Ethylene glycol là gì? Ethylene glycol có độc không?

09:55 | 31/10/2023

Tác giả: Phan Tử Châu

Ethylene glycol là một trong những hợp chất hóa học tuy không phổ biến lắm. Nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống và nghiên cứu. Vậy ethylene glycol là gì? Loại hoá chất này có độc không và những tác hại mà hợp chất này gây ra cho con người? Hãy cùng Đông Á đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết ngay dưới đây nhé!

Ethylene glycol là gì?

Định nghĩa về hợp chất Ethylene glycol là gì?

Định nghĩa về hợp chất Ethylene glycol là gì?

Ethylene glycol có danh pháp IUPAC là ethane-1,2-diol. Hay một số tên gọi thông dụng khác là 1,2-ethanediol, rượu ethylene, axit hypodicarbonous, 1,2-dihydroxyethane, …

Ethylene glycol là một hợp chất hữu cơ với tính chất lỏng dạng siro không màu, không mùi, có vị ngọt. Hợp chất này có công thức hóa học (CH2OH)2 hoặc C2H6O2

Ethylene glycol có thể tồn tại trong khí quyển dưới dạng hơi nước và thường được dùng cho hai mục đích. Thứ nhất là làm nguyên liệu thô để sản xuất sợi polyester và thứ hai là làm các chất chống ăn mòn.

Ethylene glycol có những tính chất đặc trưng nào?

Thông qua tính chất cơ bản về vật lý và hóa học, người ta có thể đánh giá tính linh hoạt của hợp chất. Cùng với đó là tính ứng dụng phù hợp với tính chất của hóa chất. 

Tính chất vật lý

Trong điều kiện thường, Ethylene glycol tồn tại ở dạng lỏng không màu, không mùi và có khả năng bay hơi tốt. Ethylene glycol tan vô hạn trong nước và trong hầu hết các dung môi hữu cơ khác. 

Mật độ phân tử của Ethylene glycol là 1,1132 g/cm3, điểm nóng chảy là −12,9 °C (260,2 K; 8,8 °F). Nhiệt độ sôi là 197,3 °C (470,4 K; 387,1 °F), áp suất hơi 0,06 mmHg (20 °C) và độ nhớt là 1,61 × 10−2 N*s / m2

Tính chất hóa học

Hợp chất hóa học của ethylene glycol chứa các nguyên tố gốc -OH và tính chất cơ bản là rượu. Vậy nên tính chất hóa học của ethylene glycol sẽ có các phản ứng cơ bản của một ancol như: phản ứng với kim loại, đồng II Hydroxide để tạo thành phức chất hoặc este hóa, thường sẽ khử nước bằng phản ứng oxy hóa..

Quy trình sản xuất Ethylene glycol có thể bạn chưa biết

Quy trình sản xuất Ethylene glycol có thể bạn chưa biết

Quy trình sản xuất Ethylene glycol có thể bạn chưa biết

Để sản xuất Ethylene glycol, người ta áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ thuộc theo từng nguyên liệu đầu vào và yêu cầu cho sản phẩm đầu ra. Theo đó ta có các phương pháp như sau:

  • Phương pháp 1: Ethylene glycol được sản xuất từ ethylene

Ethylene glycol được sản xuất từ ​​ethylene thông qua etylen oxit trung gian. Etylen oxit phản ứng với nước tạo thành ethylene glycol với xúc tác axit, bazơ hoặc có thể xảy ra ở pH trung tính ở nhiệt độ cao: C2H4O + H2O → HO-CH2CH2-OH

  • Phương pháp 2: Ethylene glycol sản xuất từ ​​carbon monoxide

Ethylene glycol được sản xuất từ ​​carbon monoxide ở những nước có trữ lượng than lớn. Các quốc gia có nhu cầu lớn đối với hoá chất khí đốt tổng hợp như Trung Quốc. Quá trình cacbonyl hóa oxy hóa metanol bằng dimethyl oxalate cung cấp một phương pháp đầy hứa hẹn. 

Để sản xuất ethylene glycol ở dạng ethylene glycol C1. Dimethyl oxalate có thể được chuyển đổi thành ethylene glycol với hiệu suất cao (94,7%) bằng cách hydro hóa với chất xúc tác đồng.

Một số ứng dụng nổi bật của Ethylene glycol

Một số ứng dụng nổi bật của Ethylene glycol

Một số ứng dụng nổi bật của Ethylene glycol

Như đã nói, Ethylene glycol được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy thì hãy tham khảo cụ thể đó là những ứng dụng mà hợp chất mang đến như:

Ethylene glycol làm dung môi

Ứng dụng phổ biến nhất của Ethylene glycol có thể dùng làm dung môi, trong đó quan trọng nhất là:

  • Việc được sử dụng trong các chất kháng đông chiếm tỉ trọng rất cao lên đến 50%

  • Nguyên liệu thô để sản xuất polyester như polyethylene terephthalate (PET) chiếm tỉ lệ 40%

Ethylene glycol làm chất truyền nhiệt

Hợp chất này còn được coi là môi trường truyền nhiệt cực kỳ hiệu quả. Chẳng hạn như được sử dụng làm chất làm lạnh và chất truyền nhiệt. Ethylene glycol được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô để truyền nhiệt đối lưu và làm mát bằng chất lỏng. 

