Kali Clorua là gì và những ứng dụng nổi bật trong cuộc sống

03:10 | 31/10/2023

Tác giả:

Kali Clorua đang được ứng dụng khá phổ biến đối với cuộc sống con người hiện đại. Vậy, thực chất Kali Clorua là gì, tính chất, phương pháp sản xuất cũng như vai trò cụ thể của loại hóa chất này đối với các ngành nghề hiện nay có gì cần lưu ý? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu để đưa ra đánh giá chính xác nhất cho những câu hỏi trên.

1. Muối Kali Clorua là gì?

 Muối Kali Clorua là gì?

Muối Kali Clorua là gì?

Kali Clorua là một loại muối kali kết hợp với ion clorua thường xuất hiện ở dạng tinh thể rắn, màu trắng, không màu và không mùi. Công thức hóa học của Kali Clorua là KCl. Đặc biệt, hóa chất này dễ dàng tan trong nước và có vị tương tự như muối ăn.

Muối Kali Clorua xuất hiện trong thiên nhiên dưới dạng khoáng vật sylvit hay có thể là dạng kết hợp giữa khoáng vật này với Natri Clorua. Hiện nay, hóa chất kcl có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là ở lĩnh vực phân bón. Loại muối này thường được sử dụng để sản xuất ra phân bón Kali rất tốt đối với nhiều loại cây trồng.

Một trong những phản ứng hóa học ấn tượng của KCl chính tạo ra sự kết tủa. Thông qua một số phản ứng cùng với màu sắc của chất kết tủa để hình thành nên những anion và cation trong muối. Lúc này, các chất kết tủa khác nhau phụ thuộc vào sắc tố và trạng thái oxy hóa trong quá trình phản ứng được tạo ra. 

Người ta thường sử dụng phản ứng kết tủa nhằm loại bỏ muối ra khỏi nước và cô lập những sản phẩm, chuẩn bị sắc tố cần thiết trong điều kiện môi trường được tạo ra hoàn hảo.

Ngoài ra, khi nhắc đến tính chất vật lý đặc trưng của Kali Cloura, chúng ta không thể bỏ qua những điểm cơ bản sau đây:

  • Tinh thể màu trắng, không mùi, vị mặn và hoàn toàn không độc.

  • Khối lượng riêng 1.984 g/cm3

  • Khối lượng mol 74.551 g/mol

  • Khối lượng nóng chảy 770 độ C

2. Cách sản xuất Kali Clorua

Cách sản xuất Kali Clorua

Cách sản xuất Kali Clorua

Cách chiết xuất Kali Clorua được thực hiện theo quy trình tương tự như cách tạo ra một số loại muối biển mà chúng ta thường thấy. Các khoáng chất sẽ được nghiền nát, hòa tan ở trong nước nóng. Tiếp theo, chúng sẽ được làm mát với tốc độ chậm cho đến khi thật nguội đi và tạo ra muối hòa tan kết tinh tại nhiệt độ thích hợp. Hỗn hợp muối này sẽ được loại bỏ khỏi dung dịch sau khi tinh chế.

Hiện nay, phần lớn các nguồn để lấy muối Kali Clorua đều xuất xứ từ nước biển vì có số muối hòa tan trong nước với nồng độ lớn. Trong đó, những loại muối quan trọng gồm có: Natri Clorua (hàm lượng 2.3%), Magie Clorua (hàm lượng 0.5%), Natri Sunfat (hàm lượng 0.4%), Canxi Clorua (hàm lượng 0.1%, Kali Clorua (hàm lượng 0.07%).

Khi những khối lớn của nước biển bị khô lại sẽ tạo ra hỗn hợp khoáng chất gồm các loại muối trên. Qua hàng triệu năm thời gian, các mỏ lớn khoáng sản này sẽ dần được chôn vùi dưới đất cho đến khi được con người phát hiện và khai thác.

Chúng ta biết tính chất đặc trưng của Kali Clorua là hòa tan dễ dàng trong nước, đặc biệt là nước nóng. Chính vì vậy, sau khi quá trình kết tinh hoàn thành sẽ khiến các loại muối khác bị loại bỏ.

