Cách nuôi tôm bằng trùn quế mang lại hiệu quả cao và những lưu ý quan trọng khi nuôi

01:48 | 26/07/2024

Nuôi tôm bằng trùn quế là một phương pháp nuôi tôm sử dụng trùn quế (giun quế) để làm thức ăn cho tôm. Không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm, trùn quế còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường trong các hệ thống nuôi trồng bền vững. Vậy lợi ích của việc nuôi tôm bằng trùn quế ra sao và cách nuôi như thế nào. Bà con hãy dành ít phút để đón đọc bài viết ngày hôm nay với Hóa chất Đông Á nhé.

Tổng quan về trùn quế

Nuôi tôm bằng trùn quế là một giải pháp tự nhiên, hiệu quả và bền vững trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường.

Trùn quế là sinh vật gì?

Trùn quế là một loài giun đất được gọi với cái tên khoa học là Perionyx excavatus. Chúng thuộc nhóm giun ăn phân và thường sinh sống trong môi trường tự nhiên có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy.

Loài giun đất nhỏ thường được sử dụng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bởi lẽ trùn quế có nhiều đặc điểm nổi bật khiến chúng trở thành một lựa chọn lý tưởng trong các mô hình canh tác và nuôi tôm bền vững.

Đặc điểm của trùn quế

Đặc điểm của trùn đất

Đặc điểm của trùn đất

  • Kích thước và hình dạng: Trùn quế có kích thước nhỏ, thường dài từ 5 - 10cm. Cơ thể chúng mềm mại, phân đốt rõ ràng và có màu đỏ hoặc nâu.
  • Môi trường sống: Trùn quế sống trong môi trường ẩm ướt và giàu chất hữu cơ như phân bò, phân gà, lá cây mục nát. Chính vì vậy mà chúng thường được nuôi trong các thùng, bể hoặc luống đất có chứa chất hữu cơ.
  • Sinh sản và phát triển: Trùn quế có khả năng sinh sản nhanh, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng trong suốt vòng đời. Trứng giun quế nở ra thành giun con sau khoảng 2 - 3 tuần.
  • Thức ăn: Trùn quế ăn các loại chất hữu cơ như phân động vật, xác thực vật, rác hữu cơ từ nhà bếp. Vậy nên chúng giúp phân giải và biến đổi các chất hữu cơ thành mùn hữu cơ giàu dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng có trong trùn quế

Trùn quế được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, là một nguồn thực phẩm phong phú cho nhiều loài động vật, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia cầm. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng quan trọng của trùn quế:

  • Protein

Trùn quế chứa khoảng 60 - 70% protein trên trọng lượng khô. Protein từ trùn quế có chất lượng cao, chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của động vật. Trong trùn quế chứa đựng đến 8 loại axit amin cần thiết đối với sự phát triển của các loài vật nuôi như gà, vịt, heo, tôm, cá,…

  • Chất béo

Hàm lượng chất béo trong trùn quế chiếm khoảng 7 - 10% trên trọng lượng khô. Chất béo trong trùn quế bao gồm các axit béo không no cần thiết như Omega-3 và Omega-6.

  • Chất xơ

Trùn quế chứa khoảng 6 - 8% chất xơ trên trọng lượng khô. Chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của động vật.

  • Khoáng chất

Trùn quế rất giàu các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và phot pho. Các khoáng chất này hỗ trợ sự phát triển xương, hệ thần kinh và các chức năng sinh học khác của động vật.

  • Vitamin

Trùn quế cung cấp một số vitamin quan trọng như vitamin B12, vitamin A, vitamin D và vitamin E. Hàm lượng vitamin B1, B2 có trong giun quế cao gấp 10 lần so với khô đậu tương và gấp 14 lần so với bột cá. Còn vitamin B12 đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh.

  • Enzym và vi khuẩn có lợi

Trùn quế chứa nhiều enzym và vi khuẩn có lợi giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho động vật. Các enzym này còn giúp phân giải thức ăn và giảm thiểu các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi.

Lợi ích của việc nuôi tôm bằng trùn quế

Lợi ích của việc nuôi tôm bằng trùn quế

Lợi ích của việc nuôi tôm bằng trùn quế

Nuôi tôm bằng trùn quế mang lại nhiều lợi ích quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Dưới đây là những lợi ích chính mà trùn quế mang lại cho nghề nuôi tôm:

Lợi ích về mặt dinh dưỡng và sức khỏe tôm

  • Giàu dinh dưỡng

Dịch trùn được sản xuất bằng cách chế biến thịt  trùn tươi để thu được tối đa lượng vi khuẩn Bacillus và các chất dinh dưỡng như đạm, chất khoáng, các axit  amin, vitamin B, B3, B6, B12, B15...

  • Tăng cường hệ miễn dịch

- Khi kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp, dịch trùn sẽ kích thích sự thèm ăn của tôm và cung cấp thêm vi khuẩn Bacillus cho tôm nuôi, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thịt trùn. Nhờ đó mà tôm nuôi có thể tránh được các bệnh liên quan đến đường ruột và gan.

