Bỏng hóa chất: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

04:35 | 27/06/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Bỏng hóa chất là loại bỏng có thể làm cho nạn nhân vô cùng đau đớn vì các tổn thương nặng trên da hoặc trong cơ thể. Trong trường hợp bỏng do hóa chất cần kịp thời sơ cứu và điều trị để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng, thậm chí là biến chứng nguy hiểm. Vậy bỏng hóa chất là gì, khi bị bỏng phải làm sao, cách điều trị như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bỏng do hóa chất của bạn. 

Bỏng hóa chất là tình trạng như thế nào?

Bỏng hóa chất (bỏng ăn mòn) xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với các loại hóa chất như bazơ hay axit. Khi đó hóa chất có thể gây ra các phản ứng với cơ thể làm tổn thương da, mắt hoặc các cơ quan nội tạng nếu không may nuốt hóa chất vào người. 

Triệu chứng bỏng hóa chất thường gặp

Triệu chứng bỏng hóa chất thường gặp

Triệu chứng bỏng hóa chất thường gặp

Tùy thuộc vào nguyên nhân bị bỏng hóa chất làm xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng bỏng do hóa chất thường phụ thuộc vào: 

  • Loại hóa chất nuốt hay hít (hóa chất dạng rắn, lỏng hay khí)

  • Thời gian cơ thể tiếp xúc hóa chất

  • Tình trạng da có vết thương hở hay bình thường khi tiếp xúc hóa chất

  • Vị trí tiếp xúc hóa chất

  • Loại hóa chất mạnh hay yếu và số lượng bao nhiêu

Các triệu chứng bỏng do hóa chất phổ biến có thể gặp phải: 

  • Da cháy đen hoặc da chết tại vùng tiếp xúc hóa chất

  • Da bị mẩn đỏ, kích ứng, bỏng rát tại vùng tiếp xúc hóa chất

  • Đau tê vùng xung quanh, vùng bị ảnh hưởng

  • Mất thị lực, thay đổi thị lực nếu bỏng hóa chất ở mắt

Trường hợp nạn nhân nuốt hóa chất có thể có biểu hiện sau:

  • Chóng mặt, đau đầu

  • Giảm huyết áp

  • Nhịp tim không ổn định, tim ngừng đập, nhồi máu cơ tim

  • Ho, khó thở

  • CO giật cơ bắp

Nguyên nhân bị bỏng hóa chất

Nguyên nhân bị bỏng hóa chất

Trong quá trình làm việc cùng hóa chất không cẩn thận sẽ gây ra bỏng 

Nguyên nhân bị bỏng hóa chất hầu hết đến từ axit, bazơ và thường xảy ra ở nơi xử lý chất hóa học, nơi làm việc, trường học, bệnh viện… Một số tác nhân phổ biến gây bỏng ăn mòn là: 

  • Amoniac

  • Chất tẩy rửa

  • Axit pin xe ô tô

  • Chất làm trắng răng, chất tẩy rửa răng giả

  • Sản phẩm chứa clo sử dụng cho bể bơi

Bỏng hóa chất phải làm sao?

Bỏng do hóa chất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời xử lý. Vậy trong trường hợp bị bỏng hóa chất phải làm sao?

Sơ cứu bỏng hóa chất

Sơ cứu bỏng hóa chất

Sơ cứu bỏng hóa chất

Nạn nhân cần được xử lý bỏng hóa chất ngay lập tức thông qua các bước sơ cứu: 

  • Loại bỏ các hóa chất gây bỏng, đưa vùng da bị bỏng xuống dưới vòi nước mát từ 10 - 20 phút

  • Nếu bỏng hóa chất ở mắt, cần rửa mắt với nước liên tục từ 20 phút trước khi đưa đến cơ sở y tế

  • Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức nhiễm hóa chất, đắp lên vùng bị thương lớp băng khô hoặc vải đã được khử trùng

  • Nếu bệnh nhân nuốt phải hóa chất cần uống nhiều nước để làm loãng hóa chất trong dạ dày, tuyệt đối không gây nôn tránh làm tổn thương thêm nội tạng

  • Trường hợp bỏng hóa chất nhẹ có thể uống thuốc giảm đau sau đó đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý

Cách điều trị bỏng hóa chất

Khi bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Đường kính vết bỏng lớn hơn 7cm

  • Bỏng các khu vực mặt, chân, tay, mông, háng

  • Bỏng vùng khớp chính như khớp tay, khớp gối…

  • Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả

  • Xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, thở nông, huyết áp thấp…

Bác sĩ tiến hành phân loại bỏng dựa theo độ sâu của vết thương và mức động tổn thương để quyết định hướng điều trị: 

  • Bỏng cấp độ 1 - bỏng nông: Tổn thương ở phần da trên cùng hoặc lớp biểu bì

  • Bỏng cấp độ 2 - bỏng dày cục bộ: Tổn thương ở lớp da thứ 2 hoặc lớp hạ bì

  • Bỏng cấp độ 3 - bỏng dày toàn bộ: Tổn thương ở lớp da thứ 3 hoặc lớp mô dưới da

