1. Kim loại nặng trong ao nuôi tôm là gì?
Kim loại nặng có trong ao nuôi tôm là các kim loại có khối lượng riêng trong khoảng 3.5 - 7 g/cm3, có số nguyên tử cao và thường được phân thành ba nhóm chính:
-
Kim loại quý: Vàng (Au); Palladium (Pd); Bạc (Ag); Bạch kim (Pt);...
-
Kim loại độc: Crom (Cr); Thủy ngân (Hg); Kẽm ((Zn); Đồng (Cu), Asen (As); Niken (Ni); …
-
Kim loại phóng xạ: Americi (Am); Radium (Ra); Thori (Th);...
2. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm kim loại nặng trong ao nuôi tôm
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển, thời tiết diễn biến bất thường nhiều hơn, nguồn khí thải và nước thải bị ô nhiễm ảnh hưởng nhiều tới nguồn nước ao nuôi tôm, sinh ra nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen,...
Bên cạnh đó các nguồn chất thải xuống hồ như thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất kháng sinh,... cũng là nguyên nhân làm gia tăng kim loại nặng trong ao nuôi tôm. Tại Việt Nam, hệ thống ống dẫn nước ngầm đã cũ, có thể đã bị ăn mòn cũng khiến kim loại nặng lẫn vào môi trường nước ao.
Tại lớp bùn đáy ao nuôi, quá trình thực vật, xác sinh vật bị phân hủy, chất hữu cơ dư thừa lắng đọng tạo thành mùn khiến độ pH trong nước bị ảnh hưởng. Kim loại nặng có khả năng tạo phức với các chất thải hữu cơ trong mùn từ đó làm môi trường nước bị ảnh hưởng rất nhiều.
Các nguồn chất thải xuống hồ như thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất kháng sinh, thức ăn thừa... cũng là nguyên nhân làm gia tăng kim loại nặng trong ao nuôi tôm
3. Ảnh hưởng của kim loại nặng tới quá trình nuôi tôm
Khi nuôi tôm công nghiệp với diện tích hồ lớn, người nuôi cần cấp cho tôm một lượng kim loại cần thiết để tôm duy trì sự phát triển. Nhưng nếu hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức sẽ tích lũy sinh học và gây độc với tế bào. Chúng làm biến đổi và hình thành những enzyme làm phân hủy protein, sinh ra những protein dị thường gây nhiễm độc cho cá, tôm. Đây là những biểu hiện cụ thể khi tôm bị nhiễm kim loại nặng:
Nồng độ kim loại nặng trong nước nhiều khiến phản ứng chuyển đổi từ nauplius sang zoea gặp khó khăn, từ đó khiến râu tôm bị đứt gãy. Khi cơ thể tôm tích lũy nhiều kim loại nặng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thịt tôm. Người dùng ăn phải sẽ mắc các bệnh nặng ảnh hưởng tới nội tạng và tính mạng.
4. 5 chất kim loại nặng trong ao nuôi tôm
Kim loại nặng trong ao tôm có tính bền vững cao, tồn tại lâu trong nước. Dưới đây là 5 chất kim loại nặng có trong ao nuôi tôm:
4.1. Cadmium (Cd)
Cadmium có ký hiệu hóa học là Cd, được khám phá ra vào năm 1817. Tôm hấp thụ chúng vào cơ thể thông qua vỏ, mang, tụy và gan. Ở hàm lượng hợp lý, chúng không gây ảnh hưởng gì tới quá trình phát triển là lột xác của tôm. Các chuyên gia khuyến cáo hàm lượng Cd có trong nước mặn và nước lợ nên nhỏ hơn 9.3 mg/l.
Cadmium (Cd)
4.2. Chì (Pb)
Chì là kim loại nặng khiến bà con nuôi tôm quan tâm nhất. Hàm lượng chì cao khiến tôm bị stress, bỏ ăn, đen vây và không hô hấp được. Chì xuất hiện do các hoạt động sản xuất pin, khai thác quặng hoặc khí thải từ các phương tiện giao thông. Hàm lượng Pb trong ao nuôi được khuyến cáo nên nhỏ hơn 11.35 g/cm3
4.3 Kẽm (Fe) và Mangan (Mn)
Kẽm có hàm lượng ngoài tự nhiên không lớn, tuy nhiên nếu nguồn nước cấp có lẫn nước thải công nghiệp nhiều kém sẽ gây chết hàng loạt cho tôm. Chúng làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo trong ao, gây, đột biến tử vong với tôm trong thời gian tiếp xúc ngắn và. Nếu không xử lý kịp thời, việc tôm tử vong là 100%.