- Trùn quế chứa các enzym và vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện hệ miễn dịch của tôm và tăng khả năng kháng bệnh.

- Tôm ăn thịt trùn quế thường ít bị bệnh hơn và có tỷ lệ sống cao hơn.

  • Cải thiện chất lượng thịt

Tôm được nuôi bằng trùn quế thường có chất lượng thịt tốt hơn với hương vị và màu sắc tự nhiên, hấp dẫn hơn.

Lợi ích về mặt môi trường

  • Giảm ô nhiễm môi trường:

Trùn quế có vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường, giúp ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại virus và vi khuẩn, đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh trên tôm. Theo các nhà khoa học của Viện Môi trường nước quốc gia, giun quế có khả năng làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi tôm, từ đó làm giảm lượng chất thải và cải thiện chất lượng nước ao tôm.

Khi được thả vào ao hồ bị ô nhiễm, giun quế sẽ phát triển trong những rãnh nhỏ ở lớp đất bùn phía dưới đáy nước, đồng thời mang theo lượng oxy cần thiết để kích thích sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn và tiêu diệt các chất bẩn có trong nước. Chỉ cần có khoảng 20 – 30 nghìn con giun quế, chúng có thể làm sạch một diện tích nước ao lên đến 10.000m2.

Không chỉ vậy, phân của giun quế còn chứa nhiều kén, mỗi kén có thể chứa từ 1 - 20 trứng với số lượng trứng trung bình là 7. Sau 2 – 3 tuần, các trứng này sẽ nở ra thành trùn con và tiếp tục ăn những chất bẩn có trong môi trường ao nuôi. 

Đặc điểm quan trọng này của phân trùn đã giúp duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ, ổn định và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho tôm. Đặc biệt, vi khuẩn có lợi trong phân trùn như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nito hóa cũng giúp duy trì các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi, giúp tôm nuôi khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, sử dụng trùn quế làm thức ăn thay thế cho các loại thức ăn công nghiệp cũng giúp giảm lượng hóa chất và kháng sinh trong môi trường.

  • Tái sử dụng chất thải hữu cơ

Nuôi trùn quế cho phép tái sử dụng các chất thải hữu cơ như phân gia súc, rác nhà bếp, qua đó giúp làm giảm lượng rác thải và tăng cường sự bền vững.

Nuôi tôm bằng giun quế giúp bảo vệ môi trường

Nuôi tôm bằng giun quế giúp bảo vệ môi trường

Lợi ích về mặt kinh tế

  • Giảm chi phí thức ăn

-  Trùn quế có thể được nuôi và thu hoạch tại chỗ, giúp làm giảm chi phí mua thức ăn công nghiệp cho tôm.

- Trùn quế là một nguồn thức ăn rẻ tiền nhưng lại đem lại hiệu quả nuôi dưỡng cao, giúp tối ưu hóa chi phí nuôi tôm.

  • Tăng năng suất và lợi nhuận

- Tôm nuôi bằng trùn quế thường phát triển nhanh hơn và đạt kích thước lớn hơn, dẫn đến năng suất cao hơn.

- Chất lượng tôm tốt hơn cũng giúp tăng giá bán và lợi nhuận cho người nuôi.

  • Đa dạng hóa sản phẩm

Nuôi trùn quế có thể tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung từ việc bán trùn quế làm phân bón hoặc thức ăn cho các loại gia cầm, gia súc khác.

Lợi ích về mặt bền vững

  • Thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

- Sử dụng trùn quế trong nuôi tôm là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ phát triển và bền vững.

- Phân trùn quế có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, cải thiện chất lượng đất và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.

  • Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên như trùn quế giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm khai thác và tiêu thụ các nguyên liệu không tái tạo.

Kỹ thuật nuôi trùn quế phát triển tốt

Cách nuôi trùn quế

Cách nuôi trùn quế

Trước khi hướng dẫn nuôi tôm bằng trùn quế cho bà con, chúng tôi sẽ chỉ cho bà con cách nuôi trùn quế. Nhìn chung thì cách nuôi giun quế cũng khá đơn giản. Bà con chỉ cần chuẩn bị một thùng xốp hoặc tận dụng các loại thùng, thau, chậu sẵn có có diện tích khoảng 0,2 - 0,4m2, chiều cao 0,3m. Tiếp đến là đục một số lỗ nhỏ để làm lỗ thoát nước rồi đặt chúng ở nơi thiếu sáng.

Chất nền được sử dụng để nuôi trùn phải sạch sẽ, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là cần phải tơi xốp. Khi mua trùn giống ở các trại giống, sau 2 ngày sẽ bắt đầu cung cấp thức ăn cho chúng. Đối với trùn quế, nguồn thức ăn thường được sử dụng là mùn bã hữu cơ như phân gia súc. Tùy thuộc vào mật độ trùn hiện có mà lượng thức ăn này sẽ khác nhau. Bà con lưu ý là chỉ bổ sung thức ăn mới cho giun quế khi lượng thức ăn cũ còn ít hoặc đã hết.

