Nước nhiễm phèn là gì? Tìm hiểu cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả

04:44 | 23/11/2023

Tác giả:

Nước nhiễm phèn là gì? Hiện tượng nước nhiễm phèn hay xay ra tại các vùng nông thôn, đồng bằng,... nơi trồng lúa nước hoặc có mạch nước ngầm bị ô nhiễm. Nước nhiễm phèn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động trong đời sống và cả sức khỏe của con người. Bài viết này Đông Á xin nêu 6 tác hại của nước nhiễm phèn và cách xử lý nước nhiễm phèn đơn giản mà hiệu quả. 

1. Nước nhiễm phèn là gì?

Nước nhiễm phèn (hay còn gọi là nước phèn) là hiện tượng nước sinh hoạt có màu vàng đục, có vị chua và mùi hôi khó chịu. Nếu bạn để nước nhiễm phèn trong chậu khoảng 10 phút sẽ xuất hiện tình trạng váng kết tủa có màu vàng gạch trên bề mặt nước. 

Độ pH trong nước nhiễm phèn rất cao, nồng độ tạp chất và độ cứng trong nước vượt quá mức cho phép. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe người dùng nếu tiếp xúc lâu ngày. 

Nước nhiễm phèn là hiện tượng nước sinh hoạt có màu vàng đục, có vị chua và mùi hôi khó chịu

Nước nhiễm phèn là hiện tượng nước sinh hoạt có màu vàng đục, có vị chua và mùi hôi khó chịu

2. Nguyên nhân khiến nước nhiễm phèn là gì?

Tình trạng nước bị nhiễm phèn có lẽ không còn quá xa lạ với các gia đình tại vùng nông thôn, đặc biệt nếu gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan. Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn bao gồm:

Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm

Nguồn nước ngầm trước đây được đánh giá là ổn định, ít tạp chất và có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, dưới sự tác động và phát triển của nhiều nhà máy công nghiệp, nông nghiệp, mạch nước ngầm đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trong nguồn nước ngầm hiện nay có chứa rất nhiều kim loại nặng, từ đó gây ra tình trạng nhiễm phèn ảnh hưởng tới việc sinh hoạt của người dùng. Chúng không còn giữ được độ sạch cao như trước kia nữa

Đặc tính thổ nhưỡng

Ở những vùng nông thôn trồng lúa nước, sau vụ mùa lúa Đông Xuân, chuyển sang mùa khô lạnh, đất ruộng được để khô trong một thời gian dài sẽ khiến oxy trong không khí bị tiếp xúc với các yếu tố khác, sinh phèn trong đất trồng. Đây là nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn nghiêm trọng

Khi qua đông tới đầu xuân, nước ruộng được đổ đầy vào các cánh đồng, tính phèn có trong đất sẽ nhiễm vào nước. Khi thoát nước ruộng sang ao, hồ, sông sẽ khiến nơi này cũng nhiễm phèn, kéo theo cả nguồn nước giếng khoan trở nên nhiễm phèn nghiêm trọng. 

Đây là lý do mỗi khi vụ lúa Hè Thu tới, người dân miền Bắc thường phải áp dụng vài biện pháp rửa phèn trước khi trồng lúa, nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc phèn cho cây lúa nước. 

Đặc tính thổ nhưỡng có thể là nguyên nhân khiến nước nhiễm phèn

Đặc tính thổ nhưỡng có thể là nguyên nhân khiến nước nhiễm phèn

Hàm lượng ion sunfat tăng cao

Tính phèn trong nước dùng được tạo nên với sự kết hợp từ SO42- và ion dương của 2 loại kim loại khác nhau, hình thành nên tinh thể muối kép hình 8 bề mặt.

3. Biểu hiện của nước nhiễm phèn là gì?

Trong sinh hoạt hằng ngày, các biểu hiện của nước nhiễm phèn bao gồm những điều sau:

3.1 Mùi vị và màu sắc của thực phẩm bị thay đổi

Khi dùng nước nhiễm phèn để chế biến món ăn, mùi vị của món ăn có thể không giống bình thường. Màu sắc của thực phẩm cũng bị thay đổi, thường ám chút màu vàng gạch. Lý do vì tính chất của nước nhiễm phèn nhiều sắt, làm ảnh hưởng tới món ăn. 