4.4 Đồng (Cu)
Đồng là chất độc ảnh hưởng nhiều tới môi trường sống của các sinh vật trong ao nuôi tôm. Với 0,1 mg/l hàm lượng đồng, lượng tảo, tôm nuôi và ký sinh trùng trong ao sẽ tăng độc tính nhanh. Với 0,002mg/l đồng sẽ gây chết với 50% cá thí nghiệm, làm tôm thẻ chân trắng có màu đỏ hơn so với tôm trong nước nuôi sạch.
4.5 Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân rất độc với các cá thể sống. Chúng có thể nhiễm từ nguồn thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp,... Đặc biệt chúng rất bền vững, không bị loại bỏ trong quá trình chế biến và tồn tại tới 100 năm trong lớp bùn đáy ao. Thủy ngân có hàm lượng 160 mg/l sẽ khiến tôm giảm hô hấp và ngừng bơi sau 10 giờ. Bên cạnh đó chúng gây rối loạn tính chất huyết học của tôm, thay đổi và ức chế tôm khi lột vỏ, làm biến đổi quá trình trao đổi chất. Với hàm lượng 0.008mg/l thủy ngân gây hoại tử các mô tế bào trong cơ thể sau 96 giờ tiếp xúc.
Tôm bị nhiễm bệnh đen vây do kim loại nặng
5. Giải pháp xử lý kim loại nặng trong ao nuôi tôm
Kim loại nặng tồn tại trong ao nuôi là một vấn đề được nhiều bà con quan tâm khi nuôi tôm. Việc xử lý hoàn toàn lượng kim loại trong ao là việc cần theo dõi và thực hiện kịp thời. Dưới đây là giải pháp xử lý kim loại nặng hiệu quả:
5.1 Xác định hàm lượng kim loại nặng có trong nước
Trước khi tìm giải pháp xử lý kim loại nặng trong ao thì xác định hàm lượng kim loại có trong ao nuôi là việc cần thiết. Bà con có thể mang mẫu nước đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra hoặc nhìn vào màu sắc nước ao. Nếu ao nuôi năng suất lớn cần kiểm tra thường xuyên, hãy mua một bộ dụng cụ đo để tiện sử dụng.
5.2 Giải pháp xử lý
Để xử lý nước ao tôm bị nhiễm kim loại nặng, bà con cần lưu ý ngay từ khi mới bắt đầu thả tôm, cấp nước ao. Trước khi cấp nước cho ao phải làm sạch nguồn nước thật kỹ, lắp đặt các hệ thống nước đầu ra và đầu vào hợp lý. Đặc biệt các ao nuôi ở gần khu công nghiệp hoặc khu dân sinh sinh hoạt bằng nước giếng khoan.
Để ý nước ao thường xuyên nếu ở gần khu công nghiệp
Trước khi thả tôm giống, bà con nên bón thêm vôi với hàm lượng khoảng 200 - 400 kg/ha để vôi hấp thụ hết sắt trong nước. Nếu kiểm tra tôm có hàm lượng kim loại cao thì nên sử dụng thêm EDTA để hấp thụ hết kim loại nặng trong nước, hạ độ phèn và làm mềm nước. Chất này cũng tạo phức hợp với các kim loại nặng và đưa chúng về giá trị ổn định.
Ngoài ra, bà con hãy bổ sung thêm các loại thức ăn giàu axit lipoic như cám rau, nấm men, rau, đậu,... cho tôm để giảm thiểu tích lũy kim loại nặng trong mang tôm. Trong thời kỳ nuôi hãy bổ sung thêm các chế phẩm sinh học để cải thiện lượng bã mùn trong ao.
Trên đây là 5 chất kim loại nặng trong ao nuôi tôm và giải pháp xử lý. Nếu bạn muốn biết thêm các kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hãy truy cập website Đông Á để biết thêm thông tin nhé.