3. Những ứng dụng của muối Kali Clorua trong cuộc sống

 Những ứng dụng của muối Kali Clorua trong cuộc sống

Những ứng dụng của muối Kali Clorua trong cuộc sống

Trong nhiều năm trở lại, muối Kali Clorua có ứng dụng rất to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Có thể kể ra một số ứng dụng đặc trưng như sau:

  • Ngành sản xuất thực phẩm: Muối Kali Clorua có công dụng như một chất ổn định, hỗ trợ bề mặt thực phẩm được đồng nhất và phân tán đồng đều. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng khi sử dụng quá nhiều NaCl dễ gây ra tình trạng rối loạn trong quá trình chuyển hóa protein. Đó cũng là lý do mà ngày nay nhiều hãng sản xuất và chế biến gia vị hay nước chấm dần chuyển sang sử dụng KCl để thay thế cho NaCl.

  • Ngành sản xuất phân bón: Phân bón Kali Clorua được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Muối Kali Clorua là một trong những nguyên liệu chính cung cấp K để chế tạo loại phân bón này.

  • Ngành sản xuất thạch cao: Kali Clorua được sử dụng để chế tạo vôi Kali, KCl và cao Kali. Đặc biệt, nhờ vào tính chất không bắt lửa của KCl nên hợp chất này được sử dụng để làm nguyên liệu chính cho các loại bình chữa cháy khô.

  • Ngành y dược: Kali Clorua còn được sử dụng để chế tạo thuốc và một số loại thuốc tiêm điều trị căn bệnh thiếu Kali máu.

  • Ngành nhiếp ảnh, dược phẩm: Kali Clorua đóng vai trò quan trọng khi cần chế tạo một số hợp chất quan trọng như là: Sunfat, cacbonat, hydroxit, natri, chlorate,...

  • Ngành hóa học: KCl là nguyên liệu cần thiết dùng để sản xuất hóa chất KOH, Kali kim loại.

4. Lưu ý khi sử dụng hóa chất KCl

Lưu ý khi sử dụng hóa chất KCl

Lưu ý khi sử dụng hóa chất KCl

Trên thực tế, phân bón KCl có ứng dụng rất lớn đối với ngành nông nghiệp. Một điểm cần chú về số lượng phân bón khi sử dụng và thời gian đối với từng giống cây khác nhau sẽ có sự khác biệt, chẳng hạn như:

  • Đối với cây ăn trái và cây công nghiệp: Bón phân Kali Clorua 50kg/ha/vụ và bón thúc từ 50 đến 150 kg/lần vào thời điểm trước và sau thời điểm ra hoa.

  • Đối với cây công nghiệp, cây ăn trái: Bón phân Kali Clorua từ 0.15 đến 0.2 kg/cây/lần và bón 4 lần/năm. Thời điểm bón phân tốt nhất là lúc cây ra hoa, đậu trái và sau thu hoạch.

Ngoài ra, vai trò của Kali Clorua trong nuôi trồng thủy sản của rất lớn. Ví dụ như trong quá trình nuôi tôm cần phải định kỳ bón phân từ 1 đến 2kg/1000m3 nước và 7 ngày 1 lần.

Một điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng Kali Clorua chính là thường được dùng kết hợp với N và P. Tuy nhiên, trong 3 loại này, Kali Clorua cung cấp lượng Kali lớn nhất cho cây trồng. 

Ngoài ra, chúng ta cần biết rằng thực vật khi được cung cấp đầy đủ phân Kali Clorua sẽ tăng cường được sự sống, hạn chế quá trình bị bệnh, chết khi gặp thời tiết khắc nghiệt. Nhờ đó, cây trồng sẽ tăng cường được khả năng kháng bệnh từ côn trùng và một số loài sâu bệnh thường gặp.

Thông thường, người trồng cây sẽ rải KCl trên bề mặt đất. Khi đó, K+ sẽ giữ lại ở bề mặt phía trên, Cl- sẽ chuyển xuống dưới theo dòng nước tưới.

Có thể nói, sau khi đã tìm hiểu một cách chi tiết Kali Clorua là gì cũng như những tính chất đặc trưng, chúng ta đã hiểu rõ được những lợi ích thực tế mà loại muối này đem lại cho nhiều ngành nghề hiện đại. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Đông Á chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của loại muối đang được sử dụng ngày càng phổ biến này.







 

Bình luận, Hỏi đáp