3.2 Đồ dùng trong nhà bị hoen rỉ

Nước nhiễm phèn sẽ khiến đồ dùng bằng kim loại có tiếp xúc với nước bị hoen rỉ vì chứa nhiều muối kim loại như nhôm, mangan và sắt. Bên cạnh đó, chúng cũng khiến các dụng cụ nấu ăn liên quan như: thớt, dao, xoong, chảo, nồi, bát đũa inox,... bị thay đổi màu sắc do bị oxi hóa hoặc ngả vàng không thể đánh sạch.

Nước nhiễm phèn sẽ khiến đồ dùng có tiếp xúc với nước bị hoen rỉ vì chứa nhiều muối kim loại như nhôm, mangan và sắt 

Nước nhiễm phèn sẽ khiến đồ dùng có tiếp xúc với nước bị hoen rỉ vì chứa nhiều muối kim loại như nhôm, mangan và sắt

3.3 Quần áo bị đổi màu

Quần áo được giặt trong nước phèn sẽ bị thay đổi màu sắc. Nguyên do vì nguyên tử sắt có trong nước nhiễm phèn sẽ lắng đọng và các thớ vải trên áo. Chúng đóng cặn và bám lại trên vải, khiến vải dễ bạc màu và thô sần hơn. 

Khi bạn dùng nước phèn giặt quần áo sẽ thấy xuất hiện những vết nâu đỏ, vàng gạch. Quần áo sẽ bị ngả vàng đi kèm với mùi tanh. Nếu sử dụng để giặt quần áo trong thời gian dài, vải không chỉ bị xỉn màu mà còn dễ bị mục rách, hỏng. 

4. 6 Tác hại của nước nhiễm phèn là gì?

Nếu chỉ ảnh hưởng nhỏ tới sinh hoạt và cây trồng thì có lẽ nước nhiễm phèn đã không được cảnh báo tới người dân nhiều đến thế. Chúng còn gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe con người. Dưới đây là 6 tác hại của nước nhiễm phèn tới sức khỏe của mỗi người nếu sử dụng trong thời gian dài. 

4.1 Gây bệnh Viêm gan A

Nước nhiễm phèn có lẫn rất nhiều tạp chất và tiềm ẩn những virus gây ra bệnh Viêm gan A. Bệnh nhân sẽ mắc bệnh khi sử dụng nước này để nấu ăn và uống nước hàng ngày. Biểu hiện của bệnh ban đầu gồm có: vàng da, sốt, buồn nôn, tiêu chảy,...

Vàng da là biểu hiện của bệnh viêm gan A

Vàng da là biểu hiện của bệnh viêm gan A

4.2 Gây bệnh Thương hàn

Bệnh thương hàn có thời gian ủ bệnh khá lâu, khi bệnh có biểu hiện rõ ràng thường đã khá nặng, cần chạy chữa tốn nhiều thời gian. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh không biểu hiện rõ. Khi đến giai đoạn khởi phát, bệnh thương hàn có những triệu chứng như: đau đầu, đau bụng, sốt, phát ban,...

Nước nhiễm phèn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thương hàn. Hàm lượng sắt lớn trong nước trở thành vật chủ cho vi khuẩn thương hàn ký sinh và phát triển trong người nạn nhân. 

4.3 Gây bệnh Kiết lỵ

Người dùng nước phèn có nguy cơ cao bị bệnh kiết lỵ vì sunfat có trong nước. Khi sử dụng nước này để ăn uống hằng ngày sẽ tạo ra vi khuẩn kiết lỵ. Biểu hiện của bệnh gồm có: đau bụng, tiêu chảy, co rút vùng bụng, chán ăn, đầy hơi chướng bụng, sốt cao,... Trong một vài trường hợp nếu bệnh nhân bị dị ứng với sắt còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như: nôn mửa, khó tiêu, chán ăn,...

