Những nguy hiểm khi sử dụng KClO3, lưu huỳnh và than sai cách

11:34 | 23/03/2024

KClO3 và lưu huỳnh (S) là các chất có trong thành phần của thuốc pháo. Nó phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với lửa, thậm chí phát nổ khi được trộn với than hay các vật liệu dễ cháy khác. Hãy cùng Đông Á tìm hiểu xem KClO3, lưu huỳnh, than là những hóa chất gì và những nguy hiểm khi sử dụng sai cách thông qua bài viết dưới đây.

KClO3 và lưu huỳnh, than là những hóa chất gì?

Kali Clorat (KClO3) lưu huỳnh (S) và than Carbon (C) là những chất hoá học có sẵn trong tự nhiên và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi hoá chất sẽ có tính chất hoá học khác nhau. Tuy nhiên, khi kết hợp 3 chất này lại có thể tạo thành pháo nổ với sức tàn phá cực kỳ lớn.

  • KClO3 (Kali Clorat): Đây là hợp chất oxi hoá của clo, có tính oxi hóa mạnh, tác dụng được nhiều kim loại và ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực của cuộc sống như làm phân bón, sản xuất thuốc nổ, thuốc pháo, thậm chí còn được dùng để sản xuất ra một số loại thuốc điều trị bệnh và diệt khuẩn.

KClO3 Kali Clorat

Kali Clorat KClO3

  • S (Sulfur - lưu huỳnh): Lưu huỳnh là một nguyên tố hoá học có số hiệu nguyên tử là 16, đây là phi kim phổ biến, không mùi, không vị và có nhiều hoá trị. Trong tự nhiên lưu huỳnh có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hoặc trong khoáng chất sulfat. Ứng dụng chủ yếu làm phân lân, sản xuất thuốc súng, diêm, thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu.

Sulfur - lưu huỳnh

Lưu huỳnh Sulfur

  • C (Carbon - than đá): Thành phần chính của than là Cacbon và nhiều tạp chất khác. Nó tồn tại ở trạng thái rắn màu đen xám, nó có sẵn trong tự nhiên được hình thành từ thực vật bị chôn vùi và trải qua các giai đoạn:  Than bùn - Than nâu - Than bán bitum - Than bitum hoàn chỉnh - Than đá. Nó được ứng dụng để làm nguyên liệu đốt cho cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất công nghiệp điện, chế biến kim loại..

Carbon - than đá

Than đá Carbon

Than được sử dụng chủ yếu để sản xuất KClO3 và lưu huỳnh, người ta sẽ đốt than trong môi trường không khí để tạo ra khí SO2 và CO2 sau đó xử lý để điều chế ra lưu huỳnh và Kali Clorat.

Sử dụng KClO3 cùng lưu huỳnh và than gây ra những nguy hiểm gì?

Trong hoá học, khi cho 3 chất Kali Clorat, than và lưu huỳnh kết hợp với nhau sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khử. Lúc này, KClO3 sẽ được oxy hoá thành KClO4 trong khi lưu huỳnh bị khử thành khí H2S (có mùi hôi khó chịu). Than đóng vai trò là chất cháy cháy, cung cấp nhiệt độ vừa đủ để kích thích phản ứng xảy ra. Sản phẩm cuối cùng tạo thành hợp chất nhiệt khí HClO3 (dễ cháy nổ, nguy hiểm). Chính vì thế mà chúng thược được sử dụng để chế tạo thuốc nổ trong quân sự.

không sử dụng KClO3 cùng lưu huỳnh và than

Không sử dụng KClO3 cùng lưu huỳnh và than

Hỗn hợp thuốc nổ từ KClO3 và lưu huỳnh và than đem đến ưu điểm vượt trội như dễ làm, hiệu ứng nổ mạnh mẽ và tính ổn định cao. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra cháy nổ nguy hiểm đến tính mạng con người và gây thiệt hại về tài sản một cách nặng nề. 

Hiểm hoạ từ pháp nổ đã được cảnh báo từ nhiều năm trước nhưng đến nay các tai nạn vẫn không thuyên giảm. Mỗi năm Việt Nam nhận thêm hàng trăm ca bệnh bỏng nặng do tự chế pháo nổ tại nhà. Các tổn thương do pháo nổ thường phức tạp, điều trị khó khăn, tốn thời gian và chi phí, thậm chí là tử vong. Cụ thể như sau:

  • Năm 2019,  tại bệnh viện Bỏng Quốc Gia có điều trị cho bệnh nhân 17 tuổi bị bỏng so trộn bột kclo3 và lưu huỳnh và than, sau đó dùng muối để nghiền hóa chất khiến nó bị nổ bùng lên gây bỏng khuôn mặt, cổ, hai tay và hai chân. Tổn thương ở vị trí này có thể gây phù nề, cản trở hô hấp.

