Độ pH là gì? Độ pH của nước là bao nhiêu?

03:02 | 23/11/2023

Tác giả:

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới từ “độ pH” hay “thang đo pH” khi muốn xác định tính axit, tính bazơ của một dung dịch. Vậy độ pH là gì? Độ pH ảnh hưởng gì tới cuộc sống? Và độ pH của nước uống là bao nhiêu? Cùng Đông Á tìm hiểu trong bài viết này nhé

1. Độ pH là gì?

Độ pH là thước đo độ kiêm hoặc độ axit của các chất có thể tan trong nước. Từ “pH” là viết tắt của thuật ngữ tiếng Latin: “pondus hydrogenii” (độ hoạt động của hydro) và cụm từ tiếng Anh “power of hydrogen”. Giá trị pH được đo đếm theo thang điểm từ 0 đến 14 điểm, trong đó 7 điểm là trung bình. Các giá trị dưới mức 7 điểm cho thấy độ axit cao, 0 là độ axit mạnh nhất. Các giá trị trên 7 điểm cho thấy độ kiềm cao, 14 là độ kiềm cao nhất

Độ pH là thước đo độ kiêm hoặc độ axit của các chất có thể tan trong nước

Độ pH là thước đo độ kiêm hoặc độ axit của các chất có thể tan trong nước

Theo thang điểm này, độ pH của nước là logarit theo lũy thừa 10. Mỗi một giá trị gia tăng có nghĩa là tăng gấp 10 lần về độ kiềm hoặc độ axit. Ví dụ, sữa có giá trị pH ở mức 6, axit gấp 10 lần nước lọc có độ pH là 7 điểm. Cà phê có tính axit cao gấp 10 lần so sánh với sữa và có axit gấp 100 lần nếu so với nước

Bên cạnh đó, độ pH của máu là 8 điểm, có tính kiềm hơn 10 lần so với nước tinh khiết và lòng trắng trứng gà có độ kiềm gấp 10 lần so sánh với màu, độ kiềm hơn 100 lần nếu so với nước thường. 

Nước luôn chứa các axit hòa tan và muối. Do đó giá trị pH của nước sẽ luôn nhiều hoặc ít hơn, xấp xỉ 7 điểm. Các chất muối hòa tan này mang lại cho nước một hương vị nhẹ đặc trưng so với nước cất. 

2. Thang đo độ pH là gì?

Người ta phân loại nước theo độ pH theo 3 mức độ: Nước có tính axit, nước tinh khiết và nước kiềm

  • Nước có tính axit có độ pH dưới mức 7. Một vài dung dịch có tính axit nhất định thì độ pH bằng 0. Axit trong các bình ắc quy thuộc loại này

  • Nước tinh khiết có độ pH cân bằng trong mức 7, được coi là trung tính. Nước tinh khiết không có tính axit và tính kiềm

  • Nước kiềm (bazơ) có độ pH từ 8 điểm trở lên. Các chất kiềm nhất định, tiêu biểu là dung dịch kiềm có độ pH lên tới 14. 

3. Độ pH của nước uống ở mức nào?

Độ pH ảnh hưởng tới mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt trong nước uống vì nó liên quan tới sức khỏe con người. Theo khuyến cáo của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, nước uống gia đình nên có độ pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 8,5 để đảm bảo sức khỏe. 

Độ pH ảnh hưởng tới mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt trong nước uống vì nó liên quan tới sức khỏe con người

Độ pH ảnh hưởng tới mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt trong nước uống vì nó liên quan tới sức khỏe con người

3.1 Lợi ích của việc theo dõi độ pH của nước 

Biết được giá trị pH của nước uống là điều rất quan trọng. Cơ thể con người có khoảng 70% là nước. Ví dụ một người trưởng thành nặng 81kg thì có tới 48kg nước trong người. Mà giá trị pH của máu phải luôn nằm trong khoảng 7,34 đến 7,35 điểm. Tức là nếu vượt quá mức này thì các bệnh lý trong cơ thể sẽ có cơ hội để phát triển. 