Người dùng nước phèn có nguy cơ cao bị bệnh kiết lỵ vì sunfat có trong nước

Người dùng nước phèn có nguy cơ cao bị bệnh kiết lỵ vì sunfat có trong nước

4.4 Gây dịch bệnh tả

Dịch bệnh tả có thể phát triển trong môi trường nước ô nhiễm và nước nhiễm phèn là một nơi lý tưởng. Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả sẽ tấn công những người có sức đề kháng kém. 

Biểu hiện rõ ràng nhất khi mắc dịch tả là: tiêu chảy liên tục, buồn nôn, cơ thể bị mất nước, đau bụng và sốt,... Đặc biệt bệnh tả là một loại bệnh có khả năng lây truyền thành dịch bệnh và đe dọa tính mạng của người bệnh. 

4.5 Viêm da và tróc da

Độ pH trong nước phèn bị vượt mức cho phép là lý do gây ra những bệnh ngoài da nguy hiểm. Bên cạnh việc bị viêm da, tróc da, nước phèn khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, mắt, miệng sẽ gây thay đổi tính chất các bộ phận. 

Nước phèn có nguy cơ chứa thạch tín (asen) - một chất rất nguy hiểm cho con người, tăng khả năng mắc ung thư da với người dùng. Biểu hiện dễ nhận biết và có thể quan sát bằng mắt thường ở bệnh nhân gồm: Da nhạy cảm quá mức, dễ viêm và bị dị ứng, bị bong tróc da, nổi mẩn. Tóc người bệnh bị khô, dễ rụng. Miệng hay bị nhiệt, răng lợi hay viêm và ngả vàng. 

Độ pH trong nước phèn bị vượt mức cho phép là lý do gây ra những bệnh ngoài da nguy hiểm

Độ pH trong nước phèn bị vượt mức cho phép là lý do gây ra những bệnh ngoài da nguy hiểm

4.6 Nguyên nhân gây ung thư

Nước nhiễm phèn và nước giếng khoan là hai thứ chứa nhiều tạp chất độc hại và kim loại nặng bao gồm:

  • Thạch tín (asen): Tăng nguy cơ ung thư phổi hoặc ung thư da

  • Thủy ngân: Khiến rối loạn hệ thần kinh trung ương 

  • Nitrat: Là loại bazo nguy hiểm cho con người, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

  • Sunfat: Tác nhân của các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như tiêu chảy và kiết lỵ

Bệnh ung thư có nhiều chủng và không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi bước vào giai đoạn phát bệnh thường khó có thể can thiệp cứu chữa kịp thời. Vì vậy nếu bạn có bất kỳ các biểu hiện nào như thay đổi màu da, có các cơn đau bất thường, vết thâm tím bất thường thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra và phát hiện kịp thời. 

5. Tìm hiểu cách khắc phục nước nhiễm phèn đơn giản

Các gia đình có thể tham khảo các cách đơn giản sau đây để khắc phục tình trạng nước nhiễm phèn:

Sử dụng tro bếp

Tro bếp có thể áp dụng với nước bị nhiễm phèn độ nhẹ. Tro bếp có chất K2CO3 là thành phần chính, khi gặp hạt sắt trong phèn sẽ tạo ra các phản ứng hóa học, kết tủa và lắng xuống đáy. Nước nhiễm phèn khi lọc với tro bếp sẽ loại bỏ được các hợp chất sắt không tan. Nhưng nếu nước nhiễm sắt nặng thì tro bếp không thể lọc được hoàn toàn. 

Bạn hãy cho 5g - 10g tro bếp vào chậu nước bị nhiễm phèn, để khoảng 15-20p cho tạp chất sắt lắng xuống. Sau đó bạn dùng màng lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn. 