  • Bỏng cấp độ 4 - cấp độ nguy hiểm nhất: Tổn thương xuống sâu đến tận xương, cơ, các mạch máu vùng tổn thương gần như tắc nghẽn hoàn toàn

Căn cứ vào cấp độ bỏng bác sĩ có cách điều trị bỏng hóa chất khác nhau như: 

  • Điều trị kháng sinh

  • Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và mô chết, cắt bỏ phần da nhiễm trùng

  • Điều trị thuốc chống ngứa

  • Ghép da khỏe mạnh của cơ thể lên vùng da bỏng

  • Truyền dịch

Ngoài ra để xử lý bỏng hóa chất nặng, bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị và phục hồi chức năng sau khi bị bỏng như: thay da, quản lý đau, phẫu thuật thẩm mỹ, trị liệu phục hồi, giáo dục đi kèm tư vấn. 

Xử lý bỏng mắt do hóa chất

Bỏng mắt do hóa chất dễ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng làm mất thị lực. Do đó nếu nạn nhân bị bỏng mắt cần nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu: 

  • Rửa mắt bị tổn thương dưới vòi nước lạnh sạch trong thời gian ít nhất từ 10 - 15 phút

  • Trường hợp nhắm mắt bị đau cần hỗ trợ nhẹ nhàng kéo mí mắt mở ra để rửa

  • Khi rửa mắt không để nước nhiễm hóa chất chảy sang mắt bên kia

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân để cơ sở y tế, trong quá trình di chuyển vẫn tiếp tục rửa mắt

Phòng chống sốc bỏng

Phòng chống sốc bỏng

Để tránh sốc bỏng cần chú ý một số lưu ý cần thiết 

Sốc bỏng là trạng thái hoàn toàn có thể xảy ra sau bỏng. Sốc bỏng là phản ứng toàn thân khi nạn nhân bị chấn thương bỏng với mức độ tổn thương mô lớn. Sốc bỏng có thể dẫn đến rối loạn bệnh lý hô hấp, rối loạn cân bằng nước điện giải, suy sụp tuần hoàn. Để phòng chống sốc bỏng cần lưu ý: 

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, động viên và an ủi nạn nhân

  • Cho nạn nhân uống nước (nước đường hoặc oresol) nếu còn tỉnh táo, không bị nôn và không xuất hiện chấn thương khác

  • Cho nạn nhân uống giảm đau aspirin nếu không nghi ngờ có chấn thương bên trong

Một số lưu ý quan trọng khi cấp cứu bị bỏng do hóa chất

Để quá trình cấp cứu bỏng do hóa chất hiệu quả, chúng ta không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng dưới đây: 

1. Thực hiện quy trình cấp cứu tuân theo các bước: 

  • Khi phát hiện nạn nhân cần nhanh chóng loại trức tiếp xúc với tác nhân gây bỏng

  • Rửa nước sạch vùng bỏng càng sớm càng tốt

  • Trung hòa bằng các dung dịch kiềm nhẹ với trường hợp bỏng do axit, dịch dịch axit nhẹ với trường hợp bỏng do kiềm

  • Che phủ vết bỏng, băng ép nhẹ để tránh nhiễm khuẩn, bụi bẩn

  • Với trẻ em cần cho uống oresol và ủ ấm

2. Sau khi ngâm rửa vùng bị bỏng với nước sạch mới tiến hành trung hòa

3. Một số chất trung hòa dễ kiếm với bỏng do kiềm là dung dịch đường như đường ăn, đường glucose, đường mật, mật ong…

Câu hỏi thường gặp

1. Bỏng hóa chất có để lại sẹo không?

Tùy từng trường hợp bỏng do hóa chất sẽ để lại sẹo hoặc không. Trong đó, nếu bỏng cấp độ 1 tại lớp biểu bì ngoài cùng nếu chăm sóc tốt vết thương lành nhanh và ít để lại sẹo. Trường hợp bỏng nặng hơn từ cấp độ 2 đến cấp độ 4 nếu không xử lý và điều trị tốt dễ bị nhiễm trùng, biến chứng và tỷ lệ bị sẹo cao. 

2. Bỏng hóa chất có nguy hiểm không?

Bỏng do hóa chất nguy hiểm và có thể gây ra các tổn thương nặng và làm nạn nhân vô cùng đau đớn. Xử lý bỏng hóa chất cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để tránh trường hợp tổn thương trở nên nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe. 

3. Những người có nguy cơ cao bị bỏng do hóa chất?

Những người có nguy cơ cao bị bỏng do hóa chất là người tàn tật, người già và trẻ nhỏ. Đây là nhóm người không có khả năng xử lý đúng cách nếu không may bị bỏng. Bạn có thể thuộc nhóm nguy cơ cao nếu xử lý các hóa chất mà không có sự trợ giúp, trong khi khả năng di chuyển bị hạn chế. 

Bỏng hóa chất có thể xảy ra với bất kỳ ai, tại bất cứ nơi nào có hoạt động liên quan đến hóa chất. Đây cũng là tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nên cần được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong trường hợp cần xử lý tình trạng bỏng do hóa chất một cách hiệu quả. 

Bình luận, Hỏi đáp