Việc biết độ pH trong nước cũng thúc đẩy để bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đây là mức tối thiểu cho các hoạt động bình thường của cơ thể người. Khi thời tiết nóng, có thể số nước cần uống sẽ lên tới 3 lít nước. Một lít nước tương đương 1kg, và 1kg này là thành phần quan trọng cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày của bạn.

Vì vậy, độ pH của nước là quan trọng nhất trong tất cả các loại thực phẩm, nước uống nào. 

3.2 Độ pH của nước an toàn mang ý nghĩa gì?

Độ pH của nước uống thường không cố định mà có thể thay đổi tùy vào thời tiết từng vùng, quá trình hình thành và hoạt động của con người tác động vào. Nước có độ pH quá thấp hoặc quá cao là biểu hiện của ô nhiễm nguồn nước hoặc nhiễm các kim loại nặng có hại

Cụ thể nước uống nhiễm kiềm mang mùi vị khó chịu, dễ làm hỏng đường ống nước và các thiết bị chứa nước, dẫn nước khác. Nước nặng tính axit với độ pH thấp hơn 6,5 có nhiều nguy cơ bị nhiễm những loại hóa chất rất độc hại, gây ra bệnh tật với người sử dụng. Chúng cũng làm hòa tan các ống kim loại.

Độ pH của nước uống nên được kiểm tra thường xuyên

Độ pH của nước uống nên được kiểm tra thường xuyên

Nhiều nhà cung cấp nước tại các thành phố lớn có quy trình kiểm tra, giám sát mức độ pH của nước để theo dõi mật độ tạp chất trong nước thường xuyên. Khi có biểu hiện các chất gây ô nhiễm xuất hiện nhiều, các công ty nước sẽ có những phương án xử lý để đảm bảo an toàn. 

4. Những cách xác định độ pH của nước

Hiện nay trên thị trường có nhiều công cụ xác định nồng độ pH của nước. Ở đây Đông Á xin giới thiệu bạn đọc một vài cách xác định độ pH tại nhà dễ áp dụng.

4.1 Sử dụng quỳ tím

Sử dụng quỳ tím để xác định độ pH trong dung dịch là cách thông dụng từ lâu. Nếu giấy quỳ tím chuyển dần từ màu tím sang màu đỏ tức là nước có nhiều tính axit. Ngược lại nếu giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu xanh thì nước có nhiều tính kiềm

  • Ưu điểm: Dùng quỳ tím là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng mà chi phí không cao. Cách làm này đã được ứng dụng rộng rãi trong các trường học, phòng thí nghiệm,... Kết quả về độ pH được trả về nhanh chóng, dễ dàng. Bạn cũng không cần nhiều kiến thức chuyên ngành mới có thể dùng quỳ tím

  • Khuyết điểm: Bạn khó biết chính xác chỉ số pH cụ thể của nước là ở mức bao nhiêu điểm. Bạn chỉ có thể áng chừng số độ pH thông qua màu sắc, độ đậm nhạt của quỳ tím. 

Quỳ tím là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng mà chi phí không cao

Quỳ tím là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng mà chi phí không cao

4.2 Dùng bút đo pH

Bút đo pH là dụng cụ đo đang được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Trên thị trường có hai loại bút chính

  • Bút đo pH nước: Đây là loại bút chuyên đo độ pH của các dung dịch. Bạn nhúng đầu bút vào nước hoặc dung dịch cần đo, để một ít phút bút sẽ trả về kết quả của độ pH chính xác. Ngoài nước, bút thường được dùng để đo mức độ kiềm trong dung dịch công nghiệp.

  • Bút đo pH đất: Bút này giúp xác định chính xác từng loại đất, giúp người dùng đưa ra quyết định nên trồng loại cây nào phù hợp với đất, hoặc nên sử dụng phân bón, dưỡng chất gì thêm cho đất trồng cây. 