Tro bếp có thể áp dụng với nước bị nhiễm phèn độ nhẹ

Tro bếp có thể áp dụng với nước bị nhiễm phèn độ nhẹ

Sử dụng phèn chua 

Phèn chua được tạo bởi chất chính là phèn nhôm (kết hợp bởi nhôm và muối sunfat kép của kali). Khi hòa phèn chua vào nước nhiễm phèn, chúng tạo ra phản ứng kết tủa không tan. Từ đó phèn sẽ được lọc ra khỏi nước. Cách này áp dụng với nước nhiễm phèn mức độ trung bình. 

Thực hiệu lọc nước bằng phèn chua bằng cách hòa tan nước vào một gáo nước (liều lượng là 50g/1m3 nước). Sau đó đổ gáo nước đã hòa tan phèn chua vào nơi chứa nước phèn. Sau khi khuấy đều và để yên trong 30 phút, bạn sẽ thấy cặn tạp chất lắng xuống đáy. Sau khi lắng hết cặn thì lọc lấy nước sạch để sử dụng. 

Khi hòa phèn chua vào nước nhiễm phèn, chúng tạo ra phản ứng kết tủa không tan. Từ đó phèn sẽ được lọc ra khỏi nước

Khi hòa phèn chua vào nước nhiễm phèn, chúng tạo ra phản ứng kết tủa không tan. Từ đó phèn sẽ được lọc ra khỏi nước

Dùng vôi lọc nước phèn

Nếu nước phèn có nồng độ Amoni và các chất vô cơ, hữu cơ lớn thì sử dụng vôi lọc là lựa chọn được ưa chuộng. Vôi khử phèn bằng nguyên lý làm kết tủa những kim loại nặng, đồng thời nâng độ pH của nước. 

Bạn hãy chuẩn bị vôi, cho vào nước nhiễm phèn sau đó khuấy đều và để yên trong 25-30 phút. Khi thấy đáy chậu nước có các cặn rắn không tan, dùng rây lọc lấy nước sạch bên trên để sử dụng. 

Vôi khử phèn bằng nguyên lý làm kết tủa những kim loại nặng, đồng thời nâng độ pH của nước
Vôi khử phèn bằng nguyên lý làm kết tủa những kim loại nặng, đồng thời nâng độ pH của nước

Dùng giàn mưa và bể lọc đơn giản

Giàn mưa và bể lọc nước phèn được thiết kế với nguyên lý hoạt động từ phương pháp hóa học và cơ học. Trong hồ lọc sẽ rải 3 lớp: than hoạt tính, cát, đá sỏi. Giàn mưa đơn giản sẽ cấp oxy làm oxi hóa Fe(II) trở thành Fe(III), từ đó biến chất này từ dạng hòa tan trở thành dạng kết tủa. Bồn lọc 3 lớp trong bể giúp giữ lại phần phèn đã kết tủa.  Nước phía trên bề mặt là nước sạch. 

Giàn mưa và bể lọc nước phèn được thiết kế với nguyên lý hoạt động từ phương pháp hóa học và cơ học.

Giàn mưa và bể lọc nước phèn được thiết kế với nguyên lý hoạt động từ phương pháp hóa học và cơ học.

Dùng hệ thống máy lọc nước nhiễm phèn

Phương pháp dùng máy lọc nước để xử lý tình trạng nước nhiễm phèn được phát minh và áp dụng phổ biến thời gian gần đây vì sự chúng tự động và tối ưu so với các phương pháp thủ công khác. 

Hệ thống lọc nước hiện nay sử dụng công nghệ tiên tiến, phát hiện và lọc tối đa các tạp chất trong nước phèn. Thời gian lọc nước cũng nhanh hơn, khối lượng nước được xử lý nhiều. Máy có thể chạy liên tục, đảm bảo nhu cầu sử dụng lớn. 

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi Nước nhiễm phèn là gì?, đồng thời Đông Á gửi đến bạn những giải pháp khắc phục nước phèn hiệu quả và đơn giản nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các loại hóa chất khác, hãy truy cập vào website Đông Á để biết thêm thông tin nhé. 

 

Bình luận, Hỏi đáp