  • Một ca chấn thương khác cũng được cấp cứu ở Bệnh viện Bỏng quốc gia do chế thuốc nổ bằng bột lưu huỳnh và KClO3 theo hướng dẫn trên mạng dẫn đến bỏng độ II và độ III ở vùng mặt, cổ và hai bên cánh tay.  Sau khi điều trị có thể để lại những di chứng về thẩm mỹ. 

  • Đầu năm 2024, bệnh viện Việt Đức cũng đã tiếp nhận một ca bệnh 15 tuổi ở Nam Định do tự chế thuốc nổ tại nhà dẫn đến bỏng nặng ở cánh tay phải tiến hành phẫu thuật cắt cụt ngón 3, 4, 5 tới khối tụ cốt bàn tay, gây ra những khiếm khuyết đối với người bệnh, khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng động. 

  • Một trường hợp mới nhất được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí được bác sĩ chẩn đoán bị bỏng 2 mắt, bỏng kết giác mạc do tự chế thuốc nổ KClO2 và lưu huỳnh và than.

Bác sĩ cảnh bảo: KClO3 và lưu huỳnh là thành phần chính tạo ra thuốc nổ, cực kỳ nguy hiểm bởi sức công phá lớn. Chính vì thế các gia đình, trường học cần tuyên truyền và giáo dục con em tuyệt đối không được tự pha chế, sử dụng các loại pháo nổ tại nhà.

Cảnh báo: "Thách thức trực tuyến" nguy hiểm

Gần đây, một số "thách thức trực tuyến" liên quan đến việc trộn các hóa chất nguy hiểm như KClO3, lưu huỳnh và than đã lan truyền trên mạng xã hội. Điều này cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng!

Lưu ý quan trọng: Đừng bao giờ tham gia vào những "thách thức" như vậy! Sức khỏe và an toàn của bạn quan trọng hơn bất kỳ lượt like hay view nào trên mạng xã hội.

Thay vào đó, hãy chia sẻ kiến thức về sự nguy hiểm của việc trộn lẫn các hóa chất này. Bạn có thể trở thành một "người hùng" bằng cách ngăn chặn những hành động nguy hiểm!

Quy trình sơ cứu khi xảy ra tai nạn

Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, đây là một số bước sơ cứu cơ bản:

  1. Gọi cấp cứu ngay lập tức: Đây là bước quan trọng nhất. Đừng chần chừ!
  2. Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm: Nhưng chỉ khi an toàn cho bạn.
  3. Xử lý tiếp xúc với hóa chất:
    • Nếu dính vào da: Rửa bằng nhiều nước sạch trong ít nhất 15 phút.
    • Nếu dính vào mắt: Rửa mắt bằng nước sạch, không chà xát.
  4. Xử lý khi hít phải khí độc:
    • Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí.
    • Nếu khó thở, hỗ trợ hô hấp nhân tạo (chỉ khi bạn đã được đào tạo).
  5. Xử lý bỏng:
    • Làm mát vùng bỏng bằng nước lạnh.
    • Không bôi bất kỳ loại kem hay dầu nào lên vết bỏng.

Lưu ý quan trọng: Những bước sơ cứu này chỉ là tạm thời. Luôn đợi sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế!

Thông tin liên lạc khẩn cấp

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy ghi nhớ những số điện thoại quan trọng sau:

Dịch vụ Số điện thoại
Cấp cứu 115
Cứu hỏa 114
Công an 113

Hãy lưu những số này vào điện thoại của bạn ngay bây giờ. Bạn không bao giờ biết khi nào mình sẽ cần đến chúng!

Hy vọng bài viết vừa rồi Đông Á đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nguy hiểm khi sử dụng KClO3 và lưu huỳnh, than sai cách. Mọi thắc mắc cần tư vấn hãy để lại dưới comment hoặc liên hệ Hotline để được tư vấn trực tiếp.

>>> Xem thêm:

GIẢI ĐÁP: Hóa chất KClO3 dùng để làm gì? Mua ở đâu?

Phản ứng hóa học giữa KClO3 và HCl diễn ra như thế nào?

Bình luận, Hỏi đáp