Nếu gia đình bạn sử dụng để đo độ pH trong nước, hãy dùng loại bút đầu tiên nhé. Bút đo pH có ưu điểm dễ bảo quản, cất giữ và di chuyển bất kỳ đâu. Khả năng trả về các chỉ số pH nhanh chóng, gần như là ngay lập tức. Tuy nhiên khuyết điểm của bút này là chỉ số độ pH đo được không chuẩn tuyệt đối mà chỉ tương đối thôi. 

Bút đo pH có khả năng trả về các chỉ số pH nhanh chóng, gần như là ngay lập tức

Bút đo pH có khả năng trả về các chỉ số pH nhanh chóng, gần như là ngay lập tức

4.3 Sử dụng máy đo độ pH để bàn

Máy đo độ pH để bàn là một trong những dụng cụ đo độ pH chính xác nhất hiện nay trên thị trường. Kết quả máy đo để bàn trả về lên đến 2 số thập phân so với các dụng cụ khác chỉ trả về kết quả một số thập phân như thông thường. 

Máy có ưu điểm có thể tự động vận hành, hiển thị kết quả ra màn hình. Bên cạnh đó máy có khả năng kết nối và lưu trữ lại kết quả trên máy tính. Nhược điểm là giá thành của máy để bàn khá cao. Nếu bạn chỉ cần đo độ pH trong nước sinh hoạt để dễ dàng có cách điều chỉnh thì nên ưu tiên bút đo độ pH hoặc quỳ tím nhé. 

 

Máy đo độ pH để bàn là một trong những dụng cụ đo độ pH chính xác nhất hiện nay

Máy đo độ pH để bàn là một trong những dụng cụ đo độ pH chính xác nhất hiện nay

4.4 Cách bảo quản dụng cụ đo độ pH là gì?

Đối với giấy thử quỳ tím, bạn nên bảo quản trong các hộp đựng có sẵn khi mua hoặc hộp kín. Không để quỳ tím tiếp xúc với môi trường ẩm hoặc nơi có nhiệt độ quá khắc nghiệt như nắng gắt. Quỳ tím có hạn sử dụng, bạn hãy nhớ hạn sử dụng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng có trong bao bì sản phẩm nhé. 

Đối với bút đo pH hoặc máy đo để bàn, hãy tháp pin, rút điện khi không sử dụng để tránh nguy cơ rò rỉ, ăn mòn hoặc cháy nổ thiết bị. Không bảo quản thiết bị tại nơi ẩm ướt hoặc có nhiệt độ không khí quá cao. 

Trước khi dùng để đo chỉ số pH của nước, hãy đo thử ở một dung dịch bất kỳ để test thử độ chính xác của chất thử hoặc dụng cụ đo. 

5. Độ pH trong ứng dụng cuộc sống

Bạn có thắc mắc rằng chỉ số pH của các loại thực phẩm trong ăn uống hàng ngày của mình là bao nhiêu, hay cơ thể con người có độ pH thế nào không? Đây là một vài ví dụ về độ pH trong đời sống thường nhật quanh chúng ta:

  • Các loại thịt tươi sống có độ pH thường giao động trong khoảng 5.5 - 6.5. Nếu thịt bạn mua có độ pH <5.3 thì khả năng thịt đó đã bị thiu, hỏng. Không nên tiếp tục sử dụng loại thịt này

  • Da và tóc con người thường có chỉ số pH trong mức 5.5 điểm. Nếu bạn muốn có làn da và mái tóc khỏe mạnh, hãy lựa chọn những loại mỹ phẩm có độ pH <7 để tương thích với làn da. Bạn cũng có thể dùng nước ion axit có độ pH 5.5 xịt lên da để cấp ẩm và khiến da khỏe mạnh hơn

  • Để đánh giá tình trạng sức khỏe, người ta sẽ quan tâm tới nồng độ pH có trong máu. Nồng độ pH vượt quá mức là biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể

Trên đây là những thông tin về độ pH là gì và nồng độ pH trong nước uống sinh hoạt. Hy vọng bạn đọc đã hình dung ra tầm quan trọng của độ pH trong nước với cơ thể, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong sinh hoạt.

 

Bình luận, Hỏi đáp