KH2PO4 là gì?
KH2PO4 là công thức hóa học của hợp chất muối chứa kali và phot phat với tên gọi là monopotassium phosphate. Hợp chất này tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng, không mùi, tan được trong nước nhưng không tan trong ethanol.
Ngoài tên gọi monopotassium phosphate, KH2PO4 còn được gọi với một số cái tên khác như kali đihiđrophotphat, kali photphat, phân MKP, kali photphat monobasic, monopotosphat monophosphate, lân trắng, monopotosphat dihydrogen phosphate.
Cấu trúc phân tử của KH2PO4
Hiện nay, ứng dụng nổi bật của KH2PO4 là dùng để sản xuất phân bón, cụ thể là phân bón ure và amoni phosphate. Ngoài ra, nó còn được dùng trong một số ngành công nghiệp khác nữa.
Tính chất của KH2PO4
Để hiểu rõ hơn về hợp chất KH2PO4, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của hợp chất này. Chi tiết như sau:
Tính chất vật lý
- KH2PO4 là hợp chất tồn tại ở dạng tinh thể rắn hoặc dạng bột, có màu trắng và không mùi. Nó tan được trong nước nhưng ít tan trong ethanol. Độ tan trong nước ở 20 độ C là 22,6 g/100ml còn ở 90 độ C là 83,5 g/100ml.
- Khối lượng mol của kali photphat là 136,086 g/mol.
- Khối lượng riêng của kali photphat là 2,338 g/cm3.
- Điểm nóng chảy của kali photphat là 252,6 độ C (525,8 K; 486,7 độ F).
- Điểm sôi của kali photphat là 400 độ C (673 K; 752 độ F).
- KH2PO4 có thể tồn tại trong một số dạng thù hình cụ thể.
- Trong điều kiện nhiệt độ phòng, kali photphat hình thành các tinh thể thuận điện với hệ tinh thể 4 phương đối xứng.
- Khi được làm mát ở nhiệt độ -150 độ C, nó sẽ biến đổi thành chất sắt điện đối xứng hệ thoi.
- khi nhiệt độ giảm xuống tới -50 độ C, nguyên tử hydro sẽ được thay thế bằng deuteri.
- Khi nung KH2PO4 ở nhiệt độ 190 độ C, nó sẽ thay đổi cấu trúc thành dạng đơn nghiêng.
- Tiếp tục nung nóng hơn nữa, KDP sẽ bị phân hủy do mất nước, tạo thành kali metaphosphat KPO3 ở 400 độ C, tương đương 752 độ F.
Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của kali photphat
- Kali photphat có thể tác dụng với bazo theo phương trình như sau:
KH2PO4 + KOH (loãng) ⟶ H2O + K2HPO4
KH2PO4 + 2KOH (đặc) ⟶ 2H2O + K3PO4
2 KH2PO4 + 3Ba(OH)2 ⟶ 2KOH + Ba3(PO4)2
- Phản ứng với muối
KH2PO4 + 3AgNO3 ⟶ 3KNO3 + Ag3PO4 + 2H3PO4
KH2PO4 + 2K2HPO4 ⟶ K5P3O10 + 2H2O
- KH2PO4 có thể bị phân hủy để tạo thành kali metaphosphat và nước
KH2PO4 ⟶ H2O + KPO3
Cách điều chế kali photphat KH2PO4
Để điều chế kali photphat, chúng ta có thể thực hiện theo một trong những cách sau đây:
K2HPO4 + H3PO4 ⟶ 2 KH2PO4
H3PO4 + KOH ⟶ H2O + KH2PO4
K3PO4 + H2SO4 ⟶ K2SO4 + KH2PO4
K2CO3 + 2H3PO4 ⟶ 2KH2PO4 + H2O + CO2
4H2SO4 + 4KMnO4 + P4 ⟶ 4KH2PO4 + 4MnSO4
Ứng dụng của kali photphat trong thực tế
Kali photphat là một hợp chất có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Trong nông nghiệp
- KH2PO4 là một thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón, nhất là phân bón NPK. Loại phân bón này giúp bổ sung nguồn K và P cho cây, trong đó P2O5 chiếm 52% và K2O chiếm 34%. Lượng K và P này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, nhanh ra hoa và đậu quả. Nhờ đó, hiệu quả trồng trọt được cải thiện đáng kể và người dân sẽ có một vụ mùa bội thu.
Phân bón sản xuất từ KH2PO4 giúp tăng năng suất cây trồng
- Kali photphat được sử dụng để thay thế cho phân bón kali nitrate (KNO3) nhằm bổ sung kali cho cây, đồng thời hạn chế được một số bệnh hại như khô vằn, đạo ôn, ….
- Dùng làm chất đệm hoặc dùng để duy trì nồng độ pH ổn định cho cây trồng.
Trong công nghiệp
- Ứng dụng trong quá trình lên men vi sinh trong sản xuất men bánh mì, bột ngọt.
- Dùng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và dệt nhuộm.
- Là hóa chất dùng để xử lý bề mặt kim loại.
Một số vấn đề cần lưu tâm khi sử dụng và bảo quản KH2PO4
Khi bảo quản kali photphat, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Bảo quản hóa chất ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào và tránh xa các nguồn nhiệt cũng như tầm tay trẻ em.
- Nơi lưu trữ cần tách biệt để tránh gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh trong những trường hợp không may bị rò rỉ, tràn đổ hóa chất.
- Kho chứa phải tránh xa khu dân cư, nguồn nước vì nó có thể lây lan và ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người.
Ngoài ra, khi sử dụng hóa chất KH2PO4, người lao động cần phải mang đầy đủ các trang phục bảo hộ lao động, tránh để hóa chất tiếp xúc với da, mắt, hệ hô hấp và đường tiêu hóa.
Với những chia sẻ của Hóa chất Đông Á trong nội dung nêu trên, các bạn chắc hẳn đã có thêm những kiến thức bổ ích để giải đáp được thắc mắc KH2PO4 là gì và nó có những ứng dụng ra sao trong thực tế. Nếu bạn là người quan tâm đến hóa chất thì đừng quên ghé thăm website của Đông Á thường xuyên bạn nhé.