Ethylene Glycol cũng thường được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí. Khi đặt máy làm lạnh hoặc điều hòa không khí ngoài trời hoặc trong các hệ thống phải làm mát dưới nhiệt độ đóng băng của nước.

Trong hệ thống sưởi ấm/làm mát địa nhiệt, ethylene glycol là chất lỏng truyền nhiệt thông qua việc sử dụng bơm nhiệt địa nhiệt..

Ethylene glycol dùng làm chất chống đông, chống ăn mòn

Ethylene glycol có khả năng phá vỡ liên kết hidro khi hòa tan trong nước. Hợp chất này ở dạng tinh khiết, nguyên chất có thể đóng băng ở khoảng -12°C (10,4°F). Nhưng khi trộn với nước, hỗn hợp không dễ dàng kết tinh và do đó hợp chất không còn bị đóng băng ở điểm -12°C nữa. Cụ thể, hỗn hợp gồm 60% ethylene glycol và 40% nước đóng băng ở -45°C (-49°F).

Khả năng chống ăn mòn của ethylene glycol đã khiến nó trở thành một thành phần của hỗn hợp đông lạnh. Vậy nên trong phòng nghiên cứu, hợp chất được dùng để bảo quản các mô và cơ quan sinh học ở nhiệt độ thấp.

Ethylene glycol được sử dụng làm hợp chất tiền chất cho polymer

Trong ngành nhựa, ethylene glycol là tiền chất quan trọng của sợi polyester và nhựa. Polyethylene terephthalate, dùng để làm chai nhựa đựng nước giải khát, được làm từ ethylene glycol..

Hợp chất dùng để sản xuất chất khử nước

Ethylene glycol cũng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp khí tự nhiên. Để loại bỏ hơi nước khỏi khí tự nhiên trước khi xử lý tiếp theo cách tương tự như triethylene glycol (TEG).

Ethylene glycol có vai trò là chất làm khô

Do điểm sôi cao và ái lực với nước, ethylene glycol là một chất làm khô hữu ích.. Ethylene glycol được sử dụng rộng rãi để ức chế sự hình thành các clathrate khí tự nhiên (hydrat). Trong các đường ống dài, nhiều dải vận chuyển khí tự nhiên từ các mỏ khí ở xa đến các cơ sở xử lý khí.

Ngộ độc ethylene glycol là gì?

Ngộ độc ethylene glycol là gì?

Ngộ độc ethylene glycol là gì?

Ngộ độc ethylene glycol là ngộ độc do vô tình hoặc cố ý nuốt phải ethylene glycol. Như đã đề cập ở trên, ethylene glycol là chất lỏng có vị ngọt, không màu, không mùi thường thấy trong chất chống đông. Khi bị ngộ độc, cơ thể chúng ta sẽ phân hủy chất này và phân tách thành axit glycolic và axit oxalic, gây ra phần lớn tình trạng nhiễm độc.

Chẩn đoán có thể phát hiện được thông qua việc nhìn thấy tinh thể canxi oxalat trong nước tiểu. Hoặc khi có dấu hiệu nhiễm toan do thay đổi nồng độ thẩm thấu trong máu. Chẩn đoán có thể được xác định bằng cách kiểm tra hàm lượng ethylene glycol trong máu. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện không có chức năng làm xét nghiệm này.

Ethylene glycol ảnh hưởng đến cơ thể con người thế nào?

Tiếp xúc với một lượng nhỏ ethylene glycol có thể gây buồn nôn, nôn, suy nhược, tiểu ra máu, … Hoặc không có nước tiểu, thở nhanh, hạ thân nhiệt, liệt mặt, chóng mặt, môi và móng tay xanh, huyết áp thấp hoặc cao, nhịp tim nhanh, nhức đầu, nói lắp, ...  mất phương hướng, cảm giác say rượu và kích ứng da, mắt, mũi và họng, ...

Các triệu chứng ngộ độc ethylene glycol bao gồm 2 giai đoạn: Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc hợp chất ethylene glycol bao gồm nhiễm độc, nôn mửa và đau bụng. 

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm suy giảm mức độ nhận thức, đau đầu và co giật, . .. Kết quả nghiêm trọng hơn bao gồm suy thận và tổn thương não. Nghiêm trọng hơn nữa có thể gây tử vong nếu sau khi sử dụng với chỉ một lượng nhỏ.

Cách xử lý nếu bị ngộ độc ethylene glycol

Nếu phát hiện kịp thời và được chữa trị nhanh chóng giúp tăng khả năng sống cũng như có tiên lượng tốt. Điều trị bao gồm việc ổn định bệnh nhân, sau đó là sử dụng thuốc giải độc. Thuốc giải độc được ưu tiên là fomepizole, nếu không có sẵn có thể sử dụng ethanol.

Thẩm tách máu cũng có thể được sử dụng ở những khu vực có tổn thương nặng hoặc mức nhiễm toan cao. Ngoài ra, các phương pháp bổ sung kali cũng có thể bao gồm natri bicarbonate, thiamine và magiê.

Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hợp chất Ethylene glycol là gì? Cùng với đó là lời giải đáp cho những câu hỏi liên quan xoay quanh hợp chất này. Đừng quên follow Hóa chất Đông Á để cập nhật thêm nhiều hóa chất độc hại và cách phòng ngừa nhé!



 

Bình luận, Hỏi đáp