nghiệp: Cung cấp các loại khí cho các ngành công nghiệp khác, y tế, thực phẩm.
Trong đó tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón.
Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có, theo hướng tập trung, quy mô, hạn chế tối đa việc hình thành mới và từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Chiến lược phát triển ngành hóa chất với 10 phân ngành hoàn chỉnh
3.Hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn
Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, không dàn đều theo địa giới hành chính, để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Hình thành các trung tâm, tổ hợp hóa chất quy mô lớn. Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn để thu hút các dự án sản xuất hóa chất, các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực khác, trung tâm logistic về hóa chất tại các địa điểm có quỹ đất đủ lớn, xa khu vực dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông, khuyến khích các công nghệ tuần hoàn, sản phẩm, chất thải không sử dụng của nhà máy này làm nguyên liệu cho các nhà máy khác…
Đối với chính sách thu hút FDI trong ngành hóa chất chuyển từ chất lượng hơn số lương, có sự ưu tiên cho các dự án hiện đại thân thiện môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của ngành.
Chiến lược hành trình các tổ hợp hóa chất quy mô lớn
4. Phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm đã được nhắc đến từ rất lâu, hoạt động của nó dựa trên các nguyên tắc cơ bản: sử dụng tái chế, quay vòng sản xuất, chế biến và sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu và từ giảm thiểu dần dần đi đến triệt tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống của chúng ta và bảo vệ sức khỏe con người
Để có thể phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, không chỉ cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp trong việc chủ động đổi mới công nghệ, chú trọng bảo vệ môi trường mà còn cần các cơ quan chức năng hỗ trợ như ưu đãi tài chính, tìm đầu ra cho các sản phẩm tái chế…
Phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành hóa chất
Phát triển bền vững ngành hóa chất không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân tổ chức nào, trách nhiệm chung của các doanh nghiệp trong ngành hóa chất, các chính sách hỗ trợ từ các bộ ban ngành, cơ quan nhà nước
Bạn có ý kiến gì về chiến lược phát triển bền vững ngành hóa chất? Hãy cùng chia sẻ ngay dưới bình luận nhé.