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi tôm bằng trùn quế mang lại hiệu quả cao

Đối với việc nuôi tôm bằng trùn quế, bà con có thể tham khảo cách làm dưới đây

Sử dụng phân trùn quế làm sạch nước ao

Làm sạch nước ao bằng phân trùn quế

Làm sạch nước ao bằng phân trùn quế

Để cải thiện màu nước hoặc gây màu nước trong ao nuôi tôm có diện tích 1000m2, lượng phân trùn quế được sử dụng là 15 - 20kg. Lúc này, động vật phù du có xu hướng phát triển rất mạnh và lượng sinh khối thức ăn tự nhiên cho tôm cũng  tăng lên nhiều hơn.

Tạo lớp phủ cho nền đáy ao nuôi: Sau thu hoạch và xử lý toàn bộ phần bùn đáy ao, bổ sung lớp phủ hữu cơ trên phần nền đáy này nhằm sử dụng phân trùn quế để xử lý đáy ao. Phân trùn quế có khả năng cân bằng độ pH và tạo nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho thực vật phù du sinh trưởng. Lớp phân trùn ở đáy có độ dày dao động từ 1 - 3 cm tùy vào tình trạng ao.

Gây màu nước và tăng cường lượng vi sinh vật phù du cho ao: Nếu độ pH và màu nước vẫn chưa thích hợp sau một thời gian nuôi, bà con có thể rải một lượng phân trùn xuống ao theo liều lượng khuyến cáo là 1 tấn cho 10.000m2 diện tích bề mặt ao.

Sử dụng trùn đất làm thức ăn cho tôm

Dùng trùn quế làm thức ăn cho tôm

Dùng trùn quế làm thức ăn cho tôm

Cách tốt nhất khi nuôi tôm bằng trùn đất chính là xay thịt tươi của trùn rồi trộn vào thức ăn hoặc biến chúng thành dịch để bổ sung cho tôm. Tôm sau khi được thả giống 1 tuần thì có thể ăn dặm bằng trùn quế.

Khi dùng trùn, bà con cần rửa thật kỹ trùn tươi rồi băm thật nhỏ hoặc dùng máy xay nhuyễn, sau đó trộn chúng với thức ăn theo tỷ lệ là 1% cho lần ăn đầu và tăng dần lên cho những lần sau đó cho đến khi đạt tỷ lệ là 5%. Trong khoảng thời gian đầu nuôi tôm bằng giun quế, bà con nên cho tôm ăn cách ngày. Chờ đến khi thả giống được khoảng 1 tháng, bà con có thể cho tôm ăn hàng ngày bằng cách trộn chung giun quế với thức ăn theo tỷ lệ 1:5.

Tôm khi thả được 45 ngày sẽ dần quen với việc săn mồi và mùi của trùn quế. Lúc này, bà con có thể cho tôm ăn nguyên con trùn. Riêng với những ao nuôi chưa áp dụng phương pháp nuôi tôm bằng trùn từ nhỏ thì nên băm nhuyễn và trộn chung với thức ăn theo tỷ lệ của tôm con đế tôm tập ăn giun quế. Khi tôm được 4 tháng, bà con có thể cho tôm ăn thúc để tăng cường chất lượng cho tôm.

Lưu ý khi nuôi tôm bằng trùn quế để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn

Khi nuôi tôm bằng trùn, bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Mật độ ao nuôi tôm là 40 – 50 con/m2.
  • Không cho tôm ăn trong 7 – 10 ngày nuôi đầu vì lúc này, tôm hoàn toàn sử dụng thức ăn tự nhiên.
  • Sau 10 ngày nuôi, bà con có thể dùng trùn quế băm nhỏ và cho vào sàng ăn rồi đưa xuống ao tôm. Trước khi trở thành thức ăn cho tôm, trùn quế cần được ngâm khoảng 2 giờ trong nước rồi rửa sạch lại để loại bỏ các chất bẩn.
  • Từ 20 – 40 ngày nuôi, bổ sung 70% thịt trùn tươi và 30% thức ăn công nghiệp. Thịt trùn sẽ được xay nhuyễn rồi trộn với thức ăn và sử dụng sàng để cho tôm ăn.
  • Từ 40 – 60 ngày nuôi, bổ sung 50% thịt trùn và 50% thức ăn công nghiệp.
  • Từ 60 ngày nuôi đến khi thu hoạch, dùng 30% thịt trùn và 70% thức ăn công nghiệp.
  • Trong quá trình nuôi, bà con cần theo dõi sàng ăn thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
  • Trong tháng nuôi tôm thứ 2, hàm lượng chất thải hữu cơ sẽ tăng cao, bà con cần bổ sung thêm các loại men vi sinh để loại bỏ các chất lơ lửng, tăng cường hệ vi sinh có lợi và ức chế các vi sinh vật gây hại cho tôm.

Với cách nuôi tôm bằng trùn quế mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, bà con chắc hẳn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để nuôi tôm rồi đúng không. Có thể khẳng định rằng, nuôi tôm bằng trùn quế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bình luận, Hỏi đáp