Độ bám dính là gì? Chi tiết về phương pháp kiểm tra độ bám dính của sơn

07:13 | 08/05/2024

Tác giả: Phan Tử Châu

Độ bám dính tiếng anh là gì? Độ bám dính là gì? Cách kiểm tra độ bám dính của sơn ra sao? Đó là một số câu hỏi điển hình khi nhắc tới thuật ngữ độ bám dính. Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Đông Á. Chúng tôi sẽ giúp các bạn có những câu trả lời chính xác liên quan đến độ bám dính.

Vậy độ bám dính là gì?

Độ bám dính tiếng anh được gọi là "adhesion". Nó chỉ khả năng một chất liệu dính chặt vào một bề mặt khác. Độ bám dính này thường được đo bằng cách đo lực cần thiết để có thể tách chất liệu ra khỏi bề mặt đó.

Trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sản xuất, y học, kỹ thuật vật liệu, độ bám dính có vai trò rất quan trong. Đối với những vật liệu dính như keo, sơn,… độ bám dính chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo được chất lượng và hiệu suất của sản phẩm.

Chi tiết về phương pháp kiểm tra độ bám dính của sơn

Để kiểm tra độ bám dính, sử dụng dao cắt chuyên dụng là phương pháp phổ biến nhất. Loại dao cắt này là dụng cụ được sử dụng để kiểm tra nhanh độ bám dính giữa lớp sơn phủ với bề mặt của vật liệu (chất nền) hoặc giữa các màng sơn phủ.

Một bộ dao cắt sẽ có dao cắt kiểm tra độ bám dính màng sơn khô, chổi lông mềm, kính lúp và băng keo chuyên dụng.

Dụng cụ đo độ bám dính của màng sơn

Dụng cụ đo độ bám dính của màng sơn

Sau khi đã có bộ dao, bạn sẽ thực hiện cách kiểm tra bộ bám dính theo các bước sau đây:

  • Đặt mẫu cần kiểm tra lên một mặt phẳng cứng, lưu ý là tấm mẫu phải không bị biến dạng khi kiểm tra. Đồng thời bề mặt mẫu cần kiểm tra phải bằng phẳng, không dính tạp chất.
  • Kiểm tra lưỡi cắt của dao, nếu lưỡi không đủ sắc thì phải mài hoặc thay lưỡi mới.
  • Tỳ lưỡi dao lên bề mặt của tấm mẫu, sau đó dùng thước kẻ các vết cắt lên màng sơn với tốc độ không đổi. Tất cả các vết cắt phải ăn sâu vào lớp nền của tấm mẫu, đồng thời phải song song và cách nhau một khoảng.
  • Cắt các vết khác theo cách tương tự và những vết này phải vuông góc với các vết cắt cũ để tạo thành một mạng lưới các vết cắt.
  • Dùng chổi mềm quét nhẹ lên tấm mẫu, hướng quét thì dọc theo các vết cắt. Thực hiện quét vài lần về phía trước và vài lần về phía sau.
  • Dùng băng dính chuyên dụng để kéo lớp sơn phủ ra khỏi bề mặt của vật liệu.
  • Sử dụng kính lúp để đối chiếu mẫu với bảng phân tích hình ảnh dưới đây để đánh giá độ bám dính của sơn.

Điểm

Mô tả

Hình vẽ minh họa

1

Vết cắt hoàn toàn nhẵn và không có bất kỳ mảng bong ra nào

Độ bám dính

2

Các màng nhỏ bị bong ra ở những điểm cắt nhau, diện tích bong chiếm không quá 5 % diện tích bề mặt của mạng lưới các vết cắt

3

Các màng bị bong dọc theo các vết cắt với diện tích bị bong từ 5 - 15 % diện tích mạng lưới của các vết cắt

4

Màng bị bong dọc theo các vết cắt hoặc cả màng hình vuông, diện tích bong từ 15 - 30 % diện tích mạng lưới vết cắt

5

Màng bị bong dọc theo các vết cắt theo các mảng rộng hoặc cả màng hình vuông, diện tích bị bong chiếm trên 35 % diện tích mạng lưới

Một số lưu ý khi sử dụng dao cắt để kiểm tra độ bám dính của màng sơn

Khi sử dụng dao cắt chuyên dụng để thực hiện phương pháp kiểm tra độ bám dính của màng sơn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng phương pháp kiểm tra độ bám dính của sơn khô bằng dao cắt đối với những mẫu có độ dày màng sơn lớn hơn 250 mm.
  • Việc kiểm tra phải tiến hành trong điều kiện nhiệt độ là 25oC ± 2oC và độ ẩm tương đối khoảng 70% ± 5% (theo TCVN 5668:1992)
  • Số đường cắt ở mỗi hướng trong mạng lưới tối thiểu là 6 đường. Việc thực hiện kiểm tra mẫu phải ở 3 vị trí khác nhau ở trên mẫu. Nếu kết quả chênh lệch hơn 1 đơn vị thì hãy kiểm tra ở 3 vị trí khác nữa.
  • Số lưỡi dao và khoảng cách giữa các lưỡi dao sẽ tùy theo vào độ dày của lớp sơn phủ cũng như vật liệu của chất nền.

Cách dùng dao để kiểm tra độ bám dính màng sơn khô cụ thể như sau:

  • Đối với nền cứng và độ dày lớp phủ 0 – 60 mm, khoảng cách giữa các lưỡi dao là 1 mm.
  • Đối với nền mềm và độ dày lớp phủ 0 – 60 mm, khoảng cách giữa các lưỡi dao là 2 mm.
  • Đối với cả 2 loại nền (nền cứng và nền mềm), độ dày lớp phủ 61 – 120 mm, khoảng cách giữa các lưỡi dao là 2 mm.
  • Đối với cả 2 loại nền có độ dày lớp phủ 121 – 250 mm, khoảng cách giữa các lưỡi dao là 3 mm.

Vậy là Đông Á đã giúp các bạn trả lời được thắc mắc độ bám dính là gì và chi tiết về phương pháp kiểm tra độ bám dính của sơn. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân, nhất là những người làm trong lĩnh vực sơn phủ này. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang web của Đông Á để không bỏ lỡ bất cứ chia sẻ hữu ích nào bạn nhé.

Bình luận, Hỏi đáp